logo-dich-vu-luattq

điều kiện khởi tố vụ án hình sự

Căn cứ khởi tố vụ án hình sự?

Căn cứ khởi tố vụ án hình sự được quy định tại Điều 143 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015như sau:

“Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:

Xem thêm: điều kiện khởi tố vụ án hình sự

1. Tố giác của cá nhân;

2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;

5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;

6. Người phạm tội tự thú.”

Quy định về căn cứ khởi tố vụ án hình sự theo Bộ luật Tố tụng hình sự

Thứ nhất: Khởi tố vụ án hình sự:

Khởi tố vụ án là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng và từ đó các quan hệ tố tụng bắt đầu phát sinh. Tầm quan trọng và ý nghĩa mở đầu một quá trình tố tụng của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự nằm ở chỗ, chính trong giai đoạn này các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền trên cơ sở những thông tin ban đầu thu thập được đi đến xác định có hay không có căn cứ để khởi tố vụ án hình sự hoặc không khởi tố vụ án hình sự. Dựa trên cơ sở đó cơ quan có thẩm quyền ra quyết định phù hợp.

Khi phát sinh những quan hệ tố tụng thì cũng là lúc có thể nảy sinh các vấn đề liên quan đến các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia các quan hệ đó. Vì thế việc xác định căn cứ khởi tố nhằm hạn chế tối đa những khả năng vi phạm các quyền cơ bản của công dân đồng thời xác định thời điểm mà các quan hệ tố tụng được khởi phát là cơ sở cho việc thực hiện các quy định pháp luật tố tụng hình sự khác liên quan đến sự kiện pháp lý phải điều chỉnh.

Ý nghĩa thực tiễn của vấn đề giải quyết đúng đắn những nhiệm vụ của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự đặt ra yêu cầu phải có quy định về căn cứ khởi tố vụ án hình sự. Bởi vì, nếu như mục tiêu chung của tố tụng hình sự là nhằm “phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội”, thì khởi tố vụ án hình sự là “phát hiện chính xác, nhanh chóng những tội phạm đã xảy ra để” từ đó đề ra những biện pháp phù hợp cho việc điều tra làm rõ và xử lý công minh đối với mọi tội phạm. Bằng cách đó, khởi tố không chỉ góp phần thực hiện mục tiêu chung của tố tụng hình sự mà còn là bảo đảm quan trọng để toàn bộ quá trình tố tụng hình sự được khởi hành và khởi hành đúng hướng, theo đúng mục tiêu.

Khởi tố đúng đắn và kịp thời là một trong những bảo đảm quan trọng để xử lý nhanh chóng, công minh đối với hành vi phạm tội đã xảy ra. Ngược lại, nếu các hoạt động tố tụng hình sự trong giai đoạn khởi tố (ví dụ như tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm…) không đầy đủ, đúng đắn, bị những định kiến chủ quan hoặc nhận thức sai lệch, thiếu kiểm tra, xác minh cần thiết… thì có thể dẫn đến chậm trễ, không phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi phạm tội, hoặc sẽ gặp những khó khăn trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

Tham khảo thêm: án treo luật hình sự 2015

Việc khởi tố vụ án hình sự có ý nghĩa rất quan trọng đối với toàn bộ hoạt động tố tụng tiếp theo. Cuộc điều tra có đạt được kết quả khách quan, toàn diện và đầy đủ hay không, tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản và các quyền tự do dân chủ khác của công dân được pháp luật thừa nhận có được thực sự tôn trọng hay không, phụ thuộc rất nhiều vào việc thực hiện đúng đắn và nghiêm chính những quy định về khởi tố vụ án hình sự.

Thứ hai: Căn cứ khởi tố vụ án hình sự

Vụ án hình sự chỉ có thể được khởi tố khi có căn cứ luật định.

Điều 143 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định căn cứ để khởi tố vụ án hình sự. Để loại trừ những trường hợp oan sai, Điều luật quy định khả năng duy nhất cho phép khởi tố vụ án. Đó là khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm.

Dấu hiệu tội phạm chính là những tài liệu ban đầu về sự kiện phạm tội nói chung, chưa phải tài liệu về người phạm tội cụ thể nào và thực tế cho thấy có những trường hợp lúc đầu mới chỉ biết những thông tin về sự kiện nhưng khi kiểm tra thì sự kiện đó không đủ dấu hiệu tội phạm. Điều luật quy định trên cơ sở đó xác định căn cứ để khởi tố vụ án mà chưa nói đến khởi tố bị can bởi vì những dấu hiệu ban đầu đó chỉ mới cho phép xác định có tội phạm xảy ra còn ai là người có hành vi phạm tội thì cần thiết phải tiến hành những hoạt động tố tụng hình sự khác sau khi khởi tố mới có thể xác định được. Cũng vì thế, luật quy định khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm thì phải khởi tố vụ án hình sự ngay để làm cơ sở cho các hoạt động điều tra, chứ không được đợi đến khi phát hiện ra người phạm tội thì mới quyết định khởi tố. Đồng thời luật cũng chưa cho phép quyết định khởi tố bị can ngay đồng thời với khởi tố vụ án.

Có dấu hiệu tội phạm chính là căn cứ cần và đủ để khởi tố vụ án hình sự.

Dấu hiệu tội phạm được xác định trên cơ sở những thông tin thu được từ những nguồn nhất định. Điều luật quy định 6 nguồn thông tin cụ thể làm cơ sở xác định có dấu hiệu tội phạm.

Bằng việc khởi tố vụ án hình sự, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra văn bản xác định có dấu hiệu tội phạm để tiến hành cuộc điều tra theo tố tụng hình sự. Theo quy định hiện hành thì: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm có thể khởi tố vụ án hình sự.

Khi nhận được sự tố giác hay tin báo về tội phạm, cơ quan có thẩm quyền khởi tố phải kiểm tra nhằm xác định có dấu hiệu tội phạm hay không và có những căn cứ được khởi tố vụ án hình sự hay không, để ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự.

Chỉ sau khi đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thì mới được thực hiện các hoạt động tố tụng khác như bắt người, khám xét, trừ một số trường hợp luật định.

Khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền khởi tố phải căn cứ vào một trong những cơ sở được nêu ở Điều 143 của Bộ luật tố tụng hình sự, phân tích, đánh giá để đi đến những kết luận:

+ Có sự việc đã xảy ra hay không, thời gian, địa điểm, diễn biến sự việc…

+ Sự việc có đủ dấu hiệu một tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự hiện hành hay không ?

Tìm hiểu thêm: Quy trình giải quyết vụ án hình sự

Xác định dấu hiệu của tội phạm ở giai đoạn này là xác định những dấu hiệu hành vi và sự kiện phạm tội. Luật chưa yêu cầu phải xác định người phạm tội. Để xác định được người phạm tội thường phải trải qua một loạt các hoạt động điều tra mà thông thường được tiến hành sau khi đã khởi tố vụ án hình sự. Để xác định dấu hiệu tội phạm làm căn cứ quyết định khởi tố vụ án hình sự, phải phân tích trong những nguồn tin ban đầu mà luật quy định là cơ sở xác định dấu hiệu tội phạm.

Những cơ sở để từ đó xác định dấu hiệu tội phạm làm căn cứ khởi tố đã được quy định là:

– Tố giác của cá nhân;

– Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

– Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

– Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;

– Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;

– Người phạm tội tự thú

Cần phân biệt dấu hiệu, cơ sở và căn cứ để khởi tố vụ án. Năm nguồn thông tin nêu trên chỉ mới là những cơ sở ban đầu để cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền nghiên cứu (xác minh, thẩm tra hay bằng các biện pháp tố tụng hình sự khác…) nhằm xác định có đủ hay không căn cứ để khởi tố vụ án hình sự. Điều đó có nghĩa là những nguồn tin đó chưa phải là căn cứ khởi tố mà chúng mới chỉ là nguồn, là cơ sở hàm chứa những thông tin cho phép đi đến kết luận có căn cứ hay không để khởi tố vụ án hình sự.

Nói cách khác, có thể có những dấu hiệu nêu tại Điều 143 nhưng vẫn không khởi tố vụ án hình sự khi cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền thấy rằng không có căn cứ để khởi tố. Ngược lại, cơ quan tiến hành tố tụng không thể tìm những căn cứ ở đâu khác ngoài những cơ sở nêu trên để xác định căn cứ khởi tố vụ án hình sự. Những thông tin từ các nguồn không thỏa mãn là một trong năm cơ sở (nguồn) nói trên không thể làm cơ sở xác định căn cứ khởi tố vụ án hình sự.

Từ việc quy định 6 cơ sở để xác định căn cứ khởi tố như trên, cho ta thấy, ngoài những tin báo, tố giác về tội phạm do công dân, cơ quan tổ chức xã hội hay phương tiện thông tin đại chúng cung cấp, hoặc người phạm tội tự thú. Điều luật đã quy định rõ những cơ quan mà thông tin tài liệu của họ thu thập được trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình có giá trị làm cơ sở để xác định căn cứ khởi tố vụ án hình sự. Đó là: Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án, Bộ đội biên phòng, Hải quan. Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của lực lượng Công an nhân dân. Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm.

Trong số các chủ thể được liệt kê ở trên thì Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân là các cơ quan quản lý nhà nước, chức năng chính của họ là hành chính – quản lý. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước trên lĩnh vực cụ thể, các cơ quan này phải thực hiện chức năng thanh tra và do đó có khả năng phát hiện những dấu hiệu tội phạm. Vì vậy, luật cho phép các cơ quan, đơn vị này được tiến hành một số hoạt động điều tra.

Theo quy định tại điều luật này, trong trường hợp đó, những thông tin mà họ thu được trở thành có giá trị pháp lý là cơ sở để xem xét vấn đề khởi tố vụ án hình sự.

Đọc thêm: Thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !