logo-dich-vu-luattq

Chơi phường là gì?

Điều 471 BLDS 2015 quy định phường như sau:

“Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.”

Xem thêm: Chơi phường là gì

Hình thức chơi phường chỉ được chấp nhận khi đáp ứng đủ các điều kiện:

Việc tổ chức phường nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Pháp luật điều chỉnh việc tổ chức chơi phường tại Nghị định 19/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ về họ, hụi, biêu, phường.

Ví dụ một số điều kiện:

Điều kiện làm thành viên

– Thành viên là người từ đủ 18 tuổi trở lên và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại Bộ luật dân sự.

– Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu có tài sản riêng có thể là thành viên của dây họ, trường hợp sử dụng tài sản riêng là bất động sản, động sản phải đăng ký để tham gia dây họ thì phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

– Điều kiện khác theo thỏa thuận của những người tham gia dây họ.

Hình thức thoả thuận về dây họ

– Thoả thuận về dây họ được thể hiện bằng văn bản. Văn bản thoả thuận về dây họ được công chứng, chứng thực nếu những người tham gia dây họ yêu cầu.

Tìm hiểu thêm: Sở hữu là gì ? Phân tích sự hình thành sở hữu của xã hội loài người ?

– Trường hợp thỏa thuận về dây họ được sửa đổi, bổ sung thì văn bản sửa đổi, bổ sung phải được thực hiện bằng văn bản, được công chứng, chứng thực nếu những người tham gia dây họ yêu cầu.

Tuân thủ quy định của pháp luật về mức lãi suất

Lãi suất trong họ có lãi do các thành viên của dây họ thỏa thuận hoặc do từng thành viên đưa ra để được lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ nhưng không vượt quá 20%/năm của tổng giá trị các phần họ phải góp trừ đi giá trị các phần họ đã góp trên thời gian còn lại của dây họ.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận hoặc do từng thành viên đưa ra để được lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ vượt quá lãi suất giới hạn quy định thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Lãi suất trong trường hợp chậm góp, chậm giao phần họ

Trường hợp đến kỳ mở họ mà chủ họ không giao hoặc giao không đầy đủ các phần họ cho thành viên được lĩnh họ, thành viên chưa lĩnh họ không góp phần họ hoặc góp phần họ không đầy đủ thì phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

Lãi suất phát sinh do chậm góp hoặc chậm giao phần họ được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá 20%/năm của số tiền chậm trả trên thời gian chậm trả, nếu không có thỏa thuận thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn trong họ có lãi của số tiền chậm trả trên thời gian chậm trả.

Trường hợp đến kỳ mở họ mà thành viên đã lĩnh họ không góp phần họ hoặc góp phần họ không đầy đủ thì phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất bằng 50% mức lãi suất giới hạn tại thời điểm trả nợ;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trách nhiệm của thành viên không góp phần họ

Trường hợp đến kỳ mở họ mà có thành viên không góp phần họ hoặc góp phần họ không đầy đủ thì thành viên đó có trách nhiệm đối với chủ họ như sau:

a) Hoàn trả số tiền mà chủ họ đã góp thay cho thành viên.

Tham khảo thêm: TOC trong nước thải là gì? Cách phân tích và đo lường như thế nào?

b) Trả lãi đối với số tiền chậm góp họ theo quy định pháp luật (đã nêu ở trên).

c) Chịu phạt vi phạm trong trường hợp những người tham gia dây họ có thỏa thuận phạt vi phạm theo quy định tại Điều 418 của Bộ luật dân sự.

“Điều 418. Thỏa thuận phạt vi phạm

1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.”

d) Bồi thường thiệt hại (nếu có).

Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm

a) Trong trường hợp có tranh chấp về họ hoặc phát sinh từ họ thì tranh chấp đó được giải quyết bằng thương lượng, hoà giải hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

b) Chủ họ, thành viên, cá nhân, tổ chức liên quan có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi cho vay lãi nặng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, huy động vốn trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác khi tham gia quan hệ về họ.

Luật Hoàng Anh

Tham khảo thêm: đất công cộng đô thị là gì

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !