logo-dich-vu-luattq

Chứng cứ trong tố tụng hình sự

1. Khái niệm chứng cứ trong tố tụng hình sự

Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ có thể ra các quyết định hoặc bản án dựa trên cơ sở các chứng cứ chứng minh về sự việc phạm tội cũng như con người thực hiện tội phạm và những tình tiết có liên quan. Tội phạm khi thực hiện bao giờ cũng để lại dấu vết bên ngoài thế giới khách quan, do đó khi tiến hành chứng minh làm rõ vụ án cần phải thu thập các dấu vết tội phạm để lại làm căn cứ để khôi phục toàn bộ diễn biến của vụ án đưa đến nhận thức đúng đắn mang tính khách quan về tội phạm.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 định nghĩa về chứng cứ cụ thể tại Điều 86 như sau: “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án”.

Xem thêm: Chứng cứ trong tố tụng hình sự

Như vậy chứng cứ là phương tiện duy nhất để chứng minh tội phạm, để làm rõ những tình tiết liên quan đến vụ án giúp cho các chủ thể tố tụng hình sự giải quyết vuán khách quan, công bằng, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.

2. Các thuộc tính của chứng cứ

Chứng cứ là những sự vật, hiện tương có thật và thống nhất không thể tách rời, vì vậy xem xét từng thuộc tính của chứng cứ phải trong mối liên hệ với các thuộc tính khác và trong mối liên hệ tổng thể.

2.1 Tính khác quan của chứng cứ

Tài liệu là chứng cứ dùng để chứng minh tội phạm phải có thật và tồn tại một cách khách quan, độc lập với ý thức của con người. Những sự vật, hiện tượng chứa đựng các dấu vết của tội phạm luôn tồn tại một cách khách quan và có thể lưu giữ được ở dạng vật chất hoặc được ghi nhận trong trí nhớ của con người, là những dấu vết của tội phạm để lại bên ngoài thế giới khách quan. Những sản phẩm của suy đoánchủ quan không thể làm chứng cứ để chứng minh tội phạm vì thế cũng không mang tính khách quan.

2.2 Tính liên quan

Những sự vật, hiện tượng có thật, tồn tại khách quan chỉ được coi là chứng cứ khi có liên quan đến vụ án, khi nó chứng minh cho vấn đề cần biết nhưng chưa biết trong vụ án hình sự.

>&gt Xem thêm: Các trường hợp được phép bắt giữ người theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện nay

Tính liên quan của chứng cứ thể hiện mối liên hệ khách quan, cơ bản của chứng cứ với vấn đề cần chứng minh. Nói cách khác, đó là mối quan hệ giữa sự kiện dùng làm căn cứ, chứng minh đối với đối tượng chứng minh.

2.3 Tính hợp pháp

Tính hợp pháp thể hiện ở việc chứng cứ được chứa đựng ở những nguồn và thu thập bằng biện pháp do pháp luật Tố tụng hình sự quy định.

Bộ luật tố tụng hình sự quy định về tính hợp pháp của chứng cứ được thể hiện ở những nguồn cụ thể như sau:

– Nguồn của chứng cứ: Điều 87 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định các nguồn chứng cứ bao gồm: Vật chứng, lời khai, lời trình bày; Dữ liệu điện tử; Kết luận gám định, định giá tài sản; Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; Kết quả thực hiện việc ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác; Các tào liệu, đồ vật khác.

– Biện pháp thu thập chứng cứ được tại Chương XI đến Chương XVI.

Những tài liệu không được phản ánh ở những nguồn và thu thập bằng các biện pháp theo quy định của pháp luật thì không được coi là chứng cứ chứng minh tội phạm. Thuộc tính này của chứng cứ dùng để phân biệt chứng cứ với các tài liệu chứ đựng thông tin về tội phạm được thu thập bằng các biện pháp trinh sát của cơ quan Công an.

3. Phân loại chứng cứ

3.1 Chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp

Dựa vào nội dung đối tượng chứng minh của chứng cư, chứng cứ được phân thành hai loại là chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp. Cụ thể như sau:

>&gt Xem thêm: Tạm giam là gì? Quy định luật tố tụng hình sự về tạm giam, tạm giữ người?

* Chứng cứ trực tiếp

Chứng cứ trực tiếp là chứng cứ chứng minh những vấn đề thuộc về bản chất vụ án, làm sáng tỏ về sự việc phạm tội, con người phạm tội và những đối tượng chứng minh khác theo quy định tại Điều 85 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Chứng cứ trực tiếp là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể khẳng định có hay không có sự việc phạm tội, hành vi của người bị cáo buộc phạm tội có thảo mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm hay không, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Chứng cứ trực tiếp có thể là chứng cứ gốc hoặc là chứng cứ sao lại, chụp lại.

* Chứng cứ gián tiếp

Chứng cứ gián tiếp là chứng cứ chứng minh cho các sự kiện dùng làm căn cứ chứng minh và các vấn đề khác có liên quan trong quá trình giải quyết vụ án. Chứng cứ gián tiếp không là cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề thuộc về bản chất của vụ án, không trực tiếp chứng minh sự việc phạm tội và người thực hiện hành vi phạm tội mà chỉ chứng minh những sự kiện dùng làm chứng cứ chứng minh tội phạm.

