logo-dich-vu-luattq

Chứng minh nhân dân là gì

Chứng minh nhân dân là gì? Thủ tục Hồ sơ cấp mới, cấp lại chứng minh thư nhân dân theo quy định pháp luật hiện hành.

Chứng minh nhân dân là gì

Theo Điều 1 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BCA, Chứng minh nhân dân (CMND) là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Xem thêm: Chứng minh nhân dân là gì

CMND có hình chữ nhật dài 85,6 mm, rộng 53,98 mm, hai mặt CMND in hoa văn màu xanh trắng nhạt.

Mặt trước: Bên trái, từ trên xuống: hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đường kính 14 mm; ảnh của người được cấp Chứng minh nhân dân cỡ 20 x 30 mm; có giá trị đến (ngày, tháng, năm). Bên phải, từ trên xuống: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; chữ “Chứng minh nhân dân” (màu đỏ); số; họ và tên khai sinh; họ và tên gọi khác; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quê quán; nơi thường trú.

Mặt sau: Trên cùng là mã vạch 2 chiều. Bên trái, có 2 ô: ô trên, vân tay ngón trỏ trái; ô dưới, vân tay ngón trỏ phải. Bên phải, từ trên xuống: đặc điểm nhân dạng; ngày, tháng, năm cấp Chứng minh nhân dân; chức danh người cấp; ký tên và đóng dấu.

Thời hạn sử dụng Chứng minh nhân dân

CMND có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp.

Đối tượng được cấp Chứng minh nhân dân

– Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi tắt là công dân) có nghĩa vụ đến cơ quan Công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú làm thủ tục cấp CMND.

– Mỗi công dân chỉ được cấp một Chứng minh nhân dân và có một số chứng minh nhân dân riêng.

Sử dụng Chứng minh nhân dân

– Công dân được sử dụng CMND của mình làm chứng nhận nhân thân và phải mang theo khi đi lại, giao dịch; xuất trình khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra, kiểm soát. Số CMND được dùng để ghi vào một số loại giấy tờ khác của công dân.

– Nghiêm cấm việc làm giả, tẩy xóa, sửa chữa, cho thuê, cho mượn, thế chấp… Chứng minh nhân dân.

Thủ tục cấp chứng minh nhân dân

Thủ tục cấp CMND được thực hiện trong các trường hợp: Cấp mới CMND; đổi, cấp lại CMND.

Cấp mới Chứng minh nhân dân

Công dân thuộc đối tượng cấp CMND nêu trên có nghĩa vụ phải đến cơ quan Công an làm thủ tục cấp Chứng minh nhân dân:

Tìm hiểu thêm: đất dự trữ phát triển là gì

– Thủ tục cấp mới CMND:

+ Xuất trình hộ khẩu thường trú;

+ Chụp ảnh;

+ Khai các biểu mẫu;

+ Nộp giấy Chứng minh nhân dân đã cấp theo Quyết định số 143/CP ngày 09 tháng 8 năm 1976 (nếu có).

+ Nộp lệ phí cấp CMND.

Đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân

– Đổi CMND:

Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân:

+ Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;

+ Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;

+ Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;

+ Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

+ Thay đổi đặc điểm nhận dạng.

– Cấp lại CMND:

Đọc thêm: Mã số doanh nghiệp tiếng anh là gì

Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại.

– Thủ tục đổi, cấp lại CMND:

Trình tự thực hiện như sau:

+ Đơn trình bày nêu rõ lý do xin đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân. Trường hợp cấp lại thì đơn phải có xác nhận của công an phường, xã, thị trấn nơi thường trú.

+ Xuất trình hộ khẩu thường trú;

+ Xuất trình quyết định thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;

+ Chụp ảnh;

+ In vân tay hai ngón trỏ;

+ Khai tờ khai xin cấp Chứng minh nhân dân;

+ Nộp lệ phí;

Lưu ý: Các trường hợp đổi CMND phải nộp lại CMND đã hết hạn sử dụng, hư hỏng hoặc có thay đổi nội dung cho cơ quan công an ngay khi làm thủ tục đổi để lưu chung với hồ sơ.

Xem thêm: Lý lịch tư pháp là gì

Thời hạn cấp Chứng minh nhân dân

Kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục theo quy định cơ quan Công an phải làm xong Chứng minh nhân dân cho công dân trong thời gian sớm nhất, thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân tại thành phố, thị xã là không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới, cấp đổi, 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại; tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo, thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân đối với tất cả các trường hợp là không quá 20 ngày làm việc; các khu vực còn lại thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân là không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp.

Trên đây là nội dung bài viết “Chứng minh nhân dân là gì theo quy định pháp luật” LawKey gửi tới bạn đọc, nếu có thắc mắc liên hệ LawKey đơn vị tư vấn pháp luật uy tín.

Đọc thêm: Loại hình doanh nghiệp là gì

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !