Không tự nhiên mà hoạt động tư vấn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam lại được chú trọng với cường độ mạnh mẽ như hiện nay, bởi xu thế cũng như chính sách của cơ chế pháp luật hiện này đang khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn vào thị trường Việt Nam.
Hoạt động này được xem như một mắt xích trong mối quan hệ kinh tế quốc tế, là bàn đẩy giúp nền kinh tế của mỗi quốc gia phát triển hơn, một chỉ số đánh giá khả năng kinh tế của quốc gia đó. Đây cũng được xem là một trong những xu hướng tất yếu trong mũi nhọn của nền kinh tế của mỗi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Chính vì vậy không khó hiểu khi Nhà nước ta có những cơ chế mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài vào nước ta. Càng là những nước đang thuộc diện đang phát triển, thì chính sách này càng nên được đẩy mạnh. Bởi nó mang lại nhiều lợi ích cho chính quốc gia đó.
Xem thêm: Tại sao phải thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Vốn đầu tư nước ngoài – một trong những nguồn vốn hữu ích cho sự phát triển kinh tế
Dĩ nhiên phải khẳng định điều này vì trong quá trình phát triển của một quốc gia thì yếu tố vốn là điều cần có, cũng như một mô hình doanh nghiệp muốn vươn lên cao hơn, có những lĩnh vực khác nữa thì cũng cần đến nguồn vốn. Nhưng không phải quốc gia nào cũng có đủ nguồn vốn trong nước để cung cấp cho nhu cầu phát triển, nên việc kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài là điều cần thiết. Đây sẽ là nền tảng giúp mỗi nước có điều kiện khai thác tiềm lực của chính mình, về các mặt tài nguyên, nhân lực, khí hậu….
Tìm hiểu thêm: Kinh tế vốn đầu tư nước ngoài
Thu hút vốn đồng thời với thu hút công nghệ tiên tiến
Đồng thời với việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta, thì kéo theo đó chính là các thành tựu khoa học công nghệ, dây chuyền sản xuất cũng như cách thức quản lý tiên tiến để có thể có được sự phát triển toàn diện nhất. Sự tham gia của những chuyên gia hàng đầu thế giới về các lĩnh vực sẽ tạo điều kiện học hỏi tối đa cho đội ngũ nhân viên ở Việt Nam, từ đó làm tăng chất lượng lao động trong nước. Nhưng dĩ nhiên cấp độ tiếp thu và áp dụng được tới đâu lại do chính nhân lực trong nước quyết định.
Giải quyết vấn đề việc làm
Là một quốc gia đang phát triển nên Việt Nam gặp khá nhiều khó khăn trong việc giải quyết vấn đề cho người lao động, đông dân nhưng lại không có điều kiện sử dụng nhân lực. Nên một sự thành lập công ty liên doanh, hay thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, sẽ là bàn đạp tích cực giúp người lao động có thêm việc làm. Vừa giúp dân cư có thêm thu nhập, vừa giúp chính doanh nghiệp đó khai thác được nguồn lao động giá rẻ. Đồng thời cũng góp phần nâng cao tay nghề của chính những lao động này.
Tăng doanh thu cho ngân sách nhà nước
Tham khảo thêm: Tình hình đầu tư gián tiếp nước ngoài vào việt nam
Đối với việc kêu gọi được vốn đầu tư nước ngoài, cũng sẽ góp phần tăng doanh thu cho ngân sách nhà nước từ chính các công ty này. Bởi hoạt động kinh doanh đa dạng và được thực hiện bằng mọi điều kiện tốt nhất, mang đến doanh thu cao thì cũng sẽ giúp cho ngân sách Nhà nước được tăng lên đáng kể..
Ngoài ra bằng việc thu hút vốn, công nghệ nước ngoài, chúng ta cũng sẽ có điều kiện tốt hơn để giao lưu, trao đổi công nghệ với các nước, nâng cao năng lực quản lý của chính nhân sự trong nước. Đồng thời nâng cao sự uy tín và vị thế của chính các doanh nghiệp trong nước.
Những thách thức cần đối mặt
Có cơ hội thì cũng đồng thời với những thách thức mà thị trường trong nước cần đối mặt khi kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài. Chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực từ chính nguồn vốn này. Vì thế đồng thời với việc kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài thì chúng ta cũng cần có những quy định cụ thể để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư trong nước và điều chỉnh nó theo bối cảnh kinh tế cụ thể.
Nói tóm lại, khi một quốc gia đang phát triển như Việt Nam muốn thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thì cần phải đưa ra những quy đinh pháp lý hợp lý, công bằng giữa các nhà đầu tư, đảm bảo tính minh bạch, thân thiện, đúng quy trình trong quá trình thực hiện. Ho vọng bài chia sẻ này đã phần nào giúp bạn hình dung được những lợi ích thiết thực của việc kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Tham khảo thêm: Cấp giấy chứng nhận đầu tư cho người nước ngoài