3.2 Chứng cứ gốc và chứng cứ sao lại

Dựa vào nguồn gốc phản án của chứng cứ, Luật tố tụng hình sự phân chia chứng cứ thành chứng cứ gốc và chứng cứ sao lại, thuật lại. Cụ thể như sau:

* Chứng cứ gốc

Chứng cứ gốc là chứng cứ được phản án từ nguồn trực tiếp không qua khâu trung gian. Những sự kiện thực tế, khách quan của vụ án được ghi nhận, phản ánh ở những nguồn mang tính vật chất hoặc phi vật chất và cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu nhận thông tin từ những nguồn này không qua khâu trung gian.

* Chứng cứ sao lại, thuật lại

Tìm hiểu thêm: điều tra vụ án hình sự

>&gt Xem thêm: Mẫu đơn khởi kiện vụ án ly hôn bản mới nhất năm 2022

Chứng cứ sao lại, thuật lại là chứng cứ không được phản án từ nguồn trực tiếp mà phải qua khâu trung gian. Sự kiện thực tế khách quan của vụ án mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập được không phản ánh từ nguồn trực tiếp mà phải qua các khâu trung gian. Do được phản ánh qua khâu trung gian nên chứng cứ sao lại có độ tin cậy thấp hơn so với chứng cứ gốc, nhưng chứng cứ sao lại, thuật lại chũng có giá trị chứng minh nếu được kiểm tra, đối chiếu với chứng cứ gốc.

3.3 Chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội

Dựa vào ý nghĩa chứng minh của chứng cứ Bộ luật tố tụng hình sự quy định phân loại chứng cứ thành: Chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội

– Chứng cứ buộc tội

Chứng cứ buộc tội là chứng cứ chứng minh về hành vi phạm tội của người bị cáo buộc phạm tội, bị can, bị cáo cũng như các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với họ.

– Chứng cứ gỡ tội

Chứng cứ gỡ tội là chứng cứ xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi của người bị cáo buộc phạm tọi, bị can, bị cáo không cấu thành tội phạm cũng như những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.

4. Nguồn của chứng cứ

Căn cứ theo quy định tại Điều 87 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về nguồn chứng cứ, cụ thể như sau:

4.1 Vật chứng

>&gt Xem thêm: Biện pháp ngăn chặn: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp được quy định như thế nào trong luật tố tụng hình sự

Vật chứng là những vật thể tồn tại ngoài thế giới khách quan có chứa đựng dấu vết tội phạm được các cơ quan tiến hành tố tụng thu thập dùng làm căn cứ để chứng minh tội phạm. Theo Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì: “Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án”.

Vật chứng là phương tiện quan trọng để chứng minh tội phạm, giá trị chứng minh của vật chứng cao và có đặc điểm sự kiện thực tế khách quan (dấu vết tội phạm) và nguồn phản án, chứa đựng cùng tồn tại ở vật chứng. Vật chứng là một dạng vật chất nên cần phải được thu thập đầy đủ, kịp thời tránh mất mát, hư hỏng hay bị tiêu hỉu hoặc đánh tráo. Khi thu thập vật chứng, vật chứng phải được mô tả đứng thực trạng vào biên bản đưa vào hồ sơ vụ án.

Việc xử lý vật chứng được quy định như sau:

– Vật chứng phải được bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn, hư hỏng. Việc bảo quản vật chứng được thực hiện như sau:

  • Vật chứng cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay sau khi thu thập. Việc niêm phong, mở niêm phong được lập biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án. Việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng được thực hiện theo quy định của Chính phủ;
  • Vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, vũ khí quân dụng phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan chuyên trách khác. Nếu vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ lưu dấu vết của tội phạm thì tiến hành niêm phong theo quy định tại điểm a khoản này; vật chứng là vi khuẩn nguy hại, bộ phận cơ thể người, mẫu mô, mẫu máu và các mẫu vật khác của cơ thể người được bảo quản tại cơ quan chuyên trách theo quy định của pháp luật;
  • Vật chứng không thể đưa về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để bảo quản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng giao vật chứng đó cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp đồ vật, tài sản hoặc người thân thích của họ hoặc chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có vật chứng bảo quản;
  • Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi quyền hạn của mình quyết định bán theo quy định của pháp luật và chuyển tiền đến tài khoản tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền tại Kho bạc Nhà nước để quản lý;
  • Vật chứng đưa về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo quản thì cơ quan Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố; cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn xét xử và thi hành án.

– Người có trách nhiệm bảo quản vật chứng mà để mất mát, hư hỏng, phá hủy niêm phong, tiêu dùng, sử dụng trái phép, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại vật chứng của vụ án thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Trường hợp thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy, làm hư hỏng vật chứng của vụ án nhằm làm sai lệch hồ sơ vụ án thì phải chịu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của luật.

4.2 Lời khai

– Lời khai của người làm chứng

Người làm chứng trình bày những gì mà họ biết nguồn tin về tội phạm, về vụ án, nhân thân của người bị buộc tội, bị hại, quan hệ giữa họ với người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng khác và trả lời những câu hỏi đặt ra.

Lời khai của người làm chứng chỉ có giá trị chứng minh khi nội dung của lời khai phù hợp với các chứng cứ khác mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập được. Nếu lời khai của người làm chứng không phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án thì phải làm rõ nguyên nhân của sự mâu thuẫn, có phải bị không chế, đe dọa, mua chuộc từ phía người phạm tội hay không, hay vì lý do nào.

>&gt Xem thêm: Mẫu giấy ủy quyền trong tham gia tố tụng dân sự mới năm 2022

– Lời khai của bị hại

Bị hại trình bày những tình tiết về nguồn tin về tội phạm, vụ án, quan hệ giữa họ với người bị buộc tội và trả lời những câu hỏi đặt ra.

Bị hại là người bị thiệt hại trực tiếp về vật chất và tinh thần nên lời khai của bị hại thường có yếu tố không khách quan như thường thổi phồng sự thiệt hại hoặc do căm tức người phạm tội, tinh thần bị kích động bên họ đã cung cấp thông tin không chính xác về người phạm tội cũng như những diễn biến của vụ án.

– Lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự

Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trình bày những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra. Lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự chứng minh cho mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây nên và tình tiết khách quan có liên quan đến vụ án. Lời khai của những người này chỉ được dùng làm chứng cứ khi nó phù hợp với thực tế khách quan, có căn cứ và tuân theo các quy định của pháp luật.

– Lời khai của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án

Tìm hiểu thêm: đình chỉ vụ án hình sự

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trình bày những tình tiết trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. Khi lấy lời khai của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án cần hỏi rõ họ những vấn đề có liên quan và cần đề phòng họ khai báo gian dối nhằm trốn tránh trách nhiệm mà họ có liên quan đến tội phạm.

– Lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người phạm tội tự thú, đầu thú, người bị bắt, bị tạm giữ

Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người phạm tội tự thú, đầu thú, người bị bắt, bị tạm giữ trình bày những tình tiết liên quan đến việc họ bị nghi thực hiện tội phạm.

– Ngoài ra pháp luật tố tụng cũng quy định về lời khai của người tố giác, báo tin về tội phạm; lời khai của người chứng kiến; lời khai của bị can, bị cáo.

>&gt Xem thêm: Hiệu lực hồi tố là gì? Khi nào được áp dụng hồi tố trong quá trình giải quyết vụ án?

4.3 Dữ liệu điện tử

Dữ liệu điện tử là nguồn chứng cứ mới được bổ sung trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, cụ thể được xác định tại Điều 99 như sau:

– Dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử.

– Dữ liệu điện tử được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác.

– Giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử được xác định căn cứ vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.

4.4 Kết luận giám định, định giá tài sản

– Kết luận giám định

+ Kết luận giám định là văn bản do cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức giám định lập để kết luận chuyên môn về những vấn đề được trưng cầu, yêu cầu giám định.

+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân kết luận về vấn đề được trưng cầu, yêu cầu giám định và phải chịu trách nhiệm về kết luận đó.

Nếu việc giám định do tập thể giám định tiến hành thì tất cả thành viên đều ký vào bản kết luận. Trường hợp có ý kiến khác nhau thì mỗi người ghi ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận.

>&gt Xem thêm: Khởi tố vụ án hình sự là gì ? Quy định về nhiệm vụ, ý nghĩa của khởi tố vụ án hình sự

+ Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không đồng ý với kết luận giám định thì phải nêu rõ lý do, nếu kết luận chưa rõ hoặc chưa đầy đủ thì quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

+ Kết luận giám định của người được trưng cầu giám định thuộc trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án.

– Kết luận định giá tài sản

+ Kết luận định giá tài sản là văn bản do Hội đồng định giá tài sản lập để kết luận về giá của tài sản được yêu cầu.

Hội đồng định giá tài sản kết luận giá của tài sản và phải chịu trách nhiệm về kết luận đó.

+ Kết luận định giá tài sản phải có chữ ký của tất cả thành viên Hội đồng định giá tài sản. Trường hợp không đồng ý với giá của tài sản do Hội đồng quyết định thì thành viên của Hội đồng ghi ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận.

+ Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không đồng ý với kết luận định giá tài sản thì phải nêu rõ lý do; nếu kết luận chưa rõ thì quyết định định giá lại theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.

+ Kết luận định giá của Hội đồng định giá tài sản vi phạm quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật về định giá thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án.

Ngoài ra pháp luật còn quy định chứng cứ được thu thập từ các nguồn bao gồm: Biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử được quy định tại Điều 102 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015; Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế được quy định tại Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và Các tài liệu, đồ vật khác trong vụ án được quy định tại Điều 104 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Luật Minh Khuê

>&gt Xem thêm: Đương sự là gì ? Người tham gia tố tụng dân sự là gì ?

Tham khảo thêm: Xóa án tích theo bộ luật hình sự

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !