logo-dich-vu-luattq

Ủy quyền là gì ? Quy định pháp luật về ủy quyền

Do nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội cũng như các nhu cầu cá nhân thiết yếu khác mà ngày càng nhiều giao dịch được thực hiện. Tuy nhiên, các cá nhân, tổ chức nhiều khi không thể tự mình thực hiện các giao dịch này. Để đảm bảo quyền lợi của những người tham gia giao dịch, quan hệ ủy quyền ra đời. Không chỉ vậy, việc ủy quyền còn được áp dụng rộng rãi không chỉ trong quan hệ dân sự, mà còn được áp dụng trong các mối quan hệ khác trong xã hội.

Vậy ủy quyền là gì? Hiện nay cơ chế ủy quyền được thực hiện như thế nào?

Xem thêm: ủy quyền là gì

1. Khái niệm ủy quyền

Ủy quyền được hiểu đơn giản là người có quyền hoặc nghĩa vụ thực hiện một công việc hoặc một giao dịch nhất định không có đủ khả năng để thực hiện công việc hoặc giao dịch đó, vì vậy họ chuyển quyền này cho người khác để người khác thực hiện thay. Việc chuyển quyền này không là mất đi quyền của người đó, và thời gian chuyển quyền phụ thuộc vào thỏa thuận giữa các bên, thông thường là đến khi công việc hoặc giao dịch được hoàn thành.

Ví dụ: Anh A là chủ sở hữu một căn nhà ở huyện X. Do có nhu cầu cần tiền nên anh A muốn bán căn nhà đó. Nhưng anh A lại đang đi công tác ở tỉnh khác và không có thời gian thực hiện giao dịch chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở. Anh A đã nhờ anh B giúp mình thực hiện giao dịch chuyển nhượng này thông qua việc ủy quyền. Việc ủy quyền mang đến cho anh B quyền được bán căn nhà của anh A, nhưng không làm mất đi quyền của anh A với căn nhà.

Dưới góc độ pháp lý, ủy quyền có thể là hành vi pháp lý đơn phương hoặc song phương, tùy thuộc vào ý chí của người ủy quyền và người nhận ủy quyền.

2. Hình thức ủy quyền

Hiện nay, việc ủy quyền được đề cập khá nhiều trong Bộ luật dân sự 2015. Ủy quyền có thể dưới nhiều hình thức (có thể ủy quyền bằng lời nói hoặc ủy quyền bằng văn bản), nhưng hình thức dễ được thừa nhận và phổ biến nhất là ủy quyền bằng văn bản. Văn bản ủy quyền lại có thể chia thành hai loại: Giấy ủy quyền hoặc Hợp đồng ủy quyền.

Như đã đề cập ở trên, ủy quyền có thể là hành vi pháp lý đơn phương hoặc song phương, giấy ủy quyền chính là kết quả của hành vi pháp lý đơn phương, và hợp đồng ủy quyền là kết quả của hành vi pháp lý song phương. Mặc dù trong Bộ luật dân sự năm 2015 hiện nay chỉ có quy định chi tiết về hợp đồng ủy quyền nhưng hình thức giấy ủy quyền vẫn được sử dụng rộng rãi và được công nhận giá trị pháp lý trong thực tế.

Điều 562 Bộ luật dân sự 2015 định nghĩa về hợp đồng ủy quyền như sau:

>&gt Xem thêm: Môi trường là gì ? Vai trò của môi trường là gì ? Quy định pháp luật về bảo vệ môi trường ?

Điều 562. Hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Theo như định nghĩa này, hợp đồng ủy quyền có thể là giao dịch dân sự có đền bù hoặc không có đền bù, điều này phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của pháp luật (nếu có).

3. Hậu quả pháp lý của việc ủy quyền

Việc ủy quyền dù dưới hình thức nào cũng làm phát sinh các quyền và trách nhiệm pháp lý của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Cụ thể như sau:

3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền

Điều 567 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên ủy quyền bao gồm:

– Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc.

– Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền.

– Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.

Như vậy, bên ủy quyền chỉ cần chịu trách nhiệm liên quan trong phạm vi ủy quyền mà mình đã đưa ra trước đó. Trong trường hợp bên nhận ủy quyền thực hiện công việc vượt quá phạm vi ủy quyền, người ủy quyền có thể được loại trừ trách nhiệm trong phần phạm vi vượt quá đó.

>&gt Xem thêm: Phát triển bền vững là gì ? Quy định pháp luật về phát triển bền vững

Ví dụ: ông A ủy quyền cho ông B sử dụng căn nhà của mình và trông coi tài sản trong nhà tại phố X trong thời gian ông A đi công tác, trong đó có một chiếc đồng hồ cổ ông A mượn của bạn. Tuy nhiên, trong thời gian này ông B tự ý mang chiếc đồng hồ này đi chơi và làm hỏng. Ông B có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu chiếc đồng hồ, ông A có thể được loại trừ trách nhiệm.

Quyền của bên ủy quyền được quy định tại Điều 568 Bộ luật dân sự như sau:

– Yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền.

– Yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 565 của Bộ luật này.

3.2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận ủy quyền

Nghĩa vụ của bên được ủy quyền được quy định tại Điều 565 Bộ luật dân sự như sau:

– Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.

– Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.

– Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.

Đọc thêm: Di sản thừa kế

>&gt Xem thêm: Thủ tục xin nghỉ việc theo quy định pháp luật mới năm 2022

– Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.

– Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

– Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều này.

Quyền của bên được ủy quyền được quy định tại Điều 566 Bộ luật dân sự như sau:

– Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền.

– Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.

Ví dụ: Chị A vay anh B số tiền 200 triệu đồng trong thời hạn 3 tháng. Hết 3 tháng chị A vẫn chưa trả được nợ cho anh B, nhưng vì điều kiện khách quan mà anh B không thể trực tiếp yêu cầu chị A trả nợ, nên anh B đã ủy quyền cho anh C thay mặt mình thực hiện quyền của bên cho vay. Anh B và anh C đều có trách nhiệm thông báo cho chị A về việc ủy quyền này.

3.3. Căn cứ chấm dứt việc ủy quyền

Việc ủy quyền có thể chấm dứt theo thỏa thuận, khi công việc ủy quyền đã hoàn thành hoặc người ủy quyền đơn phương chấm dứt việc ủy quyền. Khi người ủy quyền đơn phương chấm dứt việc ủy quyền cần tuân theo quy định sau:

Điều 569. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền

1. Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.

Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.

2. Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.

>&gt Xem thêm: Ủy nhiệm chi là gì ? Quy định pháp luật về ủy nhiệm chi

4. Quy định về việc ủy quyền lại

Trên thực tế, mặc dù đa tồn tại quan hệ ủy quyền nhưng không phải trường hợp nào người được ủy uyền cũng có đủ khả năng để thực hiện công việc được ủy quyền. Do đó, quan hệ ủy quyền lại được hình thành. Vậy Bộ luật dân sự quy định như thế nào về việc ủy quyền lại?

Điều 564. Ủy quyền lại

1. Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây:

a) Có sự đồng ý của bên ủy quyền;

b) Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.

2. Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.

3. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.

Như vậy, căn cứ của việc ủy quyền lại phải xuất phát từ ý chí của người ủy quyền ban đầu hoặc trong trường hợp bất khả kháng vì lợi ích của người ủy quyền. Mọi vấn đề pháp lý của việc ủy quyền lại phải phù hợp với việc ủy quyền ban đầu.

Ví dụ: A ủy quyền cho B trông coi xe đạp cho mình. Do có việc gấp, B ủy quyền lại cho C trông coi chiếc xe của A, sau đó thông báo cho A biếc việc này. B không thể ủy quyền cho C bán chiếc xe của A vì việc bán xe vượt quá phạm vi ủy quyền.

5. Mẫu giấy ủy quyền cơ bản

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc –

……., ngày…… tháng…… năm 20…… ,

GIẤY ỦY QUYỀN

(Dành cho cá nhân)

>&gt Xem thêm: Phân loại nợ xấu theo quy định pháp luật ? Các thức kiểm tra nợ xấu ?

Đọc thêm: Sự ra đời của chiếc máy điện tín

– Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015;

– Căn cứ vào nhu cầu cá nhân.

Giấy ủy quyền này được lập với nội dung như sau:

Tôi là …………………………………………………………..

Sinh ngày:…………………………………………………………….

Địa chỉ:…………………………………………………………….

Số CMND/CCCD: ……………. Cấp ngày: …….. Nơi cấp: ……..

Quốc tịch:…………………………………………………………

Tôi là người có quyền với ……../ có quyền trong việc thực hiện công việc (thủ tục)……. Tuy nhiên, vì những lý do cá nhân nên tôi không thể tự mình thực hiện được công việc/ giao dịc/ thủ tục này. Do đó, tôi lập văn bản này để ủy quyền cho:

Anh/ chị:………………………………………………………………..

>&gt Xem thêm: Đất thổ cư là gì ? Khái niệm về đất thổ cư theo quy định pháp luật

Địa chỉ:……………………………………………………………….

Số CMND: …………. Cấp ngày: ………. Nơi cấp:………..

Quốc tịch:……………………………………………………………

Bằng văn bản này, anh/ chị ………………………………………. sẽ thay mặt tôi thực hiện công việc/ giao dịch/ thủ tục …. nêu trên.

Tôi cam đoan:

– Sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật với phạm vi ủy quyền nêu trên.

– Tại thời điểm lập văn bản này, tôi có đầy đủ năng lực trách nhiệm và năng lực hành vi dân sự, hoàn toàn tự nguyện, không bị ai lừa dối, cưỡng ép.

– Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên thỏa thuận giải quyết. Trường hợp không thỏa thuận được sẽ nhờ cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Giấy ủy quyền trên được lập thành … bản, mỗi bên giữ ….. bản.

BÊN ỦY QUYỀN (Ký, họ tên) BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN (Ký, họ tên)

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN

>&gt Xem thêm: Vốn là gì ? Đặc trưng, vai trò và phân loại vốn theo quy định pháp luật ?

……………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………

(Ký, đóng dấu xác nhận)

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Đọc thêm: Bảo hộ lao động là gì

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !