Công chức được tuyển dụng thông qua hình thức thi tuyển, xét tuyển nhằm lựa chọn những người có đủ điều kiện cả về phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí được tuyển dụng. Theo quy định của pháp luật hiện hành, sau khi được tuyển dụng, công chức được bổ nhiệm vào các ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng. Đồng thời, khi công chức đáp ứng đủ điều kiện nhất định có thể tham gia thi để nâng ngạch công chức theo quy định.
Nội dung chính
1. Công chức là gì? Phân loại công chức?
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước
Xem thêm: Ngạch công chức là gì
Theo quy định tại Điều 34 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (Sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019), công chức được phân loại theo ngạch công chức tương ứng như sau:
Thứ nhất, phân loại căn cứ vào lĩnh vực ngành, nghề, chuyên môn, nghiệp vụ:
– Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;
– Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương;
– Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương;
– Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên;
– Loại đối với ngạch công chức khác theo quy định của Chính phủ.
Thứ hai, căn cứ vào vị trí công tác, công chức được phân loại như sau:
Xem thêm: Công văn 2805/LĐTBXH-TCCB về đăng ký tham dự kỳ thi nâng ngạch công chức lên Chuyên viên chính, Chuyên viên cao cấp năm 2016 do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
– Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
– Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
2. Quy định về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
Cơ cấu ngạch công chức của mỗi cơ quan, tổ chức là tỷ lệ % (phần trăm) công chức giữ các ngạch phù hợp với vị trí việc làm và mức độ phức tạp của công việc theo vị trí việc làm.
Ngạch công chức và việc bổ nhiệm vào ngạch công chức được quy định tại Điều 42 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (Sửa đổi bổ sung bởi Khoản 7 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) như sau:
Thứ nhất, ngạch công chức bao gồm:
– Chuyên viên cao cấp và tương đương;
– Chuyên viên chính và tương đương;
Xem thêm: Công văn 2320/BNV-CCVC về tổ chức thi nâng ngạch công chức từ ngạch chuyên viên chính lên ngạch chuyên viên cao cấp năm 2020 do Bộ Nội vụ ban hành
– Chuyên viên và tương đương;
– Cán sự và tương đương;
– Nhân viên.
– Ngạch khác theo quy định của Chính phủ
Thứ hai, việc bổ nhiệm vào ngạch phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
– Người được bổ nhiệm có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch;
– Việc bổ nhiệm vào ngạch phải đúng thẩm quyền và bảo đảm cơ cấu công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Thứ ba, việc bổ nhiệm vào ngạch công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
Tham khảo thêm: Trích lập dự phòng là gì
Xem thêm: Công văn hướng dẫn nội dung và tổ chức thi tuyển vào ngạch công chức Ngân hàng nhà nước.
Một là, người được tuyển dụng đã hoàn thành chế độ tập sự;
– Khi hết thời gian tập sự, người tập sự phải báo cáo kết quả tập sự bằng văn bản; người hướng dẫn tập sự phải nhận xét, đánh giá kết quả tập sự đối với người tập sự bằng văn bản, gửi cơ quan sử dụng công chức.
– Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức và kết quả công việc của người tập sự. Trường hợp người tập sự đạt yêu cầu của ngạch công chức đang tập sự thì có văn bản đề nghị cơ quan quản lý công chức ra quyết định bổ nhiệm và xếp lương cho công chức được tuyển dụng.
Hai là, công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch;
Ba là, công chức chuyển sang ngạch tương đương.
– Chuyển ngạch là việc công chức đang giữ ngạch của ngành chuyên môn này được bổ nhiệm sang ngạch của ngành chuyên môn khác có cùng thứ bậc về chuyên môn, nghiệp vụ.
– Công chức được chuyển ngạch phải có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch được chuyển và phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
– Công chức được giao nhiệm vụ không phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức đang giữ thì phải được chuyển ngạch cho phù hợp.
Xem thêm: Công văn 315/TCCB về chuyển ngạch công chức do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
3. Quy định về thi nâng ngạch công chức
3.1. Quy định về nâng ngạch công chức
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 44 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (Sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019), nâng ngạch công chức được quy định như sau:
– Việc nâng ngạch công chức phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị và được thực hiện thông qua thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch.
– Công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch cao hơn thì được đăng ký dự thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch.
– Việc thi nâng ngạch, xét nâng ngạch phải bảo đảm nguyên tắc cạnh tranh, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
– Công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch được bổ nhiệm vào ngạch công chức cao hơn và được xem xét bố trí vào vị trí việc làm tương ứng.
Thứ hai, nâng ngạch công chức phải đáp ứng được các căn cứ, nguyên tắc và tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 như sau:
“Căn cứ yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức được quyền xem xét, tiếp nhận vào làm công chức đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này nếu đáp ứng đủ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức, không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 của Luật Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức và các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
a) Trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này phải có đủ 05 năm công tác trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác không liên tục thì được cộng dồn, kể cả thời gian công tác nếu có trước đó ở vị trí công việc thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này) làm công việc có yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển;
Xem thêm: Công văn 3031/BHXH-TCCB báo cáo số lượng cơ cấu ngạch công chức do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
b) Trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này chỉ thực hiện việc tiếp nhận để bổ nhiệm làm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, phải có đủ 05 năm công tác trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) phù hợp với lĩnh vực tiếp nhận và phải được quy hoạch vào chức vụ bổ nhiệm hoặc chức vụ tương đương;
c) Trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này phải được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển đến làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị theo yêu cầu nhiệm vụ và không yêu cầu phải có đủ thời gian 05 năm công tác trở lên làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được điều động, luân chuyển đến; khi tiếp nhận vào làm công chức không phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch.”
3.2. Quy định về thi nâng ngạch công chức, xét ngạch công chức
Thứ nhất, công chức dự thi nâng ngạch, xét nâng ngạch phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 45 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (Sửa đổi tại Khoản 9 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi 2019) như sau:
Một là, đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn sau:
– Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi nâng ngạch; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật
– Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức cao hơn ngạch công chức hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn;
– Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ của ngạch công chức đăng ký dự thi;
– Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu đối với từng ngạch công chức.
Xem thêm: Công văn 3712/UBND-NC năm 2013 triển khai xây dựng Đề án xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu chức danh nghề nghiệp trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập do tỉnh Tiền Giang ban hành
Hai là, công chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện được xét nâng ngạch công chức trong các trường hợp sau đây:
Tham khảo thêm: Cơ quan hành pháp là gì
– Có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ trong thời gian giữ ngạch công chức hiện giữ, được cấp có thẩm quyền công nhận;
– Được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm.
Thứ ba, trình tự thực hiện thi nâng ngạch công chức được thực hiện theo quy định tại Nghị định 24/2010/NĐ-CP như sau:
Bước 1: Phân công tổ chức thi nâng ngạch công chức
– Bộ Nội vụ chủ trì tổ chức thi nâng ngạch công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương lên ngạch chuyên viên chính và tương đương; từ ngạch chuyên viên chính và tương đương lên ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
– Ban Tổ chức Trung ương Đảng chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức thi nâng ngạch công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương lên ngạch chuyên viên chính và tương đương; từ ngạch chuyên viên chính và tương đương lên ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội.
– Cơ quan quản lý công chức theo quy định chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức thi nâng ngạch công chức từ ngạch nhân viên lên ngạch cán sự và tương đương; từ ngạch nhân viên, cán sự và tương đương lên ngạch chuyên viên và tương đương đối với công chức thuộc phạm vi quản lý.
Bước 2: Cơ quan tổ chức thi nâng ngạch công chức thực hiện nhiệm vụ
– Xây dựng kế hoạch tổ chức thi nâng ngạch công chức;
– Quyết định chỉ tiêu thi nâng ngạch công chức phù hợp với số lượng vị trí việc làm và cơ cấu công chức;
– Quyết định danh sách công chức đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thi nâng ngạch;
– Thành lập Hội đồng thi nâng ngạch công chức;
– Công nhận kết quả kỳ thi nâng ngạch công chức và thông báo cho cơ quan quản lý công chức;
– Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thi của Hội đồng thi nâng ngạch công chức.
Bước 3: Hội đồng thi nâng ngạch công chức thực hiện công việc
-Thông báo kế hoạch, thời gian, nội quy, hình thức, nội dung, thời gian và địa điểm thi;
– Thành lập bộ phận giúp việc gồm: Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban phúc khảo;
– Tổ chức thu phí dự thi và sử dụng theo quy định;
– Tổ chức chấm thi và phúc khảo theo quy chế;
– Tổng hợp, báo cáo người đứng đầu cơ quan tổ chức thi nâng ngạch về kết quả kỳ thi nâng ngạch;
– Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức kỳ thi.
Bước 3: Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch công chức
Công chức trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch công chức phải có đủ các điều kiện sau đây:
– Thi đủ các bài thi của các môn thi theo quy định;
– Có số điểm của mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên, các bài thi được chấm theo thang điểm 100;
– Khi đạt đủ các điều kiện trên, người trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch được xác định là người có tổng số điểm cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được nâng ngạch gắn với vị trí việc làm của cơ quan quản lý công chức;
– Trường hợp nhiều người có tổng số điểm bằng nhau ở chỉ tiêu nâng ngạch cuối cùng của cơ quan quản lý công chức, người đứng đầu cơ quan tổ chức thi nâng ngạch có văn bản trao đổi với cơ quan quản lý công chức để quyết định người trúng tuyển ở chỉ tiêu nâng ngạch cuối cùng này.
Bước 4: Thông báo kết quả kỳ thi và bổ nhiệm vào ngạch công chức
– Hội đồng thi nâng ngạch công chức có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan quản lý công chức về điểm thi của công chức dự thi nâng ngạch.
Tham khảo thêm: Chứng khoán là gì? Có nên đầu tư chứng khoán hay không?