logo-dich-vu-luattq

An toàn giao thông là gì

Mỗi chúng ta đều biết rằng, trong xã hội hiện nay, cuộc sống văn minh, an toàn là điều mà tất cả mọi người dân trên khắp thế giới đều hướng đến. Sự an toàn nhất là vấn đề an toàn giao thông chính là tiền đề quan trọng để nhằm mục đích giúp phát triển kinh tế, xã hội, qua đó có thể xây dựng được một đất nước giàu mạnh và phát triển. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu an toàn giao thông là gì? Ý nghĩa của an toàn giao thông là gì?

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Xem thêm: An toàn giao thông là gì

1. An toàn giao thông là gì?

Ta hiểu về an toàn như sau:

Tiêu chí an toàn trong giai đoạn hiện nay vẫn luôn được đặt lên hàng đầu trong nhiều lĩnh vực trong xã hội, cụ thể như lĩnh vực xây dựng, cơ khí, điện, giao thông cùng với nhiều những lĩnh vực cụ thể khác. An toàn cũng có thể được hiểu cơ bản chính là trạng thái mà con người, thiết bị, môi trường đều đã được bảo vệ, sự an toàn giúp phòng chống lại những tác nhân nguy hại từ các vấn đề xung quanh có thể phát sinh (hoặc tiềm ẩn) do các nguyên nhân chủ quan, khách quan ở bên trong cuộc sống.

Với cách hiểu cụ thể đó, ta nhận thấy rằng, đa số trong bản thân mỗi người đều mong muốn cho bản thân và gia đình được đảm bảo một cách an toàn tuyệt đối. Đặc biệt, hiện nay ta cũng thấy được một thực trạng rằng số lượng các vụ tai nạn giao thông ngày càng tăng gây ra tổn thất nặng nề về mặt vật chất và tinh thần của nhiều người. Với lý do đó thì hiện nay, vấn đề an toàn trong lĩnh vực giao thông được các cơ quan, các chủ thể là những người có thẩm quyền, tổ chức và cá nhân đặc biệt quan tâm.

An toàn giao thông được hiểu cụ thể như sau:

An toàn giao thông được hiểu cơ bản chính là thuật ngữ được sử dụng một cách phổ biến trong cuộc sống, tuy nhiên thuật ngữ an toàn giao thông này lại chưa có định nghĩa nào được đưa ra một cách thống nhất. Ta có thể hiểu, an toàn giao thông chính là việc đảm bảo cho các chủ thể là những người tham gia giao thông giúp cho các chủ thể đó có thể giảm thiểu tình trạng phát sinh tai nạn giao thông và cũng từ đó mà các chủ thể có thể hạn chế tốn thất về vật chất, tính mạng, tinh thần của con người khi xảy ra những vụ việc tai nạn giao thông.

Trong đó, tai nạn giao thông được hiểu cơ bản chính là những sự việc có tính chất bất ngờ, xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con người bởi vì vi phạm quy tắc an toàn giao thông hoặc các chủ thể đã gặp phải các tình huống, sự cố mà các chủ thể đó đã không kịp phòng tránh gây ra thiệt hại nhất định về người và tài sản cho xã hội.

2. Những nguyên nhân gây mất an toàn giao thông:

Trong giai đoạn như hiện nay, ta thấy được rằng, việc đảm bảo an toàn giao thông của con người vẫn luôn được đặt lên hàng đầu, tuy nhiên, trên thực tế, bởi vì những sự thiếu ý thức khi tham gia giao thông của một số thành phần trong xã hội đã làm ảnh hưởng to lớn đến rất nhiều người, từ đó mà đã gây ra việc mất an toàn giao thông cho cả xã hội. Nguyên nhân gây mất an toàn giao thông cụ thể được đưa ra thường được phân làm hai loại cụ thể như sau:

– Nguyên nhân chủ quan gây mất an toàn giao thông đó là xuất phát từ sự thiếu ý thức của người dân khi các chủ thể đó tham gia giao thông. Điều này thể hiện qua các hành vi của các chủ phương tiện, cụ thể như: các chủ thể đã điều khiển phương tiện khi đã uống rượu, phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, lấn làn, đi hàng ba,…

Tìm hiểu thêm: Văn án là gì?

Xem thêm: Vi phạm an toàn giao thông là gì? Các hành vi vi phạm ATGT?

– Nguyên nhân khách quan gây mất an toàn giao thông đó là do các sự cố của phương tiện hoặc các tác động bên ngoài làm ảnh hưởng đến các chủ thể là những người điều khiển giao thông.

Hiện tại, ta nhận thấy, trên thực tế thì nguyên nhân chủ quan gây mất an toàn giao thông xuất phát từ nguyên nhân chủ quan đang chiếm tỉ lệ lên đến hơn 95%.

3. Những ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn giao thông:

Chúng ta cũng cần phải khẳng định một điều cụ thể rằng việc các chủ thể cần đảm bảo an toàn giao thông luôn là một trong số những ưu tiên hàng đầu, trên thực tế trong giai đoạn hiện nay, ta cũng có thể thấy được rằng, có rất nhiều điều luật trong các văn bản pháp luật được đưa ra cùng với hệ thống tuyên truyền nhưng mục đích cuối cùng của văn bản pháp luật đó chính là hướng đến an toàn giao thông, cố gắng thông qua đó có thể giúp giảm tỉ lệ tại nạn giao thông đến mức thấp nhất.

Ta nhận thấy rằng, trong xã hội hiện nay, khi mà an toàn giao thông được đảm bảo thì nó mang đến rất nhiều lợi ích và ý nghĩa cụ thể như:

– Khi mà an toàn giao thông được đảm bảo thì nó giúp đảm bảo tính mạng con người, như là ta thấy được rằng, thống kê tại nước ta hằng năm thì số lượng các chủ thể là những người chết vì tai nạn giao thông là một con số thật sự quá lớn và đi kèm với đó cũng là rất nhiều nỗi mất mát tan thương cho gia đình nhạn nhân. Bên cạnh đó thì con số người bị thương tật do tai nạn giao thông trong thời gian gần đây cũng rất lớn, chính vì thế mà nếu an toàn giao thông được đảm bảo tốt thì số người tử vong và bị thương cũng sẽ bởi vì thế mà được giảm thiểu đáng kể.

– Khi mà an toàn giao thông được đảm bảo thì nó giúp giảm thiệt hại về kinh tế, bên cạnh thiệt hại về mặt con người thì thiệt hại về mặt kinh tế do tai nạn giao thông gây ra trên thực tế cũng là vô cùng lớn bao gồm tiền chạy chữa cho người bị nạn, tiền sữa chữa xe cộ, ùn tắt giao thông và nhiều vấn đề khác. Hậu quả kinh tế do tai nạn giao thông gây ra là vô cùng lớn và có sức ảnh hưởng nặng nề.

4. Phân loại an toàn giao thông:

Trên thực tế thì xuất phát từ bản chất của từng loại ta thấy được rằng, an toàn giao thông được phân loại cụ thể như sau:

– Thứ nhất: An toàn giao thông chủ động. Ta hiểu đây tức là sự an toàn của các chủ thể tham gia giao thông xuất phát từ sự chuẩn bị kỹ lưỡng, cẩn trọng của các đối tượng là những người tham giao thông và từ đó thì đã giúp tránh được tai nạn giao thông.

Xem thêm: Kinh doanh dịch vụ thẩm tra an toàn giao thông

Tham khảo thêm: Mục đích sử dụng đất q là gì

Điều này cũng đã được thể hiện thông qua các tính chất và chất lượng của kết cấu phương tiện và nó đã giúp các chủ thể có thể lái xe tránh được tai nạn giao thông, chẳng hạn như là tính chất phanh, tính ổn định, tính chiếu sáng, tín hiệu cảnh báo, tính cơ động và nhiều kết cấu cụ thể khác. Bên cạnh đó, an toàn giao thông chủ động còn được thể hiện thông qua những sự hiểu biết của con người về các vấn đề luật lệ giao thông và sự nhạy bén của người dân trong giải quyết tình huống giao thông.

Để nhằm mục đích giúp các chủ thể có được các yếu tố an toàn trên, mỗi người đều sẽ cần có ý thức tuân thủ quy định, luật lệ giao thông. Bên cạnh đó, các chủ thể cũng sẽ cần đảm bảo an toàn cho phương tiện bằng cách thường xuyên bảo dưỡng và thực hiện việc khắc phục các điểm hư hỏng. Không những thế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền để có thể đảm bảo an toàn giao thông thì cũng sẽ cần thường xuyên theo dõi, khắc phục, nâng cấp hệ thống đường xá, đèn đường và các biển báo giao thông.

– Thứ hai: An toàn giao thông bị động được đảm bảo bởi các tính chất và chất lượng của kết cấu nhằm mục đích để giúp các chủ thể có thể giảm thiểu chấn thương của lái xe khi các bên xảy ra tai nạn, điều này cũng được quyết định bởi yếu tố kết cấu của xe.

An toàn môi trường được hiểu cơ bản chính là các yếu tố cho phép hoặc buộc các chủ thể là những người tham giao giao thông giảm tác động có hại đến môi trường xung quanh cụ thể như bụi bẩn, tiếng ồn, độc hại của khí xả ra cùng với nhiều nguyên nhân khác.

Như vậy, ta có thể thấy được rằng, trong giai đoạn hiện nay, vấn đề an toàn giao thông có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống. Chính vì vậy, đảm bảo an toàn giao thông trên thực tế sẽ không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan chức năng mà đảm bảo an toàn giao thông còn là nhiệm vụ của toàn dân.

5. Biện pháp đảm bảo an toàn giao thông:

Nhằm mục đích để có thể đảm bảo an toàn giao thông, Nhà nước đã huy động nguồn lực của toàn xã hội thông qua các biện pháp cụ thể như sau:

– Biện pháp đầu tiên đó là cơ quan và các chủ thể có thẩm quyền cần ban hành các văn bản luật, văn bản hướng dẫn thi hành về giao thông.

Các văn bản luật, văn bản hướng dẫn thi hành về giao thông này được ban hành và cần phải quy định rõ quy tắc, luật lệ giao thông và các chế tài xử lý. Thực tiễn cũng đã cho thấy, các chế tài đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông trong giai đoạn hiện nay cũng đang ngày càng chặt chẽ và có tính răn đe cao.

Xem thêm: Điều kiện của tổ chức, cá nhân thẩm tra an toàn giao thông

– Biện pháp thứ hai đó là cần tăng cường hoạt động tuần tra, kiểm soát. Tăng cường hoạt động tuần tra, kiểm soát là biện pháp vô cùng hữu hiệu, bởi sự vào cuộc của lực lượng chức năng có ảnh hưởng rất lớn tâm lý của các chủ thể là những người tham gia giao thông, đảm bảo cho họ luôn tuân thủ một cách chặt chẽ.

– Biện pháp thứ ba, cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức trong người dân, học sinh, sinh viên.

Tìm hiểu thêm: Bộ Công an là gì? Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Bộ Công an?

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !