logo-dich-vu-luattq

Phong tỏa tài sản là gì? Trường hợp nào Tòa án được áp dụng phong tỏa tài sản?

Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án thì phong tòa tài sản là một biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án áp dụng. Để hiểu rõ hơn về phong tỏa tài sản là gì? Trường hợp nào Tòa án được áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản thì sau dây Công ty Luật Quốc tế DSP giải đáp qua bài viết dưới đây:

1. Phong tỏa tài sản là gì?

Phong toả tài sản là gì? – Hình minh họa

Phong tỏa tài sản là cấm chuyển dịch, sử dụng, hủy hoại tài sản khi đã xác định được loại, số lượng, đặc điểm, giá trị tài sản.

Xem thêm: Phong tỏa là gì

Phong tỏa tài sản là một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.

2. Các trường hợp Tòa án được áp dụng phong tỏa tài sản

Theo quy định tại Điều 124, 125, 126 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì Tòa án được áp dụng phong tỏa tài sản trong trường hợp:

2.1. Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước

Theo quy định tại Điều 124 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.

2.2. Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ

Theo quy định tại Điều 125 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản đang gửi giữ và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.

2.3. Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ

Theo quy định tại Điều 126 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.

Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp đương sự có yêu cầu Tòa án đều áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ, ngay cả trong trường hợp việc yêu cầu là có căn cứ. Vì theo quy định tại khoản 4 Điều 133 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì “Tòa án chỉ được phong tỏa tài khoản, tài sản có giá trị tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện”. Về xác định giá trị tương đương khi phong tỏa tài khoản, tài sản được hướng dẫn tại Điều 12 Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐTP Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao ngày 24/09/2020 như sau:

+ Việc xác định nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ thực hiện phải căn cứ theo đơn khởi kiện, đơn phản tố của bị đơn và đơn yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

+ Tòa án chỉ được phong tỏa tài khoản, tài sản có giá trị bằng hoặc thấp hơn nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ chứng minh giá trị tài khoản, tài sản bị phong tỏa. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của tài liệu liên quan đến việc xác định giá trị tài sản và tài khoản cần phong tỏa. Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ và quy định pháp luật liên quan để xác định giá trị tài sản bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

+ Trường hợp tài sản bị yêu cầu phong tỏa là tài sản không thể phân chia được (không thể phong tỏa một phần tài sản) có giá trị cao hơn nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện theo đơn khởi kiện, Tòa án giải thích cho người yêu cầu biết để họ làm đơn yêu cầu áp dụng phong tỏa tài sản khác hoặc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác. Nếu họ vẫn giữ nguyên đơn yêu cầu, Tòa án căn cứ vào khoản 4 Điều 133 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 không chấp nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của họ.

3. Thủ tục yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản

Căn cứ theo khoản 1 Điều 133 Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì người yêu cầu Tòa án có thẩm quyền áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản phải làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản phải có các nội dung chính sau đây:

Đọc thêm: Chế độ tử tuất là gì? Điều kiện, mức hưởng, hồ sơ thủ tục hưởng chế độ tử tuất?

+ Ngày, tháng, năm làm đơn;

+ Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản;

+ Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp ;

+ Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

+ Lý do cần phải áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản;

+ Biện pháp phong tỏa tài sản được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.

Tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản đó.

4. Trách nhiệm do áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản không đúng

Trách nhiệm do áp dụng biện pháp phong toả tài sản không đúng – Hình minh họa

4.1. Đối với người yêu cầu

Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình; trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.

4.2. Đối với Tòa án

Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì Tòa án phải bồi thường nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Tòa án tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

+ Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời mà cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu;

+ Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

+ Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không có lý do chính đáng.

Tham khảo thêm: Mại dâm là gì ? Quy định pháp luật về mại dâm

Việc bồi thường thiệt hại quy định như trên được thực hiện theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

5. Cơ sở pháp lý

– Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015;

– Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐTP Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao ngày 24/09/2020 Hướng dẫn áp dụng một số quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự

Trên đây là bài viết của Công ty Luật Quốc tế DSP.

Mọi thông tin chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ với Công ty Luật Quốc tế DSP chúng tôi theo:

Điện thoại: 0967 370 488 8

Hotline: 0967 370 488 hoặc 089 661 7728

Email: info@dichvuluattoanquoc.com

Fanpage: facebook.com/dsplawfirm.vn

Miền Trung: 87 Phạm Tứ, Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

Miền Nam: Tầng 2, Toà nhà GP Bank, 83 Đinh Tiên Hoàng, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hoa Kỳ: 9869 Coronado Lake Drive, Boynton Beach City, Florida 33437, USA

Rất mong được hợp tác cùng Quý Khách!

Tham khảo thêm: Văn bản quản lý nhà nước là gì

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !