Khi nào tạm đình chỉ vụ án hình sự?
Xem thêm: Các trường hợp đình chỉ vụ án hình sự
1. Tạm đình chỉ vụ án hình sự trong giai đoạn truy tố
Theo khoản 1 Điều 247 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi 2021) thì Viện kiểm sát quyết định tạm đình chỉ vụ án trong các trường hợp:
– Khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo thì có thể tạm đình chỉ vụ án trước khi hết thời hạn quyết định việc truy tố;
– Khi bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn quyết định việc truy tố; trong trường hợp này phải yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can trước khi tạm đình chỉ vụ án.
Việc truy nã bị can được thực hiện theo quy định tại Điều 231 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015;
– Khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp mà chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn quyết định việc truy tố.
Tham khảo thêm: Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự
Trong trường hợp này, việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp tiếp tục tiến hành cho đến khi có kết quả.
– Khi không thể tiến hành các hoạt động tố tụng để quyết định việc truy tố vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh nhưng đã hết thời hạn quyết định việc truy tố.
Lưu ý: Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để tạm đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả bị can thì tạm đình chỉ vụ án đối với từng bị can.
2. Tạm đình chỉ vụ án trong giai đoạn xét xử
Khoản 1 Điều 281 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi thuộc một trong các trường hợp:
– Có căn cứ quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 229 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, cụ thể:
+ Khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo thì có thể tạm đình chỉ điều tra trước khi hết thời hạn điều tra;
+ Khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn điều tra.
Đọc thêm: Thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Trong trường hợp này, việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.
– Không biết rõ bị can, bị cáo đang ở đâu mà đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử; trường hợp này phải yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã bị can, bị cáo trước khi tạm đình chỉ vụ án.
Việc truy nã bị can, bị cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 231 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015;
– Chờ kết quả xử lý văn bản pháp luật mà Tòa án kiến nghị.
– Trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố mà Hội đồng xét xử xét thấy việc rút quyết định truy tố không có căn cứ thì quyết định tạm đình chỉ vụ án và kiến nghị Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. (Khoản 4 Điều 326 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)
Lưu ý: Trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để tạm đình chỉ không liên quan đến tất cả bị can, bị cáo thì có thể tạm đình chỉ vụ án đối với từng bị can, bị cáo.
Diễm My
Đọc thêm: Chứng cứ trong tố tụng hình sự