Hiện tại hồ sơ bổ sung ngành nghề có thể nộp trực tiếp hoặc qua mạng (trừ Hà Nội, Bình Dương). Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn nộp online chi tiết nhất từng bước theo hình ảnh dựa trên kinh nghiệm thực tế của chị Kim Oanh – trưởng phòng pháp lý Anpha chi nhánh Hà Nội.
Bài viết tổng hợp về thủ tục nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề cũng như cách thức mã hóa ngành nghề của doanh nghiệp, kèm theo những ví dụ cụ thể. Nếu như bạn đang có ý định bổ sung ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp nhưng không biết bắt đầu từ đâu và nộp hồ sơ như thế nào, hãy tham khảo bài viết dưới đây
Xem thêm: Cách đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh
Nội dung chính
I. Cách tra cứu mã hóa ngành nghề cần bổ sung:
1. Lên danh sách những ngành nghề cần bổ sung:
Trước khi mã hóa ngành nghề kinh doanh, bạn phải xác định bạn bổ sung ngành nghề gi và lên danh sách (số lượng ngành nghề đăng ký không giới hạn)
Ví dụ: Bạn muốn bổ sung ngành nghề về giáo dục, xây dựng….
2. Tra cứu mã hóa ngành nghề cần bổ sung:
Khi bạn đã xác định được mình có ý định bổ sung ngành nghề gi, bước tiếp theo tra cứu mã hóa ngành nghề và lập bảng ngành nghề theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 06/07/2018.
Xem thêm: Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh
Ví dụ: Bạn muốn bổ sung ngành nghề về xây dựng, bạn hãy hình dung mình làm những gì về xây dựng ví dụ như xây nhà, bán vật liệu, thiết kế…..và tìm các từ tương tự có liên quan đến ngành xây dựng trong quyết định 27/2018/QĐ – TTg, chỉ được lấy mã ngành cấp 4 (bốn số)
– Đối với hình ảnh trên, chúng ta sẽ có được những mã ngành cấp 4 (bốn số) về xây dựng
Tìm hiểu thêm: Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
Ví dụ:
STT
TÊN NGÀNH
MÃ NGÀNH
1
Xây dựng nhà để ở
4101
2
Xây dựng nhà không để ở
4102
3
Xây dựng công trình đường sắt
4211
– Tương tự như vậy bạn hãy tìm tất cả những từ có liên quan đến ngành nghề mình cần bổ sung và mã hóa như trên
– Trong trường hợp ngành nghề kinh doanh của bạn có chữ khác, hoặc chưa được phân vào đâu bạn phải ghi chi tiết mã ngành đó
Tìm hiểu thêm: Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
Ví dụ:
Mã ngành 8559: Giáo dục khác chưa được phân vào đâu
Chi tiết:
– Giáo dục không xác định theo cấp độ tại các trung tâm đào tạo bồi dưỡng;
– Các dịch vụ dạy kèm (gia sư);
– Giáo dục dự bị;
– Các trung tâm dạy học có các khoá học dành cho học sinh yếu kém;
– Sau khi bạn đã tìm được tất cả những ngành nghề cần bổ sung, bạn sẽ xây dựng được bảng ngành nghề
Tìm hiểu thêm: Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
Ví dụ:
STT
TÊN NGÀNH
MÃ NGÀNH
II. Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh
Hồ sơ bao gồm:
1.Quyết định bổ sung ngành nghề của chủ sở hữu đối với công ty TNHH một thành viên hoặc biên bản họp + quyết định bổ sung ngành nghề của đại hội đồng cổ đông, hội đồng thành viên đối với công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Trong quyết định, biên bản họp nội dung bao gồm: ngành nghề cần mã hóa lại (nếu có), ngành nghề cần bổ sung, sửa đổi điều lệ điều mấy…
2. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo mẫu Phụ lục II-1, thông tư Số: 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01 tháng 12 năm 2015. Nội dung thông báo giống như trong quyết định, biên bản họp, tuy nhiên thêm phần ngành nghề kinh doanh của công ty sau thay đổi (lập bảng toàn bộ ngành nghề kinh doanh của công ty kể cả ngành nghề cũ + ngành nghề mới)
3. Giấy ủy quyền + chứng minh thư photo của người được ủy quyền (trong trường hợp người đại diện không trực tiếp đi nộp hồ sơ)
III. Trình tự thủ tục nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh
1.Chuẩn bị hồ sơ bản cứng
Bao gồm đầu hồ sơ như đã nêu ở mục II, ký đóng dấu đầy đủ
2. Nộp hồ sơ qua mạng
Bước 1: Scan tất cả hồ sơ
Bước 2: Vào trang dangkykinhdoanh.gov.vn – đăng ký trực tuyến – đăng nhập tài khoản
Vào phần đăng ký doanh nghiệp:
Bước 3:Ấn nộp hồ sơ sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh – ấn tiếp theo
Ấn đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp – ấn tiếp theo
Bước 4: Ấn mã số doanh nghiệp – ấn tìm kiếm để hiện ra tên doanh nghiệp – ấn tiếp theo
Chọn trường thông báo thay đổi – ấn tiếp theo
Chọn những loại văn bản sẽ nộp – ấn tiếp theo
Bước 5: Vào trường ngành nghề kình doanh
Ấn lần lượt các ngành nghề bạn cần bổ sung – Ấn lưu lại (đối với những ngành nghề có chi tiết)
Bước 6: Sau khi đã chọn và lưu tất cả những ngành nghề cần bổ sung – điền thông tin vào trường người liên hệ, người ký (thông tin của người nộp hồ sơ qua mạng)
Tham khảo thêm: Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tiếng anh
Bước 7: Ấn vào văn bản đính kèm – Tải các văn bản đã scan từ đầu lên và lưu lại:
Sau khi đã tải đầy đủ các file lên, bạn ấn trở về – ấn chuẩn bị, màn hình sẽ hiện lên, bạn điền số theo hướng dẫn – ấn xác nhận
Bước 8: Ấn ký số xác thực bằng tài khoản đăng ký kinh doanh:
Ấn tôi xin cam đoan và xác nhận
Bước 9: Ấn nộp hồ sơ vào phòng đăng ký kinh doanh:
èNhư vậy bạn đã hoàn thành việc nộp hồ sơ qua mạng, khi nộp hồ sơ qua mạng xong, phòng đăng ký kinh doanh sẽ gửi vào mail bạn giấy biên nhận hẹn ngày trả kết quả xử lý hồ sơ
– Sau 3 ngày, nếu hồ sơ bạn bị sai hoặc thiếu sót, phòng đăng ký sẽ gửi thông báo và hướng dẫn sửa hồ sơ vào mail của bạn, bạn sẽ nộp lại hồ sơ theo hướng dẫn sửa và đợi ba ngày tiếp theo
– Còn trong trường hợp sau 3 ngày, hồ sơ bạn hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ gửi hợp lệ về mail bạn:
3. Nộp hồ sơ bản cứng và lấy kết quả
Sau khi nhận được thông báo hợp lệ, bạn in giấy biên nhận hồ sơ + thông báo hợp lệ kèm hồ sơ bản cứng vào nộp tại bộ phận mở cửa Phòng đăng kinh doanh
Đối với các hồ sơ mất phí công bố, bạn mang theo phí để nộp (với mỗi tỉnh thành có mức phí công bố khác nhau)
Sau khi nộp hồ sơ bản cứng vào, trong ngày hôm đó (thường sau vài tiếng) bạn sẽ nhận được kết quả tại bộ phận một cửa
IV. Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề:
1.Mã hóa lại ngành nghề kinh doanh theo quyết định mới:
Hiện nay, theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 06/07/2018, đã thay đổi và xóa bỏ một số ngành nghề, vì vậy khi doanh nghiệp thưc hiện bất kỳ thủ tục nào liên quan đến ngành nghề đều phải tiến hành thủ tục mã hóa lại ngành nghề kinh doanh theo quyết định mới (trừ các doanh nghiệp thành lập sau ngày 1/8/2018)
Nhìn vào hình dưới đây, đối với màu đỏ là ngành nghề kinh doanh đã bị xóa theo quyết định số 27/2018/QĐ -TTg, màu xanh là những ngành nghề đã bị thay đổi theo quyết định mới này. Vì vậy doanh nghiệp cần tìm các mã ngành khác trong quyết số 27/2018/QĐ – TTg đối với những ngành nghề bị xóa hoặc sửa lại những ngành nghề đã bị thay đổi về câu chữ
Tất cả những ngành nghề mã hóa lại lập thành bảng và điền vào phiếu thông tin theo mẫu (Thông báo về, việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp – Phụ lục II-5 TT số: 02/2019/TT-BKHĐT) nộp kèm hồ sơ bổ sung ngành nghề (mục II)
Khi nộp hồ sơ qua mạng, bạn chỉ cần xóa đi các ngành nghề bị bôi đỏ + xanh và nhập lại theo những ngành nghề mà doanh nghiệp đã mã hóa
2. Bổ sung thông tin đăng ký thuế theo thông tư mới
Hiện nay, theo thông tư mới số: 02/2019/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 11/3/2019. Tất cả các doanh nghiệp khi nộp bất cứ hồ sơ thay đổi nào đều phải cập nhật lại thông tin đăng ký thuế bao gồm: thông tin cụ thể của kế toán trưởng và thông tin về phương pháp tính thuế của doanh nghiệp
Các thông tin trên cập nhật theo mẫu Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp – Phụ lục II-1 TT số 02/2019/TT-BKHĐT, nộp kèm hồ sơ bổ sung ngành nghề (mục II)
Khi nộp hồ sơ qua mạng, bạn điền đầy đủ thông tin kế toán trưởng vào trường người quản lý khác – ấn tạo mới, cụ thể:
Đối với phương pháp tính thuế, bạn ấn vào trường thông tin thuế, tích vào phương pháp tính thuế mà doanh nghiệp bạn đang áp dụng rồi ấn lưu, cụ thể:
Lưu ý: thủ tục trên áp dụng đối với tất cả các doanh nghiệp trên toàn quốc, nên bạn có doanh nghiệp ở bất kỳ tỉnh thành nào cần bổ sung ngành nghề thì đều có thể thực hiện thủ tục như vậy.
Gọi cho chúng tôi theo số 0967 370 488 (TP. HCM) hoặc 0967 370 488 (Hà Nội) để được hỗ trợ.
Kim Oanh – P. pháp lý Anpha HN
Tìm hiểu thêm: Thành lập công ty bảo vệ