Trong thị trường chứng khoán, ngoài chứng khoán cơ sở thì các nhà đầu tư cũng nên quan tâm đến giá trị chứng khoán quyền. Bởi chứng quyền cũng đang là một trong những sản phẩm đầu tư khá hấp dẫn. Vậy giá trị chứng khoán quyền là gì? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Nội dung chính
- 1 Giá trị chứng khoán quyền là gì?
- 2 Ưu điểm và hạn chế của chứng khoán quyền
- 3 Các thông tin cơ bản về giá trị chứng khoán quyền là gì?
- 4 Định giá chứng khoán quyền
- 5 Các trạng thái của chứng khoán quyền là gì?
- 6 Nên mua chứng khoán quyền ở đâu?
- 7 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị chứng khoán quyền là gì?
Giá trị chứng khoán quyền là gì?
Chứng khoán quyền là gì?
Chứng khoán quyền (chứng quyền) là một công cụ cung cấp quyền, nhưng không bắt buộc người nắm giữ có thể mua/bán một chứng khoán cơ sở tại một mức giá xác định trước khi hết hạn. Hoặc có thể mua/bán tại thời điểm đã được ấn định trong tương lai.
Xem thêm: Giá trị chứng khoán quyền là gì
Giá mà chứng khoán cơ bản có thể mua hoặc bán được gọi là giá trị chứng khoán quyền.
Chứng quyền cung cấp quyền mua một chứng khoán được gọi là chứng quyền mua; những người trao quyền bán một chứng khoán được gọi là chứng quyền bán.
Chứng quyền có đảm bảo là gì?
Chứng quyền có đảm bảo là chứng quyền được đảm bảo bởi các tổ chức phát hành. Khi phát hành chứng quyền cho nhà đầu tư, tổ chức phát hành sẽ có các biện pháp bảo đảm bằng cách mua chứng khoán cơ sở trên thị trường.
Có 2 loại chứng quyền có đảm bảo sau:
- Chứng quyền mua – Thu lợi nhuận dựa trên sự tăng giá của các loại chứng khoán cơ sở. (Đang được triển khai)
- Chứng quyền bán – Thu lợi dựa trên chiều giảm giá của chứng khoán cơ sở. (Chưa triển khai)
Sau khi phát hành, chứng quyền được niêm yết và giao dịch trên sàn như một cổ phiếu bình thường. Đồng thời, được đảm bảo thanh khoản bởi nhà tạo lập thị trường là tổ chức phát hành.
Có thể bạn chưa biết: Chứng khoán phái sinh là gì?
Ưu điểm và hạn chế của chứng khoán quyền
Ưu điểm của chứng quyền
Chứng khoán quyền có một số ưu và nhược điểm sau đây. Các nhà đầu tư nên nắm rõ để quyết định có nên đầu tư hay không.
- Vốn thấp, khả năng sinh lời cao: Nhà đầu tư mua chứng quyền chỉ cần bỏ ra một số tiền nhỏ. Bên cạnh đó, lại có thể nhận được khả năng sinh lời tương đương với cổ phiếu.
- Có thể đặt lệnh cắt lỗ: Bạn có thể đặt lệnh cắt lỗ khi thấy giá có xu hướng đi xuống trước ngày đáo hạn ở một thời điểm bất kỳ. => Giảm thiểu khả năng rủi ro cho nhà đầu tư.
- Đòn bẩy cao: Đòn bẩy cao là đặc tính tự nhiên của chứng quyền cấp cho nhà đầu tư. Đây là cơ hội giúp bạn sinh lời nhanh chóng.
- Thanh khảo được đảm bảo: Được đảm bảo tính thanh khoản nếu chọn mua chứng quyền có đảm bảo.
- Phương thức giao dịch linh hoạt: Mọi người có thể dùng chính tài khoản chứng khoán của mình để giao dịch trên sàn chứng khoán
- Không yêu cầu ký quỹ: Giao dịch chứng khoán quyền không cần thực hiện ký quỹ
Hạn chế của chứng quyền
Bên cạnh những ưu điểm thì chứng quyền cũng tồn tại một số hạn chế sau:
- Thời gian đầu tư chứng quyền ngắn hạn: Từ 3 tháng – 2 năm theo quy định của mỗi nhà phát hành. Sau này đáo hạn, chứng quyền không còn giá trị. Vậy nên nhà đầu tư khi đến đáo hạn cần cân nhắc nên giữ hay bán chứng quyền lại cho bên phát hành.
- Rủi ro từ đòn bẩy cao: Biên độ giao động giá của chứng quyền cao hơn rất nhiều so với cổ phiếu, trái phiếu…Vì vậy, một khi thua lỗ thì tỷ lệ tổn thất sẽ rất lớn.
- Rủi ro thanh khoản từ nhà đáo hạn: Nhà đầu tư có thể sẽ không được thanh toán khoản lời vào ngày đáo hạn nếu tổ chức phát hành không đủ khả năng chi trả.
- Lợi nhuận phụ thuộc vào thời gian nắm giữ chứng quyền: Nếu nắm giữ chứng quyền trong thời gian dài, giá chứng quyền biến động và có khả năng tăng cao. Ngược lại trong thời gian ngắn, giá chứng quyền biến động thấp do tài sản cơ sở biến động thấp.
Các thông tin cơ bản về giá trị chứng khoán quyền là gì?
Thông tin về chứng quyền
Ký hiệu Chứng quyền: CW
Ví dụ về giá trị chứng khoán quyền
Tham khảo thêm: Hành lang lộ giới là gì
Ngày 10/03/2021, nhà đầu tư A mua 20.000 chứng quyền trên cổ phiếu TCBS. Giá hiện tại của TCBS là 60.000. Trong đó:
- Tỷ lệ chuyển đổi: 4:1
- Thời hạn CW: 6 tháng
- Ngày đáo hạn: 14/08/2021
- Giá thực hiện: 60.000 đồng
- Giá CW: 1.000 đồng/CW
=> Vậy số tiền nhà đầu tư A phải trả để mua 1,000 CW TCBS là:
20.000 * 1.000 = 20 triệu đồng
Hãy xem thêm: Tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền là gì?
Định giá chứng khoán quyền
Định giá chứng quyền sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định đúng đắn hơn. Các yếu tố để định giá chứng quyền như sau:
- Giá cổ phiếu hiện tại
- Giá thực hiện quyền
- Thời gian còn lại đến kỳ đáo hạn
- Lãi suất phi rủi ro
- Độ lệch chuẩn
- Tỷ lệ chuyển đổi
Cấu trúc giá của CW: Theo lý thuyết, giá trị của một chứng khoán quyền khi chưa đáo hạn bao gồm 2 phần: Giá trị nội tại và giá trị thời gian.
GIÁ CHỨNG QUYỀN = GIÁ NỘI TẠI + GIÁ TRỊ THỜI GIAN
Trong đó:
- Giá trị nội tại: Phản ánh giá chênh lệch giữa giá thực hiện và giá thị trường của cổ phiếu.
- Giá trị thời gian: Phản ánh khả năng chứng quyền còn tăng giá trong thời gian còn lại. Hoặc giảm theo thời gian còn lại của chứng quyền và bằng 0 vào ngày đáo hạn.
Có thể bạn quan tâm: Định giá cổ phiếu là gì?
Các trạng thái của chứng khoán quyền là gì?
Các trạng thái của chứng quyền
Chứng quyền mua có 3 trạng thái: Trạng thái lãi, trạng thái lỗ và trạng thái hòa vốn. Xác định trạng thái của chứng quyền giúp bạn dự đoán hoặc tính toán được thời điểm cắt lỗ nếu có nguy cơ giá giảm thấp xảy ra.
- Trạng thái lãi: Trước ngày đáo hạn Giá bán > Giá mua. Và trong ngày đáo hạn thì Giá chứng khoán cơ sở > Giá thực hiện.
- Trạng thái lỗ: Trước ngày đáo hạn Giá bán < Giá mua. Và trong ngày đáo hạn thì Giá chứng khoán cơ sở < Giá thực hiện.
- Hòa vốn: Trước ngày đáo hạn Giá bán = Giá mua. Và trong ngày đáo hạn thì Giá chứng khoán cơ sở = Giá thực hiện.
Cách tính lỗ/lãi giao dịch trước ngày đáo hạn
Lợi nhuận ròng = (Giá chứng quyền hiện tại – Giá mua) x Số lượng chứng quyền
Cách tính lỗ/lãi khi giao dịch trong ngày đáo hạn
Đọc thêm: Khấu trừ là gì? (Cập nhật 2022)
Lợi nhuận ròng =[(Giá chứng khoán cơ sở – giá thực hiện) – Tỷ lệ chuyển đổi – Giá chứng quyền] x Số lượng chứng quyền mua
Nên mua chứng khoán quyền ở đâu?
Hiện nay, có nhiều công ty và ngân hàng phát hành chứng khoán quyền. Các nhà đầu tư cần lưu ý tìm hiểu kỹ để chọn nơi uy tín để mua chứng quyền. Một số tổ chức phát hành chứng quyền có đảm bảo uy tín như sau:
- Công ty chứng khoán Techcombank – TCBS
- Công ty chứng khoán Vietcombank – VCBS
- Sàn chứng khoán HOSE
- Sàn chứng khoán HNX
- Sàn chứng khoán MSSB
- …
Hiện nay, nhiều công ty chứng khoán có giao dịch chứng quyền nhanh chóng và đơn giản. Các bạn nên tìm đến nhưng công ty lớn, có uy tín. Đồng thời, có thể chọn giao dịch ở công ty chứng khoán mà mình có tài khoản giao dịch cổ phiếu để thuận tiện hơn trong việc đầu tư.
Có thể bạn quan tâm: Các sàn chứng khoán uy tín
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị chứng khoán quyền là gì?
Giá thị trường của chứng khoán cơ sở và giá thực hiện quyền
Đây là hai yếu tố quan trọng để xác định giá trị nội tại của chứng quyền. Mức độ chênh lệch của hai yếu tố này sẽ tác động trực tiếp đến giá chứng quyền.
Thời gian đáo hạn
Thể hiện giá trị thời gian của chứng quyền. Nếu thời gian đáo hạn của chứng quyền càng dài thì giá trị của nó càng cao.
Biến động giá chứng khoán cơ sở
Là mức độ dao động giá của chứng khoán cơ sở. Nếu chứng khoán cơ sở có biên độ dao động giá càng cao thì khả năng tạo ra lợi nhuận của nhà đầu tư càng lớn. Điều này dẫn đến khả năng xảy ra chênh lệch giữa giá chứng khoán cơ sở và giá thực hiện quyền nhiều. Vì vậy, giá của chứng khoán quyền cũng cao theo.
Lãi suất
Việc lãi suất tăng/giảm cũng tác động đến việc xác định giá của chứng quyền.
Khi nhà đầu tư mua một chứng quyền mua, nhà đầu tư đã trì hoãn việc thanh toán giá thực hiện cho đến ngày đáo hạn. Việc trì hoãn này đã tiết kiệm cho nhà đầu tư một khoản tiền so với việc trực tiếp mua chứng khoán cơ sở, và khoản tiết kiệm này được hưởng thu nhập từ lãi suất.
Khi lãi suất tăng, khoản thu nhập của nhà đầu tư sẽ lớn hơn. Do đó, nhà đầu tư phải trả nhiều tiền hơn cho chứng quyền mua và ít hơn đối với chứng quyền bán.
Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp thông tin về Giá trị chứng khoán quyền là gì? Hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu hơn về sản phẩm này để có thể đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả. Chúc các bạn thành công trong quá trình đầu tư!
Bài viết tham khảo:
Đọc thêm: Cơ quan nhà nước là gì ? Phân tích đặc điểm, cách phân loại Cơ quan nhà nước
- CHỨNG QUYỀN LÀ GÌ?
- NGÀY GIAO DỊCH KHÔNG HƯỞNG QUYỀN LÀ GÌ?
- CÁCH CHƠI CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH CHO NGƯỜI MỚI