logo-dich-vu-luattq

Giấy đăng ký kinh doanh và giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh khác giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, nhưng một số doanh nghiệp khi thành lập còn non trẻ chưa hiểu rõ về pháp luật hiểu nhầm Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do Phòng Đăng ký kinh doanh; thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp một loại giấy phép kinh doanh. Đây đều là hai loại giấy tờ pháp lí quan trọng và bắt buộc phải có để doanh nghiệp có thể đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp. Nhưng về bản chất, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Vậy dựa trên cơ sở và tiêu chí nào để có thể dễ dàng phân biệt giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.

Xem thêm: Giấy đăng ký kinh doanh và giấy phép kinh doanh

1. Thế nào là giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp?

Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp là loại giấy tờ “khai sinh” của một doanh nghiệp, trong đó có các nội dung như quy định tại điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020, điều kiện cấp theo điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020.

Theo đó, tại khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp.

Có thể thấy, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là giấy chứng nhận của cơ quan hành chính Nhà nước, ghi nhận một số thông tin cơ bản nhất về tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, địa chỉ đặt trụ sở doanh nghiệp, thông tin, địa chỉ, số CMND/ Hộ chiếu của người đại diện pháp luật doanh nghiệp, vốn điều lệ, mã số doanh nghiệp của doanh nghiệp và là cơ sở xác định nghĩa vụ bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp của Nhà nước.

2. Thế nào là giấy phép kinh doanh?

Theo khoản 1 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020 thì nghĩa vụ của doanh nghiệp là:

“Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh”.

Khi đáp ứng được các tiêu chí theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp thành lập doanh nghiệp trước hết cần thực hiện đăng ký ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, trong hệ thống ngành nghề kinh doanh được pháp luật quy định không phải tất cả ngành nghề đều dễ dàng đăng kí, có những ngành nghề kinh doanh có điều kiện kinh mà bắt buộc đối với doanh nghiệp phải đáp ứng nếu muốn kinh doanh ngành nghề đó.

Để công nhận sự hợp pháp ngành nghề kinh doanh có điều kiện cho doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp giấy phép chứng nhận doanh nghiệp đã đáp ứng đủ điều kiện được quy định theo pháp luật để kinh doanh ngành nghề hay đó chính là giấy phép kinh doanh.

Vậy dễ dàng nhận ra, giấy phép kinh doanh chính là yêu cầu bắt buộc để doanh nghiệp hoạt động trong một ngành nghề có điều kiện nhất định được phép hoạt động kinh doanh hợp pháp. Giấy phép kinh doanh là chứng thư pháp lí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận các ngành nghề hợp pháp của các cơ sở kinh doanh và cũng là cơ sở giúp cho quản lý nhà nước quản lý trật tự xã hội về điều kiện kinh doanh được trở nên dễ dàng hơn.

3. Phân biệt giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp?

Tóm lại, sau khi hoàn thành thủ tục về cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, thì doanh nghiệp sẽ được cấp giấy. Bên cạnh đó, để có thể hoạt động sản xuất kinh doanh trên thực tế, trong lĩnh vực, ngành nghề đòi hỏi có điều kiện cần có giấy phép của cơ quan chức năng chuyên ngành – nghĩa là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thì sau khi có “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”, doanh nghiệp phải xin cấp Giấy phép kinh doanh ngành nghề đó rồi mới được phép hoạt động. Dựa trên các đặc điểm nổi bật của hai loại giấy phép này, Luật Đại Nam xin đưa ra một số tiêu chí phân biệt giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp:

Thứ nhất, xét đến ý nghĩa về mặt pháp lý

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là giấy chứng nhận của cơ quan hành chính Nhà nước cho phép doanh nghiệp được thành lập đồng thời xác lập nghĩa vụ của Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp.

+ Giấy phép kinh doanh thể hiện sự cho phép các doanh nghiệp được hoạt động.

của cơ quan quản lý Nhà nước, hay còn gọi là cơ chế đề nghị – cấp.

Về điều kiện để doanh nghiệp được cấp giấy

+ Đối với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh.

Tên của doanh nghiệp được đặt đúng theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ.

Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

+ Đối với Giấy phép kinh doanh:

Tìm hiểu thêm: Mẫu xin đóng mã số thuế hộ kinh doanh

Điều kiện kinh doanh là yếu tố bắt buộc doanh nghiệp phải có; hoặc phải thực hiện khi kinh doanh trong các ngành, nghề cụ thể; được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh; chứng chỉ hành nghề; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác; chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.

Đối với mỗi ngành, nghề kinh doanh cụ thể sẽ có những yêu cầu riêng và điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Các điều kiện này có thể là về vấn đề đạo đức, xã hội, điều kiện về cơ sở vật chất; về vốn pháp định; hay buộc phải có chứng chỉ hành nghề;…

Về thủ tục cấp

+ Đối với Giấy phép kinh doanh bao gồm:

Thủ tục xin đăng ký giấy phép kinh doanh theo mẫu của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Hồ sơ xin đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp phải đầy đủ và hợp lệ.

Thẩm định, kiểm tra các điều kiện do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện.

+ Đối với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Xem xét tính hợp lệ hồ sơ đăng ký và cấp; hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Về thời hạn tồn tại

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Do nhà đầu tư quyết định thời hạn, không ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

+ Giấy phép kinh doanh: Thông thường, thời hạn của giấy phép kinh doanh sẽ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ghi vào giấy phép. Ngoài ra, với doanh nghiệp trong nước thì giấy phép kinh doanh có thời hạn sẽ tùy vào lĩnh vực kinh doanh có điều kiện được cấp theo quy định của pháp luật, và theo quy định của cơ quan quản lý chuyên ngành.

Quyền của Nhà nước

+ Đối với giấy đăng kí thành lập doanh nghiệp, chỉ cần có đủ hồ sơ hợp lệ, Nhà nước phải cấp cho doanh nghiệp.

+ Doanh nghiệp đăng ký giấy phép kinh doanh có đầy đủ hồ sơ, nhưng Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền vẫn có thể không cấp giấy phép kinh doanh khi nhận thấy ngành nghề đối tượng xin đăng kí kinh doanh sẽ gây ảnh hưởng đến các vấn đề chung trong thương mại hay ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng và xã hội.

4. Một số câu hỏi thường gặp

4.1 Nếu có giấy đăng kí thành lập doanh nghiệp mà chưa có giấy phép kinh doanh thì doanh nghiệp có được thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh không?

Như đã trình bày ở phần trên thì giấy phép kinh doanh là giấy phép thường được cấp sau giấy đăng kí thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên giấy phép kinh doanh cho phép doanh nghiệp được hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề có điều kiện. Bởi vậy nếu như doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề khác bao gồm cả ngành nghề có điều kiện và ngành nghề không có điều kiện, thì chỉ có giấy đăng kí thành lập doanh nghiệp, cơ sở đó được phép hoạt động trong lĩnh vực không yêu cầu có giấy phép kinh doanh. Còn trường hợp doanh nghiệp chỉ kinh doanh trong lĩnh vực, ngành nghề có điều kiện, tất nhiên sẽ không được phép thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật. Đồng thời có thể bị xử lí vi phạm hành chính theo Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh BỊ PHẠT như sau:

1.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong giấy phép kinh doanh;

b) Cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng giấy phép kinh doanh;

Đọc thêm:  Thủ tục mở lớp dạy tiếng anh

c) Thuê, mượn, nhận cầm cố, nhận thế chấp, mua, nhận chuyển nhượng giấy phép kinh doanh.

2.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời hạn, địa bàn, địa điểm hoặc mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp.

3.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định;

b) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi giấy phép kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực;

c) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định trong quá trình hoạt động kinh doanh;

d) Sử dụng giấy phép kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh.

4.

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh.

5.

Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này đối với đối tượng hoạt động sản xuất rượu công nghiệp; chế biến, mua bán nguyên liệu thuốc lá; sản xuất sản phẩm thuốc lá; kinh doanh phân phối, bán buôn rượu hoặc sản phẩm thuốc lá thực hiện hành vi vi phạm hành chính”.

4.2 Phải làm gì khi mất giấy đăng ký kinh doanh?

Doanh nghiệp để mất giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có thể để lại nhiều hậu quả và rủi ro, cụ thể:

– Khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan chức năng nhà nước thì không thể đáp ứng được đầy đủ giấy tờ hợp lệ;

-Ảnh hưởng đến một số hoạt động kinh doanh như: thủ tục vay vốn ngân hàng, đăng ký các dịch vụ về điện, nước, dịch vụ viễn thông,…

Vì thế, Luật Đại Nam xin đề xuất thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp tham khảo:

Bước 1. Doanh nghiệp cần soạn thảo đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định.

Bước 2. Doanh nghiệp scan và nộp hồ sơ online trên Cổng thông tin về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3. Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư sẽ cấp cho doanh nghiệp thông báo hồ sơ hợp lệ trong vòng 3 ngày tính từ lúc nhận hồ sơ trực tuyến.

Bước 4. Dựa vào thời gian hẹn trên phiếu tiếp nhận hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận, Doanh nghiệp lấy kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn cung cấp dịch vụ hãy liên hệ cho chúng tôi theo các thông tin sau:

– Hotline hỗ trợ 24/7: 0967.370.488/ 0975.422.489/ 0961.417.488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Tham khảo thêm: Đăng ký hộ sản xuất kinh doanh

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !