Phần I
Các lưu ý
***
Mọi người ai thắc mắc về phần chuyển ngữ cứ comment bên dưới nhé, để có thể giải đáp và bổ sung cho đầy đủ hơn.
Xem thêm: Kinh diễm là gì
1/ Trong quá trình chuyển ngữ mọi người nên chú ý đến ngữ cảnh và cảm xúc của nhân vật mà linh hoạt thay đổi danh xưng giữa các nhân vật với nhau.
2/ Cấu trúc bên tiếng Trung thường hay lượt bỏ chủ ngữ, do đó phải dựa vào từng tình huống mà thêm vào.
3/ Thán từ/ từ để hỏi: Vấn đề này mọi người thường hay quên. Do bên TQ họ ít dụng thán từ nhiều như bên tiếng Việt, do đó mọi người phải chú ý điểm này để thêm vào. Đồng thời nếu tên nhân vật có âm “A” ở đầu thì nên lược bỏ
VD: “A Hà!” -> “Hà ơi!”
“Mẹ! Đang làm gì?” -> “Mẹ ơi! Mẹ đang làm gì đó?”
4/ A hướng B làm C -> A làm C với B
VD: A hướng B xin lỗi -> A xin lỗi B
A hướng B tỏ lòng biết ơn -> A tỏ lòng biết ơn với B
5/ Thực xin lỗi -> A xin lỗi B/ xin lỗi B
Cám ơn -> A Cám ơn B/ Cám ơn B
6/ A đối với sự C của B thấy D -> Sự C của B làm A cảm thấy D
VD: A đối với sự tức giận của B thấy bức xúc -> Sự tức giận của B làm A cảm thấy bức xúc
7/ A muốn cùng B ở chung một chỗ -> A muốn ở bên cạnh B
VD: Nàng muốn cùng hắn ở chung một chỗ -> Nàng muốn ở bên cạnh hắn
8/ Hung hăng -> Tàn nhẫn, thật mạnh, cố gắng (từ này dịch theo ngữ cảnh)
VD: Hung hăng bóp chặt -> Tàn nhẫn bóp chặt/cố gắng bóp chặt
Hung hăng xông đến -> Xông đến một cách hung hãn
Hung hăng chèn ép -> Chèn ép thật mạnh
9/ Hận không thể làm C -> ước gì có thể làm C
VD: Hận không thể bóp nát cô -> ước gì có thể bóp nát cô
* Chỉ hận chưa làm C -> thiếu điều chưa làm C
VD: Chỉ hận không thể ăn tươi nuốt sống C -> thiếu điều chưa ăn tươi nuốt sống C
10/ Gắt gao -> siết chặt, thật chặt (theo ngữ cảnh)
Đọc thêm: Đất TSC là gì? Những điểm cần lưu ý trong quá trình sử dụng
VD: Anh gắt gao ôm lấy cô -> Anh ôm chặt lấy cô
Hắn gắt gao nắm chặt tay lại -> Hắn siết chặt tay lại
11/ A đem B kéo đến/kéo vào C -> A kéo B vào/đến C
VD: Anh đem cô kéo vào phòng -> Anh kéo cô vào phòng
12/ Từ “hảo” là một từ nhiều nghĩa, khi chuyển ngữ từ này phải lưu ý dựa vào ngữ cảnh. Sau đây là một số nghĩa thông dụng của từ “hảo”: được, vâng, tốt, hay, ngon, giỏi, dạ,….
VD: “Hảo!” Em biết rồi -> “Vâng!”/ “Dạ!”/ “Được!” Em biết rồi
“Hảo a!” -> “Được thôi!”, “Được lắm!”
“Hảo ma!” -> “Vâng ạ!”, “Thôi được rồi!”, “Được thôi!”
VD: “Hảo a!” Chẳng cần anh em gì nữa. -> “Được thôi!” Chẳng cần anh em gì nữa.
“Hảo ma!” Chúng ta không đi nữa -> “Được thôi!” Chúng ta không đi nữa.
13/ Từ “kinh hỷ” -> Vừa kinh ngạc vừa vui mừng/ ngạc nhiên tới vui mừng
14/ Họ “Trầm” -> Họ “Thẩm”
15/ Nhíu mi tâm -> Nhíu lông mày/ cau mày
16/ Từ “Cười lạnh” -> Cười giễu/cười mỉa
17/ Từ “Kinh sợ” -> Hoảng sợ/lo sợ
18/ Ta khao (我靠)/ Ta cỏ ( 我草) -> Chết tiệt, khốn khiếp
19/ Hoan ái -> Vui vẻ, vui sướng
VD: Sau cuộc hoan ái -> Sau cuộc vui
20/ Vui vẻ đứng lên -> Bắt đầu thấy vui vẻ, vui vẻ trở lại, vui vẻ hẳn lên
21/ Sớm an -> Chào buổi sáng
Sớm -> Chào/ chào buổi sáng
22/ Mộ (某) -> ai đó/cái gì đó
VD: Mộ nhân -> người nào đó
Mộ thiếu -> Thiếu gia nào đó
Mộ gia -> Nhà nào đó
Tham khảo thêm: Khái niệm thi hành án dân sự là gì?
Mộ đông tây (某东西) -> Cái gì đó
23/Ai 拿 ai 怎么才好? -> Ai phải làm sao với ai mới tốt đây?
VD: 我拿你怎么才好?-> Anh phải làm sao với em mới tốt đây?
24/ Ai đối ai rất gì đó -> Ai rất gì đó với ai
VD: Anh đối tôi rất cưng chiều -> Anh rất cưng chiều tôi
Cô ấy đối với tôi rất oán hận -> Cô ấy rất oán hận tôi
Anh đối cô rất tức giận -> Anh rất tức giận cô
25/ Anh ấy tại sao lại đối với cô như vậy.
Với câu này có 2 chỗ cần chú ý:
1/ Từ để hỏi “Tại sao”. Tiếng TQ thường hay đặt từ để hỏi sau chủ ngữ, còn tiếng việt thì hay đặt từ để hỏi trước chú ngữ, cho nên câu này phải đảo từ để hỏi ra đầu câu -> Tại sao anh ấy lại đối với cô như vậy.
2/ là từ “đối”. Khi chuyển ngữ là chuyển là “đối xử” -> Tại sao anh ấy lại đối xử cô như vậy.
26/Từ “Kinh diễm” -> Bị làm cho kinh ngạc bởi cái gì đó quá đẹp. (Chú ý: trong tiếng việt không có từ kinh diễm, cho nên mọi người phải chú ý khi chuyển ngữ từ này).
VD: Cô làm cho anh kinh diễm -> Anh bị kinh ngạc trước vẻ đẹp của cô.
27/ Từ “Kinh hỷ” -> Vừa ngạc nhiên vừa cảm thấy vui.
VD: Anh làm cô thật kinh hỷ -> Anh làm cho cô vừa ngạc nhiên vừa vui mừng.
28/ A “thân là” + chức danh -> A là chức danh
VD: Anh thân là tổng giảm đốc -> Anh là tổng giám đốc
Cô thân là thiên kim quyền quý -> Cô là thiên kim quyền quý
29/ 亚历山大 -> 1. Alexander 2. chịu áp lực lớn
30/ Cư nhiên -> Dám
VD: Anh cư nhiên đùa giỡn cô như vậy -> Anh dám đùa giỡn cô như vậy
Phần II
Một số quy tắc gõ văn bản cơ bản
***
1/ Giữa các từ chỉ dùng một dấu trắng để phân cách.
2/ Các dấu ngắt câu như chấm (.), phẩy (,), hai chấm (:), chấm phảy (;), chấm than (!), hỏi chấm (?) phải được gõ sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là một dấu trắng nếu sau đó vẫn còn nội dung.
3/ Các dấu mở ngoặc và mở nháy đều phải được hiểu là ký tự đầu từ, do đó ký tự tiếp theo phải viết sát vào bên phải của các dấu này. Tương tự, các dấu đóng ngoặc và đóng nháy phải hiểu là ký tự cuối từ và được viết sát vào bên phải của ký tự cuối cùng của từ bên trái.
VD: Thư điện tử (Email) là phương tiện thông tin liên lạc nhanh chóng và hữu ích.
Tham khảo thêm: ô nhiễm tiếng ồn là gì