logo-dich-vu-luattq

Chủ doanh nghiệp là gì?

Chủ doanh nghiệp là gì?

Trong nền kinh tế hội nhập và phát triển hiện nay, việc thành lập doanh nghiệp để đầu tư và kinh doanh đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Cá nhân, tổ chức (nhà đầu tư) thực hiện đầu tư bằng tiền, tài sản… để thành lập các doanh nghiệp. Vậy trong một doanh nghiệp, ai là chủ doanh nghiệp? Kính mời quý khách hàng cùng Luật Phamlaw tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xem thêm: Chủ doanh nghiệp là gì

Hiện nay có rất nhiều các định nghĩa như thế nào là chủ doanh nghiệp. Chúng ta thường nghe nói nhiều về ông chủ, làm chủ, nhưng chúng ta đã bao giờ tự hỏi thế nào là một ông chủ doanh nghiệp theo đúng nghĩa chưa? Theo Forbes định nghĩa chủ doanh nghiệp là một người sở hữu và kiểm soát hệ thống kinh doanh và sở hữu từ 500 nhân viên làm việc trở lên. Một ông chủ doanh nghiệp phải là người có khả năng lãnh đạo và họ luôn tập hợp được những người giỏi xung quanh mình để phục vụ mục đích phát triển doanh nghiệp.

Vây Luật doanh nghiệp 2020 quy định như nào về chủ doanh nghiệp?

Chủ doanh nghiệp là người sở hữu doanh nghiệp, do vậy chủ doanh nghiệp có thể còn được gọi với tên khác đó là chủ sở hữu doanh nghiệp.

Theo quy định tại Khoản 10 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp được định nghĩa đó là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của phập luật nhằm mục đích kinh doanh. Ngoài việc phải thực hiện đăng ký thành lập để được hoạt động, doanh nghiệp còn phải đảm bảo điều kiện là tổ chức có tên riêng, có tài sản và trụ sở để giao dịch theo quy định.

Tìm hiểu thêm: Thế nào là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ?

Như vậy, có thể thấy mặc dù trong quy định của pháp luật chưa đưa ra khái niệm cụ thể về chủ sở hữu doanh nghiệp, tuy nhiên, đối chiếu với quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về quyền sở hữu, theo đó chủ sở hữu là chủ thể có các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Qua đó, có thể định nghĩa một cách khái quát, chủ sở hữu doanh nghiệp có thể là cá nhân, pháp nhân – những người đứng trên Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp, là người thành lập, điều hành doanh nghiệp và có đủ các quyền của một chủ sở hữu nói chung đối với doanh nghiệp của mình như chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.

Quyền của chủ sở hữu doanh nghiệp theo quy định hiện hành

Căn cứ điều 76 Luật doanh nghiệp 2020, quy định về quyền của chủ sở hữu doanh nghiệp như sau:

– Chủ sở hữu công ty là tổ chức có quyền sau đây:

  • Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
  • Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
  • Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý, Kiểm soát viên của công ty;
  • Quyết định dự án đầu tư phát triển;
  • Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;
  • Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;
  • Thông qua báo cáo tài chính của công ty;
  • Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác; quyết định phát hành trái phiếu;
  • Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác;
  • Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty;
  • Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty;
  • Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty;
  • Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản;
  • Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

– Chủ sở hữu công ty là cá nhân có quyền sau đây:

  • Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
  • Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác; quyết định phát hành trái phiếu;
  • Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty;
  • Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty;
  • Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản;
  • Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
  • Quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

Như vậy, pháp luật hiện hành quy định và phân biệt rõ về quyền của chủ sở hữu của doanh nghiệp là cá nhân và tổ chức. Một số quyền mà các tổ chức là chủ sở hữu có nhưng cá nhân là chủ sở hữu không có bao gồm: Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý, Kiểm soát viên của công ty; Quyết định dự án đầu tư phát triển; Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; Thông qua báo cáo tài chính của công ty; Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác; Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty. Quy định này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn hoạt động doanh nghiệp ở Việt Nam nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư là tổ chức khi thành lập doanh nghiệp.

Tìm hiểu thêm: Cho thuê mua nhà ở thương mại hiện nay được quy định như thế nào?

Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty theo quy định pháp luật:

Căn cứ theo quy định tại Điều 77 Luật doanh nghiệp 2020 quy định Nghĩa vụ của Chủ sở hữu công ty, bao gồm:

  • Góp đủ và đúng hạn vốn điều lệ công ty;
  • Tuân thủ Điều lệ công ty;
  • Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty với tài sản của công ty. Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với chi tiêu của Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
  • Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê, hợp đồng, giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu công ty;
  • Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu công ty và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty;
  • Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn;
  • Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Chiếu theo quy định trên có thể thấy ngoài những quyền mà chủ sở hữu doanh nghiệp có thể làm, pháp luật hiện hành quy định rất chi tiết các nghĩa vụ mà chủ sở hữu phải thực hiện trong việc thành lập và vận hành hoạt động công ty. Tuân thủ theo quy định của pháp luật và Điều lệ mà công ty quy định. Đồng thời, thực hiện tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty nhằm tránh tình trạng chủ sở hữu công ty sử dụng tài sản chung vào việc riêng.

Mặt khác, trong một số trường hợp nhất định, để đảm bảo quyền lợi của bên thứ ba (có thể là nhà nước hoặc cá nhân, pháp nhân khác), chủ sở hữu doanh nghiệp phải ưu tiên thực hiện các nghĩa vụ thanh toán với bên thứ ba trước khi rút lợi nhuận ra khỏi công ty. Ngoài ra, chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện rút vốn bằng phương thức chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác, đối với các phương thức khác ở đây sẽ hình thành mối quan hệ liên đới chủ sở hữu công ty và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.

Như vậy, pháp luật doanh nghiệp hiện hành chưa có khái niệm cụ thể về chủ sở hữu doanh nghiệp, tuy nhiên Luật doanh nghiệp 2020 quy định rất cụ thể và chi tiết về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu doanh nghiệp nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, doanh nghiệp, cá nhân và pháp nhân khác trong mối quan hệ làm ăn kinh doanh.

Chủ doanh nghiệp là gì- Luật Phamlaw

Trên đây là bài viết về Chủ doanh nghiệp là gì? Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 0967 370 488 hoặc 0967 370 488

Tham khảo thêm: điều kiện thành lập chi đoàn là gì

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !