logo-dich-vu-luattq

Tai nạn giao thông là gì

2. Khái niệm tai nạn giao thông

>&gt Xem thêm: Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

Nghiên cứu khái niệm “Tai nạn giao thông” không chỉ có ý nghĩa trong nghiên cứu học thuật mà còn trong công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực Trật tự an toàn giao thông.

Xem thêm: Tai nạn giao thông là gì

Hiện nay tai nạn giao thông là gì được quy định tại Nghị định số 97/2016/NĐ-CP, ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia (sau đây viết tắt là Nghị định số 97) Cụ thể: Tại tiểu mục 1901 mục 19 – Trật tự, an toàn xã hội và tư pháp, phần phụ lục của Nghị định số 97, quy định: “Tai nạn giao thông là sự kiện bất ngờ, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông đang hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dùng hoặc ở các địa bàn giao thông công cộng (gọi là mạng lưới giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không), nhưng do chủ quan, vi phạm các quy tắc an toàn giao thông hoặc do gặp phải các tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòng tránh, đã gây ra những thiệt hại nhất định cho tính mạng, sức khỏe con người hoặc tài sản.

Ngoài quy định Bộ Công An về tai nạn giao thông thì Bộ Y tế cũng xây dựng khái niệm tai nạn giao thông như sau: “Tai nạn giao thông là sự va chạm bất ngờ nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dụng hoặc ở địa bàn công cộng nhưng do chủ quan vi phạm luật lệ giao thông hoặc do gặp phải các tình huống, sự cố đột xuất không kịp phanh, tránh, gây thiệt hại về tính mạng hoặc sức khỏe” Như vậy, thông qua các quy định do các nhà làm luật xây dựng ta có thể thấy tai nạn giao thông có một số đặc điểm chung:

+ Tai nạn giao thông là sự việc hoặc sự cố giao thông nằm ngoài mong muốn của người tham gia giao thông trong quá trình tham gia giao thông

+ Nguyên nhân của tai nạn giao thông là do người tham gia giao thông vi phạm các qui định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hay gặp phải sự cố bất ngờ. + Hậu quả của tai nạn giao thông gây ra những thiệt hại nhất định đến tính mạng, sức khỏe của con người hoặc tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

3. Nguyên nhân tai nạn giao thông là gì ?

Sau khi hiểu tai nạn giao thông là gì thì việc chúng ta cần tìm hiểu tiếp theo chính là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông. Khi xem xét các nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông chúng ta không thể không kể đến nguyên nhân khách quan liên quan đến cơ sở hạ tầng: Hiện nay cơ sở hạ tầng kém chất lượng xuống cấp cũng trở thành nguyên nhân quan trọng dẫn đến giao thông gặp phải những khó khăn nguy hiểm. Đặc biệt, đường giao thông xuống cấp trầm trọng làm cho người tham gia giao thông gặp những khó khăn nguy hiểm hơn là gặp tai nạn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Ngoài gia, hiện nay việc bố trí hệ thống biển báo giao thông không phù hợp cùng trở thành một nguyên nhân khách quan dẫn tới tai nạn giao thông.

Bên cạnh đó, nguyên nhân đến từ chất lượng của các phương tiện tham gia giao thông không đạt tiêu chuẩn an toàn cũng làm cho tình trạng tai nạn giao thông trở nên nghiêm trọng hơn. Chúng ta dễ dàng nhận thấy hiện nay các vụ tai nạn giao thông liên quan đến chất lượng phương tiện giao thông ngày càng phổ biến.

Nhắc tới nguyên nhân gây ra tai nạn, thì nguyên nhân chủ quan là yếu tố con người là nguyên nhân chủ yếu và khiến cho tai nạn giao thông ngày càng trở nên phổ biến và nguy hiểm. Đầu tiên: Khi tham gia giao thông, người tham gia giao thông không có đầy đủ các kiến thức, kỹ năng khi tham gia giao thông. Ngoài các lý do khách quan thì nguyên nhân chính của các vụ tai nạn giao thông là do người điều khiển phương tiện, người tham gia giao thông chưa tuân thủ nghiêm các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Ý thức chấp hành luật giao thông, ý thức tham gia giao thông của người dân chưa tốt.

>&gt Xem thêm: Gây ra tai nạn giao thông trong năm 2022 thì phải bồi thường những gì ?

Bên cạnh đó, công tác quản lý lái xe của một số doanh nghiệp kinh doanh vận tải còn thiếu chặt chẽ, chưa hiệu quả, trong khi lực lượng chức năng thực hiện các nhiệm vụ thanh tra, tuần tra kiểm soát còn mỏng trên các địa bàn quản lý”,

Ngoài ra cũng có nguyên nhân do ảnh hưởng của thời tiết, mưa bão, lũ lụt…

4. Hậu quả mà tai nạn giao thông gây ra cho con người và cho xã hội

Sau khi đã biết về nguyên nhân tai nạn giao thông và hiểu tai nạn giao thông là gì? Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra những hậu quả mà tai nạn giao thông gây ra. Tai nạn giao thông được xem là một trong những thảm họa lớn nhất đe dọa đến sinh mạng và sức khỏe của con người. Hậu quả của nó rất nặng nề, không chỉ ảnh hưởng về mặt tinh thần mà còn dễ dẫn đến nghèo đói, lạc hậu, bệnh tật bởi có tới 70% số vụ, số người tử vong là đối tượng thanh niên, trụ cột trong gia đình.

Tai nạn giao thông không chỉ thiệt hại về người và của mà nó còn tác động khiến người dân phải lo sợ mỗi khi ra đường, điều này đã trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Không chỉ là nổi đau về thể xác của người bị nạn mà nó còn ảnh hưởng đến người dân và người thân xung quanh cả về tinh thần, trí lực, gây tổn thất cho xã hội về vật chất.

Hậu quả của tai nạn giao thông là không kể hết khi nó tác động và gây tổn thương đến toàn xã hội và gia đình người bị nạn.

5. Một số giải pháp để hạn chế tai nạn giao thông

+Tuyên truyền vận động người dân tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng như xe bus để giảm thiểu mật độ tham gia giao thông.

>&gt Xem thêm: Mức phạt lỗi lấn tuyến (đi sai làn đường) là bao nhiêu tiền ? Xử lý tai nạn giao thông

+Tăng cường quản lý trật tự an toàn giao thông đường bộ, tiến hành xử phạt nghiêm minh với các trường hợp vi phạm.

+ Mỗi cá nhân khi tham gia giao thông luôn cần tự ý thức bản thân phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định luật giao thông đường bộ

Tham khảo thêm: Tạm khóa báo có là gì

Việc giảm thiểu tai nạn giao thông không phải là nhiệm vụ, trách nhiệm của bất kỳ một cá nhân nào mà nó cần có sự hợp tác, đoàn kết của cả một cộng đồng. Nhà nước đưa ra các biện pháp, giải pháp đồng bộ, cụ thể, chi tiết, phù hợp với dân để có thể khiến người dân hưởng ứng một cách nhiệt tình.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ cướp đi sinh mệnh của 1,3 triệu người, làm hơn 50 triệu người bị thương và gây thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 518 tỉ đô la. Việc phòng ngừa, kéo giảm, hạn chế thấp nhất TNGT xảy ra đã trở thành vấn đề được các quốc gia trên thế giới và cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm. Tuy nhiên, ở một số quốc gia do nhận thức về TNGT đường bộ có những điểm khác nhau dẫn đến số liệu thống kê chưa phản ánh đúng tình hình TNGT ở đất nước mình, điều này dẫn đến WHO sử dụng số liệu do WHO thu thập, nghiên cứu độc lập để công bố dẫn đến những tranh cãi. Do đó, nghiên cứu khái niệm “TNGT đường bộ” không chỉ có ý nghĩa trong nghiên cứu học thuật mà còn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông. Ở các quốc gia, công tác thống kê, báo cáo, đánh giá TNGT đường bộ có vai trò quan trọng trong việc cung cấp kịp thời thông tin tình hình TNGT, qua đó giúp người dân tham gia giao thông an toàn, đồng thời giúp các cơ quan quản lý nhà nước hoạch định chính sách phát triển, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phòng chống thương tích. Vì vậy, thống kê, báo cáo tình hình TNGT là một nội dung quan trọng không thể thiếu trong công tác quản lý nhà nước về ATGT. Ở nước ta, Nhà nước giao cho Bộ Công an là cơ quan có trách nhiệm thống kê, tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về TNGT đường bộ, cung cấp cho cơ quan tổ chức, cá nhân theo qui định pháp luật (1), trong đó Cục Cảnh sát giao thông là cơ quan được Bộ trưởng Bộ Công an giao nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị, lực lượng thống kê, cung cấp dữ liệu TNGT (2). Ngoài ra, Chính phủ cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và báo cáo kết quả thực hiện hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, trong đó có thống kê về tình hình TNGT ở nước ta (3). Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy, ở Việt Nam hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về “TNGT đường bộ”, các khái niệm này cũng có nhiều điểm không tương đồng với các quốc gia và cộng đồng quốc tế dẫn đến việc nhận diện, thống kê, báo cáo, đánh giá tình hình TNGT không thống nhất. Vì vậy, trong phạm vi bài viết này, tác giả xin trao đổi làm rõ hơn về Khái niệm “TNGT đường bộ” nhằm đóng góp thêm ý kiến cho các cơ quan chức năng trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác thống kê, báo cáo, đánh giá TNGT đường bộ ở nước ta trong thời gian tới.

– Quan niệm về “TNGT đường bộ” ở Việt Nam

Ở Việt Nam có nhiều quan điểm khác nhau về “TNGT đường bộ” được đưa ra bởi các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Dưới góc độ quản lý nhà nước và theo chức năng, nhiệm vụ được giao hiện nay có hai khái niệm về TNGT đường bộ được qui định tại Nghị định số 97/2016/NĐ-CP, ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia (sau đây viết tắt là Nghị định số 97) và Thông tư số 58/2009/TTBCA(C11), ngày 28/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Công an qui định và hướng dẫn, tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin TNGT đường bộ (sau đây viết tắt là Thông tư số 58). Trong phạm vi của một ngành, hiện có khái niệm TNGT đường bộ do Bộ Y tế đưa ra. Dưới góc độ học thuật, qua tìm hiểu có hàng chục khái niệm do các cơ quan, tổ chức, cá nhân nêu ra.

Trong bài viết này, tác giả chỉ đề cập, phân tích các khái niệm về TNGT được qui định tại Nghị định số 97, Thông tư số 58 và khái niệm của Bộ Y tế. Cụ thể:

Theo Điều 5 Thông tư số 58 qui định và hướng dẫn, tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin TNGT đường bộ, qui định: “TNGT đường bộ là sự việc xảy ra do người tham gia giao thông đang hoạt động trên mạng lưới giao thông đường bộ vi phạm các qui định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hay gặp phải sự cố bất ngờ gây ra những thiệt hại nhất định đến tính mạng, sức khỏe của con người hoặc tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.

Tại tiểu mục 1901 mục 19 – Trật tự, an toàn xã hội và tư pháp, phần phụ lục của Nghị định số 97, qui định: “TNGT là sự kiện bất ngờ, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông đang hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dùng hoặc ở các địa bàn giao thông công cộng (gọi là mạng lưới giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không), nhưng do chủ quan, vi phạm các quy tắc an toàn giao thông hoặc do gặp phải các tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòng tránh, đã gây ra những thiệt hại nhất định cho tính mạng, sức khỏe con người hoặc tài sản”.

Theo Bộ Y tế thì:“TNGT là sự va chạm bất ngờ nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dụng hoặc ở địa bàn công cộng nhưng do chủ quan vi phạm luật lệ giao thông hoặc do gặp phải các tình huống, sự cố đột xuất không kịp phanh, tránh, gây thiệt hại về tính mạng hoặc sức khỏe” (4) Như vậy, các quan điểm trên đều thống nhất cho rằng TNGT có một số đặc điểm chung như:

>&gt Xem thêm: Những quy định chung về lập vi bằng của Thừa phát lại

+ TNGT là sự việc hoặc sự cố giao thông nằm ngoài mong muốn của người tham gia giao thông.

+ Sự việc hoặc sự cố giao thông xảy ra trên mạng lưới giao thông đường bộ.

+ Nguyên nhân của TNGT là do người tham gia giao thông vi phạm các qui định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hay gặp phải sự cố bất ngờ.

+ TNGT gây ra những thiệt hại nhất định đến tính mạng, sức khỏe của con người hoặc tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Điểm khác biệt giữa các quan điểm trên đó là: có quan điểm nói rõ hơn TNGT phải xảy ra “trên đường công cộng, đường chuyên dùng hoặc ở các địa bàn giao thông công cộng”.

– Quan niệm về TNGT của một số quốc gia trên thế giới:

Nghiên cứu quan niệm TNGT của các quốc gia trên thế giới cho thấy:

Tại Nhật Bản tại khoản 1, mục 1, Điều 2 Luật GTĐB, định nghĩa: “TNGT là các sự vụ phát sinh gây tử vong hoặc bị thương do TNGT được phát sinh bởi phương tiện giao thông cơ giới hoặc phương tiện đường sắt”.

Tại Liên bang Nga, mục 1.2. giải thích từ ngữ của Luật GTĐB, định nghĩa: “Tai nạn giao thông là sự kiện phát sinh trong quá trình phương tiện giao thông di chuyển trên đường dẫn đến làm chết, bị thương người, làm hỏng phương tiện giao thông, công trình, hàng hóa hay là nguyên nhân gây ra các thiệt hại vật chất khác”.

Theo Tiêu chuẩn thống kê giao thông của Châu Âu, 2009 (5), TNGT được định nghĩa như sau : “TNGT là va chạm giao thông đường bộ, và có nghĩa là: va chạm hoặc vụ việc có liên quan đến ít nhất là một phương tiện giao thông đường bộ đang di chuyển, trên đường của nhà nước hoặc đường tư nhân mà công chúng có quyền tiếp cận. Bao gồm: va chạm giữa các phương tiện giao thông đường bộ; giữa phương tiện và người đi bộ; giữa phương tiện và thú vật hoặc các chướng ngại cố định và với một phương tiện khác không có người. Thuật ngữ này cũng bao gồm va chạm giữa các phương tiện đường bộ và đường sắt. Những vụ va chạm liên quan đến nhiều phương tiện được coi là một vụ va chạm với điều kiện là những va chạm tiếp theo xảy ra liên tiếp trong khoảng thời gian rất ngắn”.

Như vậy, trong khái niệm về TNGT của các quốc gia nói trên có một số đặc điểm đáng chú ý như :

Tìm hiểu thêm: Cổ phần là gì ? Cho ví dụ về cổ phần ? Đặc điểm cổ phần trong công ty cổ phần

>&gt Xem thêm: Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt hại trong vụ tai nạn giao thông mới nhất

+ TNGT là vụ va chạm xảy ra trên mạng lưới giao thông đường bộ công cộng.

+ TNGT là vụ va chạm có liên quan đến ít nhất một phương tiện giao thông, và phương tiện giao thông đó đang di chuyển trên đường.

+ TNGT đường bộ còn bao gồm “va chạm giữa các phương tiện đường bộ và đường sắt”.

+ TNGT gây ra thiệt hại về người và tài sản cho người phương tiện tham gia giao thông, công trình giao thông….

Ngoài ra, tùy từng nước, Luật GTĐB có thể quy định các trường hợp được xem là TNGT (như ở Châu Âu) hoặc qui định các trường hợp tuy có các dấu hiệu như trong khái niệm TNGT nhưng không bị coi là TNGT và phải đưa vào báo cáo thống kê. Điển hình như: Luật GTĐB của Nhật Bản, qui định các trường hợp không phải đưa vào cơ sở dữ liệu và báo cáo gồm có: “(a) Sử dụng xe để tự sát; (b) Các vụ giết người bằng cách cố tình dùng xe để đâm vào xe của đối phương và đâm vào người khác, các vụ gây thương tích và các vụ tấn công; (c) Các vụ tai nạn do vật rơi từ trên không, từ trên các tòa nhà vào xe và người đang lưu thông trên đường; (d) Xe bị mắc kẹt do lở đất và lún đường; (e) Tai nạn do động đất hoặc sóng thần”. Như vậy, có thể thấy, quan niệm về TNGT của Việt Nam và một số nước trên thế giới như đã phân tích có điểm chung là:

+ TNGT là vụ va chạm giao thông.

+ Vụ TNGT phải xảy ra trên mạng lưới giao thông.

+ TNGT gây ra những thiệt hại nhất định đến tính mạng, sức khỏe của con người hoặc tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Điểm khác biệt căn bản trong quan niệm về TNGT của các nước và nước ta ở chỗ:

+ Các quốc gia trên thế giới cho rằng vụ TNGT phải liên quan đến ít nhất một phương tiện đang di chuyển trên đường. Ở Việt Nam, có quan điểm cho rằng vụ TNGT không nhất thiết phải liên quan đến một phương tiện đang di chuyển trên đường. Ví dụ: người bị ngã xuống hố ga và bị tai nạn.

+ Các quốc gia cho rằng “Đường” mà phương tiện đang di chuyển phải là “đường công cộng”, “đường công chúng có thể tiếp cận” được. Điều này có nghĩa là “đường” ở đây không chỉ thuộc mạng lưới đường bộ, đường công cộng mà còn phải là “đường” đang khai thác sử dụng và người dân được quyền tham gia giao thông trên đó. Ở Việt Nam thì chưa qui định cụ thể, thống nhất về vấn đề này.

>&gt Xem thêm: Quy định chung về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ?

+ Qui định cụ thể các trường hợp được xem là TNGT và các trường hợp loại trừ không phải là vụ TNGT, điều này thuận lợi cho các lực lượng chức năng trong việc nhận diện vụ TNGT để đưa vào báo cáo, thống kê nhanh chóng, chính xác, kịp thời.

+ Qui định vụ TNGT đường bộ còn bao gồm va chạm giữa phương tiện đường bộ và đường sắt.

Ngoài ra, Luật GTĐB của các nước còn qui định cụ thể, chi tiết việc phân loại TNGT như: tai nạn về tài sản, tai nạn về con người (tai nạn chết người, tai nạn bị thương nặng, tai nạn bị thương nhẹ) như ở Nhật Bản hay: va chạm giao thông, va chạm giao thông gây thương tích, va chạm giao thông gây tử vong như ở Châu Âu; tử vong do TNGT, tử vong trong vòng 24 giờ, tử vong trong vòng 30 ngày, bị thương (bị thương nặng, bị thương nhẹ)…. Các vấn đề này tác giả sẽ đề cập trong bài viết sau.

Như vậy, khái niệm “TNGT” ở các nước Nhật Bản, Liên Bang Nga và của Châu Âu chi tiết, cụ thể hơn qui định của nước ta hiện nay. Điều này tạo thuận lợi cho việc nhận diện các vụ TNGT và loại trừ các vụ việc có dấu hiệu tương tự nhưng không phải vụ TNGT.

Hiện nay, công tác chuẩn bị cho việc sửa đổi Luật GTĐB năm 2008 đang được các cơ quan nhà nước tiến hành. Tác giả cho rằng cần xem xét bổ sung qui định khái niệm “TNGT” đường bộ vào Luật GTĐB để thống nhất về nhận thức và trong công tác thống kê, báo cáo của các cơ quan nhà nước. Trên cơ sở nghiên cứu, kế thừa quan điểm về TNGT của nước ta và của các nước, tác giả xin đưa ra khái niệm TNGT đường bộ như sau:

“TNGT đường bộ là va chạm giao thông, có liên quan đến ít nhất là một phương tiện giao thông đường bộ đang di chuyển, trên mạng lưới giao thông đường bộ công cộng mà công chúng có quyền tiếp cận, bao gồm: va chạm giữa các phương tiện giao thông đường bộ; giữa phương tiện và người đi bộ; giữa phương tiện và thú vật hoặc các chướng ngại cố định, với một phương tiện khác không có người, gây ra những thiệt hại nhất định đến tính mạng, sức khỏe của con người hoặc tài sản. Những vụ va chạm liên quan đến nhiều phương tiện được coi là một vụ va chạm khi những va chạm tiếp theo xảy ra liên tiếp trong khoảng thời gian rất ngắn.

Các trường hợp không được xem là tai nạn giao thông, bao gồm: (a) Sử dụng xe để tự sát; (b) Các vụ giết người bằng cách cố tình dùng xe để đâm vào xe của đối phương, đâm vào người khác, các vụ gây thương tích, các vụ tấn công; (c) Các vụ tai nạn do vật rơi từ trên không, từ trên các tòa nhà vào xe và người đang lưu thông trên đường; (d) Xe bị mắc kẹt do lở đất và lún đường; (e) Tai nạn do động đất hoặc sóng thần”.

Luật Minh KHuê (sưu tầm & biên tập)

Tìm hiểu thêm: Nhượng quyền kinh doanh là gì

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !