logo-dich-vu-luattq

Quyền thăm nom con sau khi ly hôn

Trả lời

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi. Về vấn đề của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Xem thêm: Quyền thăm nom con sau khi ly hôn

1. Do bạn không nêu rõ việc phân chia tài sản, nghĩa vụ tài sản, quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng… mà bạn đã trình bày như ở trên là thỏa thuận giữa bạn và vợ hay mới chỉ là những dự định của riêng bạn, vì vậy chúng tôi sẽ chia làm hai trường hợp như sau theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

+ Trường hợp đó là thỏa thuận của vợ chồng bạn: Pháp luật dân sự nói chung cũng như luật hôn nhân và gia đình nói riêng luôn tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên. Vì vậy, trong trường hợp này, do vợ chồng bạn ly hôn thuận tình và đã có thỏa thuận về việc phân chia tài sản, nghĩa vụ tài sản, quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng… nên Tòa án sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận đó và vợ của bạn sẽ không có quyền đòi hỏi thêm điều gì.

Tham khảo thêm: Giấy đăng ký kết hôn online

>&gt Xem thêm: Xin mẫu đơn ly hôn mới nhất năm 2022 ? Hướng dẫn thủ tục ly hôn nhanh

+ Trường hợp đó mới chỉ là dự định của riêng bạn: Nếuvợ của bạn không đồng ý, vợ chồng bạn không tự thỏa thuận được với nhau thì theo quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Tòa án sẽ giải quyết theo nguyên tắc chia đôi dựa trên một số yếu tố như hoàn cảnh của vợ, chồng; công sức đóng góp để tạo lập tài sản chung của vợ, chồng…

2. Sau khi bạn nộp đơn lên Tòa án:

+ Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, Tòa án phải thụ lý vụ án, thông báo để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp án phí, người khởi kiện nộp cho tòa biên lai nộp tiền tạm ứng án phí để Tòa thụ lý vụ án.

Tìm hiểu thêm: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để làm gì

+ Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, nếu Tòa án hòa giải không thành, xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con; nếu không thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Toà án quyết định.

+ Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành, nếu hai bên đương sự không thay đổi nội dung yêu cầu Công nhận thuận tình ly hôn thì Tòa án ra Quyết định công nhận thuận tình ly hôn.

3. Về việc thăm nuôi con sau khi ly hôn, khoản 3 Điều 82 Luật HNGĐ năm 2014 quy định: “Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở”. Như vậy, việc bạn thăm nuôi con là không bị hạn chế. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của bạn.

Do con bạn được giao cho vợ bạn trực tiếp trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, vì vậy, khi bạn muốn đưa con về nhà ông bà nội chơi cần phải có sự đồng ý của người vợ.

4. Khi con bạn đã đủ 36 tháng tuổi thì bạn có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con trong trường hợp vợ của bạn không có đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con hoặc vợ, chồng bạn có thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con theo quy định tại khoản 2 Điều 84 Luật HNGĐ năm 2014.

Tham khảo thêm: Quy định về giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !