logo-dich-vu-luattq

Cách viết hóa đơn bán hàng cho hộ kinh doanh

Trong quá trình hoạt động kinh doanh sản xuất của hộ kinh doanh sẽ phát sinh nghĩa vụ xuất hóa đơn, nhìn có vẻ đơn giản nhưng liệu bạn đã biết cách viết sao cho đúng? ACC sẽ hướng dẫn cách viết hóa đơn cho hộ kinh doanh cá thể phù hợp theo quy định hiện hành qua bài viết sau:

1. Hóa đơn của hộ kinh doanh cá thể

Trước khi hướng dẫn cách viết hóa đơn cho hộ kinh doanh cá thể, ACC sẽ trình bày những vấn đề cơ bản nhất về hóa đơn:

Xem thêm: Cách viết hóa đơn bán hàng cho hộ kinh doanh

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 51/2010/NĐ-CP, Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Hóa đơn có 4 loại:

  • Hóa đơn GTGT: là loại hoá đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
  • Hóa đơn bán hàng: Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp
  • Hoá đơn khác gồm: tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm…
  • Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.

Hóa đơn được thể hiện dưới 3 dạng:

  • Hóa đơn tự in
  • Hóa đơn đặt in
  • Hóa đơn điện tử

Theo quy định về Thuế hiện hành, hộ kinh doanh cá thể tính thuế theo phương pháp trực tiếp nên không được xuất hóa đơn giá trị gia tăng mà chỉ có thể xuất hóa đơn bán hàng. Thêm vào đó, hộ kinh doanh cũng không được tự in hóa đơn mà phải tiến hành mua hóa đơn tại cơ quan thuế. Tiếp theo đây ACC sẽ hướng dẫn cách viết hóa đơn cho hộ kinh doanh cá thể.

2. Cách viết hóa đơn cho hộ kinh doanh cá thể

Đọc thêm: 3 Nguyên tắc xuất hóa đơn điện tử Kế toán nhất định phải biết

Để thuận tiện cho việc hướng dẫn cách viết hóa đơn cho hộ kinh doanh cá thể, cụ thể là hóa đơn bán hàng, chúng ta sẽ sử dụng mẫu hóa đơn bán hàng do cơ quan thuế phát hành sau, vì hộ kinh doanh cá thể không được tự in hóa đơn mà phải đặt mua ở cơ quan thuế nên mẫu hóa đơn của hộ kinh doanh cũng theo mẫu này:

TÊN CỤC THUẾ……………. HÓA ĐƠN BÁN HÀNG

Khi viết hóa đơn, cần ghi phù hợp với từng chỉ tiêu in trên hóa đơn, cụ thể:

  • “Ngày tháng năm” : Tùy thuộc vào hoạt động mà ghi cho phù hợp: Nếu bán hàng hóa thì ghi ngày chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, nếu là hoạt động cung ứng dịch vụ thì ghi ngày hoàn thành việc cung cấp dịch vụ, nếu là hoạt động xây dựng là ngày nghiệm thu bàn giao công trình.
  • “Họ tên người mua hàng” : ghi đầy đủ họ tên người mua hàng, nếu người mua không lấy hóa đơn ghi rõ“người mua không lấy .hóa đơn” hoặc “ người mua không cung cấp tên, địa chỉ”
  • “Tên đơn vị”: ghi tên đầy đủ hoặc tên viết tắt theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của người mua
  • “Mã số thuế”: Ghi mã số thuế của người mua
  • “Địa chỉ”: Ghi đầy đủ địa chỉ theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế
  • “Số tài khoản”: ghi số tài khoản của đơn vị mua hàng.
  • “STT”: ghi số thứ tự theo số đếm
  • “Tên hàng hóa, dịch vụ”: Ghi tên hàng hóa bán ra (tên, ký hiệu, mã)
  • “Đơn vị tính”: ghi rõ đơn vị tính của hàng hóa bán ra, giống như khi mua vào (mua vào là “cái” thì bán ra phải ghi là “cái
  • “Số lượng”: ghi số lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra
  • “Đơn giá”: ghi giá bán của 1 sản phẩm, lưu ý đơn giá này chưa kèm thuế GTGT
  • “Thành tiền”: Ghi tổng số tiền được tính theo công thức: đơn giá x số lượng

Lưu ý sau khi viết xong tất cả nội dung các mặt hàng bán ra mà còn ô trống thì gạch chéo phần còn trống.

  • “Cộng tiền hàng”: Cộng tất cả các hàng của cột “thành tiền”
  • “Thuế suất thuế GTGT”: Ghi mức thuế suất tương ứng của hàng hóa dịch vụ, nếu được miễn thuế, không chịu thuế thì gạch chéo phần này. Lưu ý rằng các sản phẩm có thuế suất như nhau thì mới được viết chung trên một hóa đơn.
  • “Tiền thuế GTGT”: ghi số tiền được tính theo công thức = “Cộng tiền hàng” x “Thuế suất thuế GTGT”,
  • “Tổng cộng tiền thanh toán”: ghi số tiền được tính theo công thức= “Cộng tiền hàng” + “Tiền thuế GTGT”
  • “Số tiền bằng chữ”: Viết số tiền bằng chữ của “Tổng cộng tiền thanh toán”
  • “Người mua hàng”: Người đi mua hàng ký và ghi rõ họ tên
  • “Người bán hàng”: Người viết hóa đơn ký và ghi rõ họ tên

Điều 17 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về cách thức xử lý thu hồi hóa đơn đã lập nhưng phát hiện lập sai:

  • Nếu hóa đơn chưa giao cho người mua: người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.
  • Nếu hóa đơn đã giao cho người mua: ,hàng hóa, dịch vụ đã mua bị trả lại hoặc bị đòi lại, hai bên lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn lập sai, hoặc hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ bị trả lại, bị đòi lại và lưu giữ hóa đơn tại người bán.

Trên đây là hướng dẫn cách viết hóa đơn cho hộ kinh doanh cá thể của ACC, dù khá đơn giản nhưng các bạn cũng cần lưu ý, tránh viết sai phải sửa lại mất thời gian, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của hộ.

3. Những câu hỏi thường gặp về cách viết hóa đơn cho hộ kinh doanh cá thể

Câu hỏi 1: Bán hàng hóa có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng có phải lập hóa đơn không?

Điều 16 Luật quản lý thuế 2019 quy định, nếu bán bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu nhận hóa đơn.

Câu hỏi 2: Hóa đơn có ý nghĩa như thế nào với người mua?

Tham khảo thêm: Phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice được nhiều DN FDI tin dùng

Người mua được sử dụng hóa đơn hợp pháp theo quy định pháp luật để chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ; hưởng chế độ khuyến mãi, chế độ hậu mãi, xổ số hoặc được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật…

Câu hỏi 3: Lưu ý khi viết hóa đơn là gì?

Khi viết hóa đơn, không được tẩy xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có)

Câu hỏi 4: Người bán có phải lưu trữ hóa đơn không?

Có phải lưu trữ. Hóa đơn đã lập trong các tổ chức, hộ, cá nhân không phải là đơn vị kế toán được lưu trữ và bảo quản như tài sản riêng của tổ chức, hộ, cá nhân đó.

4. Dịch vụ tư vấn về hộ kinh doanh của ACC

Qua bài viết, chắc hẳn các bạn đã nắm được cách viết hóa đơn cho hộ kinh doanh cá thể. Nếu có bất kỳ vướng mắc pháp lý nào liên quan đến

hãy liên hệ và sử dụng dịch vụ tư vấn đăng ký kinh doanh của ACC chúng tôi.

Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn. Với đội ngũ nhân sự đông đảo, giàu kinh nghiệm và thái độ làm việc chuyên nghiệp, chúng tôi luôn luôn lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp, tư vấn tận tình.

Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ, hãy liên hệ với chúng tôi qua:

Đọc thêm: Mua bán trái phép hóa đơn

  • Tư vấn pháp lý: 1900.3330
  • Zalo: 0967 370 488
  • Mail: info@accgroup.vn
quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !