logo-dich-vu-luattq

Hóa đơn đã xuất nhưng khách hàng không lấy

CHÀO LUẬT SƯ! CÔNG TY EM LÀ CÔNG TY THƯƠNG MẠI VỪA RỒI EM CÓ 1 KHÁCH HÀNG. LẤY 1 ĐƠN HÀNG TRỊ GIÁ 60 TRIỆU. EM ĐÃ TÁCH RA THÀNH 3 TỜ HÓA ĐƠN NHƯNG KHÁCH HÀNG TRẢ LẠI VÌ KHÔNG CẦN, VẬY BÂY GIỜ EM CÓ THỂ HỦY VỚI LÝ DO KHÁCH HÀNG HỒI HÀNG MÀ KHÔNG CẦN LÀM BIÊN BẢN HỦY CÓ ĐƯỢC KHÔNG Ạ? HOẶC NẾU KHÔNG HỦY EM VẪN DÙNG LÀM BÁO CÁO THUẾ BÌNH THƯỜNG THÌ CÓ ẢNH HƯƠNG GÌ TỚI KHÁCH HÀNG KIA KHÔNG? VÌ HỌ ĐÃ BÁO KHÔNG LẤY HÓA ĐƠN CHO ĐƠN HÀNG NÀY?

MONG LUẬT SƯ GIẢI ĐÁP CHO EM, EM CẢM ƠN.

Xem thêm: Hóa đơn đã xuất nhưng khách hàng không lấy

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật thuế của công ty Luật Minh Khuê

>> Luật sư tư vấn luật thuế trực tuyến, Gọi 1900.6162

Trả lời

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý

Thông tư số 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành nghị định số 51/2010/NĐ-CP và nghị định số 04/2014/NĐ-CP của chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.

2. Nội dung giải đáp

Căn cứ vào khoản 1 và điềm a khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành nghị định số 51/2010/NĐ-CP và nghị định số 04/2014/NĐ-CP của chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ quy định về việc lập hoá đơn như sau:

>&gt Xem thêm: Việc xuất hóa đơn 0% cho khách hàng trong khu chế xuất có sai thuế suất không ?

“Điều 16. Lập hóa đơn

1. Nguyên tắc lập hóa đơn

a) Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh chỉ được lập và giao cho người mua hàng hóa, dịch vụ các loại hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này.

b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa.

Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; không được tẩy xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có). Trường hợp hóa đơn tự in hoặc hóa đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hóa đơn thì không phải gạch chéo.

c) Hóa đơn được lập một lần thành nhiều liên. Nội dung lập trên hóa đơn phải được thống nhất trên các liên hóa đơn có cùng một số.

d) Hóa đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn.

Trường hợp tổ chức kinh doanh có nhiều đơn vị trực thuộc trực tiếp bán hàng hoặc nhiều cơ sở nhận ủy nhiệm cùng sử dụng hình thức hóa đơn đặt in có cùng ký hiệu theo phương thức phân chia cho từng cơ sở trong toàn hệ thống thì tổ chức kinh doanh phải có sổ theo dõi phân bổ số lượng hóa đơn cho từng đơn vị trực thuộc, từng cơ sở nhận ủy nhiệm. Các đơn vị trực thuộc, cơ sở nhận ủy nhiệm phải sử dụng hóa đơn theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn trong phạm vi số hóa đơn được phân chia.

Trường hợp tổ chức kinh doanh có nhiều cơ sở bán hàng hoặc nhiều cơ sở được ủy nhiệm đồng thời cùng sử dụng một loại hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử có cùng ký hiệu theo phương thức truy xuất ngẫu nhiên từ một máy chủ thì tổ chức kinh doanh phải có quyết định phương án cụ thể về việc truy xuất ngẫu nhiên của các cơ sở bán hàng và đơn vị được ủy nhiệm. Thứ tự lập hóa đơn được tính từ số nhỏ đến số lớn cho hóa đơn truy xuất toàn hệ thống của tổ chức kinh doanh.

2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn

a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn

Tìm hiểu thêm: Hóa đơn là gì? Nội dung chi tiết của hóa đơn

Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

Ngày lập hóa đơn đối với hoạt động cung cấp điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình thực hiện chậm nhất không quá bảy (7) ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình với người mua.

Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

Trường hợp tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

Ngày lập hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu do người xuất khẩu tự xác định phù hợp với thỏa thuận giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.

Trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho người mua thường xuyên là tổ chức, cá nhân kinh doanh; cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, ngày lập hóa đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của hai bên, nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ.

Ngày lập hóa đơn đối với việc bán dầu thô, khí thiên nhiên, dầu khí chế biến và một số trường hợp đặc thù thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính…”

Vậy khi có hoạt động mua bán hàng hoá, dịch vụ thì người bán phải lập hoá đơn xuất hàng hoá (Hoá đơn đầu ra). Ngày lập là ngày chuyển giao quyền sở hữu không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Hoá đơn đầu ra của công ty bạn thì công ty phải giữ lại để thực hiện báo cáo với cơ quan thuế tình hình sử dụng hoá đơn.

– Việc báo cáo với cơ quan thuế sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 27 Thông tư số 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành nghị định số 51/2010/NĐ-CP và nghị định số 04/2014/NĐ-CP của chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ như sau:

“Điều 27. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

Hàng quý, tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ (trừ đối tượng được cơ quan thuế cấp hóa đơn) có trách nhiệm nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp, kể cả trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn Quý I nộp chậm nhất là ngày 30/4; quý II nộp chậm nhất là ngày 30/7, quý III nộp chậm nhất là ngày 30/10 và quý IV nộp chậm nhất là ngày 30/01 của năm sau (mẫu số 3.9 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn, tại Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ghi số lượng hóa đơn sử dụng bằng không (=0)

Riêng doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in, doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế thuộc diện mua hóa đơn của cơ quan thuế theo hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư này thực hiện nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng.

Thời hạn nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo. Việc nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng được thực hiện trong thời gian 12 tháng kể từ ngày thành lập hoặc kể từ ngày chuyển sang diện mua hóa đơn của cơ quan thuế. Hết thời hạn trên, cơ quan thuế kiểm tra việc báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và tình hình kê khai, nộp thuế để thông báo doanh nghiệp chuyển sang Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý. Trường hợp chưa có thông báo của cơ quan thuế, doanh nghiệp tiếp tục báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng.

>&gt Xem thêm: Cách xử lý chênh lệch tỷ giá khi mua hàng và thanh toán nợ khách hàng ?

Tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn khi chia, tách, sáp nhập, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước cùng với thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế.

Trường hợp tổ chức, hộ, cá nhân chuyển địa điểm kinh doanh đến địa bàn khác địa bàn cơ quan thuế đang quản lý trực tiếp thì phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn với cơ quan thuế nơi chuyển đi.

Hóa đơn thu cước dịch vụ viễn thông, hóa đơn tiền điện, hóa đơn tiền nước, hóa đơn thu phí dịch vụ của các ngân hàng, vé vận tải hành khách của các đơn vị vận tải, các loại tem, vé, thẻ và một số trường hợp khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính không phải báo cáo đến từng số hóa đơn mà báo cáo theo số lượng (tổng số) hóa đơn. Cơ sở kinh doanh phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của số lượng hóa đơn còn tồn đầu kỳ, tổng số đã sử dụng, tổng số xoá bỏ, mất, hủy và phải đảm bảo cung cấp được số liệu hóa đơn chi tiết (từ số…đến số) khi cơ quan thuế yêu cầu.

3. Cách xử lý khi người mua hàng không lấy hóa đơn GTGT

Căn cứ Điểm b, Khoản 7, Điều 3 của Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định về việc lập hóa đơn thì:

Tham khảo thêm: Hóa đơn điện tử cho cửa hàng bán thuốc, hệ thống nhà thuốc

“Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:

7. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:

b) Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 2 Điều 16 như sau:

Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.

Riêng đối với các đơn vị bán lẻ xăng dầu, nếu người mua không yêu cầu lấy hóa đơn, cuối ngày đơn vị phải lập chung một hóa đơn cho tổng doanh thu người mua không lấy hóa đơn phát sinh trong ngày. […]”

Như vậy, khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có giá trị từ 200.000 đồng trở lên, người bán phải lập hóa đơn kể cả khi người mua không lấy hóa đơn.

Doanh nghiệp có hành vi vi phạm quy định nêu trên sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 – 20.000.000 đồng theo quy định tại Điểm b, Khoản 4, Điều 38 của Nghị định 109/2013/NĐ-CP và phải lập hóa đơn giao cho người mua.

Lưu ý: Trường hợp bán hàng hóa có tổng giá trị thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì người bán không phải lập hóa đơn nhưng phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ (ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC), trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn

4. CÁCH XỬ LÝ HÓA ĐƠN DỊCH VỤ ĐÃ XUẤT NHƯNG BỊ TRẢ LẠI

Trường hợp 1: Công ty cung cấp dịch vụ đã bàn giao dịch vụ, xuất hóa đơn và 2 bên đã kê khai thuế. Nhưng trong quá trình sử dụng dịch vụ, dịch vụ không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nên khách hàng đã yêu cầu trả lại tiền, thanh lý hợp đồng và trả lại hóa đơn đã xuất.

>&gt Xem thêm: Kỹ năng tiếp xúc và tư vấn khách hàng của luật sư ?

  • “2. Trường hợp hóa đơn đã lập được giao cho người mua nếu phát hiện lập sai, hoặc theo yêu cầu của một bên, hàng hóa, dịch vụ đã mua bị trả lại hoặc bị đòi lại, hai bên lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn lập sai, hoặc hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ bị trả lại, bị đòi lại và lưu giữ hóa đơn tại người bán.”
  • “Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty đã xuất hóa đơn về việc cung cấp dịch vụ chỉnh sửa và phát triển phần mềm, Công ty và khách hàng đã kê khai thuế hóa đơn trên. Sau đó do dịch vụ không đáp ứng nhu cầu của khách hàng, khách hàng thanh lý hợp đồng, trả lại hóa đơn và không thanh toán cho Công ty thì:
  • Hai bên lập biên bản thu hồi hóa đơn của dịch vụ ghi trong biên bản thanh lý hợp đồng và lưu giữ hóa đơn tại nơi người bán theo hướng dẫn tại Điều 17 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP của Bộ Tài chính nêu trên. Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện được nội dung lý do thanh lý hợp đồng và các thỏa thuận bồi thường giữa hai bên (nếu có). Đồng thời, Công ty thực hiện điều chỉnh, khai bổ sung hồ sơ khai thuế theo quy định tại Khoản 5 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC.”

Trường hợp 2: Khách hàng kết thúc thời hạn sử dụng dịch vụ trước hạn nhưng hóa đơn giá trị gia tăng đã xuất cho toàn bộ thời hạn của hợp đồng.

  • “3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).”
  • “Trường hợp Công ty thuê nhà của Công ty CP IHanoi cho chuyên gia nước ngoài ở, khi trả tiền thuê nhà 6 tháng đã nhận được hóa đơn của Công ty CP IHanoi xuất. Do thời gian thuê nhà kết thúc trước thời hạn, Công ty được Công ty CP IHanoi trả lại tiền thuê nhà cho 3 tháng chưa sử dụng thì hai bên lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ nội dung điều chỉnh, đồng thời Công ty CP IHanoi lập hóa đơn điều chỉnh. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh giảm số tháng cho thuê, giá thuê, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, các bên kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).”

5. Cách lập hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được dùng để khuyến mạicho người lao động và tiêu dùng nội bộ

Theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 và Tiết 2.4, Điểm 2, Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư thì các trường hợp trên đều phải lập hoá đơn GTGT. Đối với hàng hoá dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu trên hoá đơn ghi tên và số lượng hàng hoá, ghi rõ là hàng khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu không thu tiền; dòng thuế suất, thuế GTGT không ghi, gạch chéo; đối với hàng hoá dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ thì trên hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hoá đơn xuất bán hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

>&gt Xem thêm: Thư tư vấn pháp lý thường dùng – Mẫu thư phản hồi yêu cầu tư vấn cụ thể của khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua Tư vấn pháp luật miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật doanh nghiệp – Công ty luật Minh KHuê

Tham khảo thêm: Thời điểm xuất hóa đơn xây dựng

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !