Nội dung chính
Ngành quản lý nhà nước: học ở đâu, ra trường làm gì
Bạn từng ngưỡng mộ các chú các bác được phỏng vấn trên ti vi được tiếp xúc cử tri. Họ được gọi với cái tên là người của Nhà nước. Họ được mọi người dành cho tình cảm yêu mến và đầy kính trọng. Bạn mong sau này bản thân thành công và có cơ hội đem năng lực cống hiến cho đất nước. Nếu bạn đã từng và đang có mong muốn thì tham khảo bài viết THPT Sóc Trăng books sẽ cung cấp thông tin về chuyên ngành quản lí nhà nước.
Xem thêm: Quản lý nhà nước là gì
Giới thiệu ngành quản lý nhà nước
Quản lí nhà nước là gì?
Quản lý nhà nước là cụm từ chia thành hai về Quản lí và Nhà nước. Đó là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nhằm ổn định kinh tế, chính trị, xã hội và phát triển đất nước theo hướng tích cực.
Hoạt động quản lí nhà nước được thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước.
Chuyên ngành quản lí nhà nước
Đây là một chuyên ngành được đào tạo tại các trường đại học. Khi theo học ngành này bạn sẽ được đào tạo các kiến thức để phục vụ cho hoạt động quản lí nhà nước sau này.
Khung chương trình đào tạo gồm các mảng chính như sau:
+ Kiến thức nền cơ bản: đó là các kiến thức nền tảng về chính trị như: Tư tưởng Hồ Chí minh; lý luận Mác- Lê nin; chính trị học; Pháp luật đại cương.
Bên cạnh đó tùy vào từng trường có thể kèm theo những môn học có tính chất bổ trợ như Tâm lí; xã hội học; kinh tế học.
+ Kiến thức về giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng
+ Kiến thức chuyên ngành quản lí hành chính nhà nước cụ thể như: Kiến thức pháp luật chuyên ngành quản lí hành chính; cách thức tổ chức bộ máy hành chính Nhà Nước; Quản lí và tài chính công; và các đặc trưng quản lí chuyển ngành trong từng lĩnh vực
+ Ngoài ra, sinh viên theo học chuyên ngành này còn được đào tạo về các kĩ năng nghiệp vụ như: tin học văn phòng; tiếng anh; kĩ năng giao tiếp và các kĩ năng khác.
Tốt nghiệp Quản lí Nhà nước làm gì? Xin việc khó không?
Sau khi tốt nghiệp các bạn sẽ trở thành các cử nhân quản lí nhà nước. Tuy đặc trưng là quản lí nhà nước nhưng bạn có thể áp dụng các kiến thức đã học để làm trong cả khu vực công và tư.
Học quản lý nhà nước có dễ xin việc không? đây là câu hỏi luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm. Bất cứ ngành nghề nào cũng đều có giá trị riêng biệt của nó và sự cần thiết. Cơ hội việc làm luôn phụ thuộc vào chính chúng ta. Yếu tố may mắn chỉ chiếm một phân trăm rất nhỏ. Quan trọng là bản thân chúng ta nỗ lực và cố gắng ra sao. Với chuyên ngành quản lí Nhà nước cũng thế. Nói dễ cũng không phải dễ nhưng khó lại chẳng hoàn toàn là đúng. Bạn có kiến thức vững vàng, có kĩ năng và nhiệt huyết thì việc thi vào biên chế hay có một chỗ đứng vững chắc trong doanh nghiệp không phải là điều quá khó khăn. Các kiến thức được đào tạo tại trường đại học sẽ là nền tảng để bạn phát triển các công việc, có thể kể đến như:
- Nghiên cứu viên về khoa học Hành chính, khoa học Quản lý ở các cơ sở nghiên cứu, các cơ quan tham mưu hoạch định chiến lược, chính sánh của Đảng và Nhà nước.
- Làm công tác giảng dạy về Khoa học Hành chính, khoa học Quản lý tại các cơ sở giáo dục.
- Làm bộ phận hành chính của các doanh nghiệp
Các trường đào tạo ngành quản lí nhà nước
Học ngành quản lý nhà nước ở đâu? Ngành này có những đặc thù và đòi hỏi chuyên môn nhất định nên việc đào tạo chuyên ngành này cũng có những yêu cầu và giới hạn nhất định. Theo sự phê duyệt của chính phủ thì hiện tại chỉ có các trường sau có tuyển sinh chuyên ngành quản lí Nhà nước:
Tham khảo thêm: Cán sự là gì ? Định nghĩa và khái niệm về cán sự theo luật ?
+ Học viện báo chí tuyên truyền
Địa chỉ: 36 Xuân Thủy – Cầu Giấy – Hà Nội
Các khối tuyển sinh: Khối A;C;D với mức điểm chuẩn 16 điểm (năm 2018)
+ Đại học Nội Vụ
Địa chỉ: 36 Xuân LA; Tây Hồ; Hà Nội
Các khối tuyển sinh: A;C; D với mức điểm chuẩn từ 20 điểm trở lên (năm 2018)
+ Đại học Văn hóa Hà Nội
Địa chỉ: 418 Đường La Thành – Quận Đống Đa – Hà Nội – Việt Nam
Trường tuyển sinh khối C, D với mức điểm chuẩn là 17 điểm (năm 2018) cho ngành quản lí nhà nước về gia đình.
+ Đại học Khoa học – Đại học Huế
Địa chỉ: 77 Nguyễn Huệ, Huế, Việt Nam.
Website: www.husc.edu.vn
Lợi ích khi học ngành Quản lí Nhà nước
Bất cứ cái gì đều có giá trị của nó. Bạn bỏ ít nhất 4 năm ra để theo đuổi chuyên ngành quản lí Nhà nước. Vậy sau 4 năm với bao mồ hôi bao nước mắt bạn sẽ đánh đổi lại được gì so với những người khác. Bạn sẽ có được những lợi ích gì khi đến với môi trường này. Đó là:
+Được học tập với các giảng viên có trình độ 100% từ thạc sĩ trở lên
Tham khảo thêm: Thẻ căn cước công dân là gì
+ Được đào tạo bởi những học thuyết khoa học hàng đầu thế giới
+ Được tiếp cận và ứng dụng với những phương pháp tiên tiến hiện đại trong quá trình học
+ Môi trường học tập năng động, thực tiễn.
Kết thúc khóa đào tạo bạn sẽ có trong tay tấm bằng cử nhân với:
Hệ thống tư tưởng vững vàng
Nắm vững hệ thống pháp luật nước CHXHCN Việt Nam
Các kĩ năng thiết yếu: giao tiếp, lắng nghe, phân tích, khảo sát và tư duy độc lập
Sử dụng thành thạo các thủ tục hành chính trong đời sống
Quản lí Nhà nước là chuyên ngành bao trùm lên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị; ý tế; giáo dục; kinh tế; ngoại giao;…Phục vụ nhân dân, xây dựng một nhà nước pháp chế xã hội chủ nghĩa vững mạnh chính là mục tiêu mà các nhà quản lí hướng đến. Ngành học này nghe có vẻ khô khan, lí thuyết nhưng trên thực tế nó lại găn bó mật thiết với thực tiễn hàng ngày, đi sâu đi sát vào cuộc sống. Đây là lĩnh vực không thể thiếu đối với sự tồn tại của một quốc gia. Nếu bạn còn cân nhắc hay băn khoăn về vấn đề gì thuộc nhóm ngành quản lý nhà nước có thể gửi câu hỏi đến blog để chúng mình giải đáp. Hoặc liên hệ trực tiếp với trường đào tạo để nắm bắt thông tin kịp thời chính xác nhất nhé.
Hi vọng ý kiến tư vấn bên trên sẽ cho các bạn cái nhìn khái quát và hữu ích nhất về quản lí Nhà nước.
Đón đọc
✅ Ngành quản trị văn phòng.
✅ Ngành công nghệ sinh học tư vấn chọn trường và cơ hội việc làm.
Đăng bởi: THPT Sóc Trăng
Chuyên mục: Giáo dục
Đọc thêm: Lắt léo chữ nghĩa: Chủ nhật không đồng nghĩa với chúa nhật