Quỹ đầu tư phát triển là quỹ lập ra trong hoạt động của tổ chức, điển hình là các doanh nghiệp. Với tính chất trong duy trì và phát triển hoạt động, tìm kiếm các lợi ích tối ưu hơn. Đòi hỏi của giai đoạn sau càng cao càng cần thiết sự đầu tư hơn trong vận hành doanh nghiệp. Do đó mà các nội dung công việc được tiến hành bằng nguồn tài chính của quỹ này. Tính chất hoạt động của quỹ rất đa dạng cho các nhu cầu đầu tư khác nhau. Có thể là các nghiên cứu khoa học hay các công nghệ, máy móc, phương tiện hiện đại,… Và mục tiêu cuối cùng là tạo ra các tiến bộ và thuận lợi khi tìm kiếm được nhiều lợi ích hơn nữa.
Căn cứ pháp lý:
Xem thêm: Quỹ đầu tư phát triển là gì
– Nghị định 191/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.
– Nghị định số 32/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015.
– Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Nội dung chính
1. Quỹ đầu tư phát triển là gì?
Quỹ đầu tư phát triển có nghĩa là quỹ dùng để đầu tư nhằm mục đích phát triển. Các nguồn vốn được xây dựng và đóng góp vào quỹ được tính toán và cân đối từ nguồn chi của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp, quỹ này được dùng để đầu tư và mở rộng phát triển kinh doanh. Mang đến các lợi ích lớn hơn thông qua các chi tiêu không trực tiếp trên giá vốn hàng hóa. Đây được xem là các chi phí trung gian cần thực hiện, nhưng có tác động rất lớn đến vận hành sản xuất hay kinh doanh. Bởi nó đáp ứng trong cải tiến và nâng cao chất lượng cho các khâu trong hoạt động tìm kiếm lợi nhuận.
– Thông qua các đổi mới, thay thế các máy móc thiết bị vận hành trong mô hình sản xuất. Mang đến công suất lớn hơn, chất lượng sản phẩm đồng đều. Từ các chi phí cố định, đảm bảo cho các lợi nhuận được cải thiện.
– Hay nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Giúp cải thiện bộ mặt doanh nghiệp và tạo ra các lợi thế vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra còn mang đến các ứng dụng cao cho các lĩnh vực hay nhu cầu tương tự. Trong doanh nghiệp, các sản phẩm từ nghiên cứu khoa học được xem là tiềm năng lớn nhất. Nó cũng mang đến các đổi mới nhanh chóng cho chất lượng cuộc sống được nâng cao.
– Bên cạnh việc bổ sung nguồn vốn, phân phối lợi nhuận,… Các doanh nghiệp thường cân đối phần lợi nhuận nhất định cho quỹ này. Nhằm tạo nguồn tài chính ổn định và đủ lớn cho các nhu cầu đầu tư cho phát triển.
Tham khảo thêm: Nhà từ đường là gì? Quy định về nhà từ đường như thế nào?
Xem thêm: Phân tích nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Tầm quan trọng đối với doanh nghiệp.
Quỹ đầu tư phát triển hết sức cần thiết trong một doanh nghiệp. Nó mang đến các tác động trong tìm kiếm phát triển bền vững. Khi mà các tiến bộ khoa học được phản ánh tạo nên khác biệt rất lớn. Các quốc gia với nền kinh tế phát triển thường đi kèm với khoa học kỹ thuật rất phát triển. Bởi các ứng dụng thích hợp có thể giúp cho hoạt động của doanh nghiệp được đảm bảo. Các chi phí và nguồn lực được tận dụng hiệu quả hơn, tìm kiếm được các lợi ích lớn hơn.
Quỹ luôn đảm bảo nguồn vốn duy trì nhất định. Nó được trích ra trong ngân sách của doanh nghiệp. Cụ thể, mỗi năm, lợi nhuận của công ty luôn trích một phần để nhập vào quỹ đầu tư phát triển. Đảm bảo nguồn vốn khi doanh nghiệp cần để đầu tư. Tính chất đầu tư này thường hướng đến việc tốn kém và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, với các tiềm lực đủ mạnh trong vật lực, nhân lực có thể mang về các lợi ích lớn. Đặc biệt được quan tâm trong các doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn.
Quỹ đầu tư phát triển được trích lập từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Là khoản lợi nhuận thực tế chưa được xác định cho nghĩa vụ nào cả. Do đó doanh nghiệp có thể lên kế hoạch trong sử dụng để đầu tư mới. Hoặc tiếp tục thực hiện các dự án đang dang dở. Được sử dụng vào việc đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp. Mang đến cải tiến tối ưu và tạo lợi thế, tiềm năng lâu dài.
Là nội dung trong quản lý, sử dụng vốn theo quy định pháp luật.
Chẳng hạn, theo quy định của Nghị định 191/2015/NĐ-CP và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP.
Doanh nghiệp nhà nước phân phối Lợi nhuận còn lại theo thứ tự. Với sự quan tâm hàng đầu là Trích tối đa 30% vào quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Tùy vào các lợi nhuận thực tế mà số liệu này được điều chỉnh phù hợp. Đảm bảo cho nguồn lợi nhuận được chia cho hai quỹ khác theo thứ tự.
– Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi cho người lao động trong doanh nghiệp:
– Trích quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên.
Lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ quy định được nộp về ngân sách nhà nước. Như vậy có thể thấy ưu tiên hàng đầu phản ánh tầm quan trọng của quỹ đầu tư phát triển. Khi các yếu tố duy trì hay ổn định chưa phải đích đến cuối cùng. Mà nhà nước cần đến các thay đổi trong tiềm năng, khả năng của doanh nghiệp tạo lợi nhuận lớn hơn một cách bền vững. Và điều đó phải thực hiện trên các kế hoạch đầu tư lâu dài.
Xem thêm: Nguyên tắc áp dụng pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật?
Mục đích sử dụng quỹ.
Quỹ đầu tư phát triển có ý nghĩa hết sức quan trọng tạo nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Với các đầu tư mang tính chất cải tiến và vì lợi ích lâu dài.
Tham khảo thêm: Vốn FDI là gì? Quy định về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam?
– Đầu tư mở rộng và phát triển kinh doanh. Mang đến các khả năng mới mà doanh nghiệp có thể tiếp cận. Với các lợi thế xây dựng được, doanh nghiệp hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra. Bên cạnh việc có thể tìm kiếm nhiều cơ hội mới. Khi đó, các phát triển mang đến tác động chung đối với nền kinh tế.
– Đổi mới, thay thế hoàn chỉnh máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ. Thực hiện với ý nghĩa nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Mang đến các công cụ tối ưu hơn, tiết kiệm chi phí và nguồn lực đầu vào. Cùng với đảm bảo và nâng cao chất lượng đầu ra.
– Đổi mới trang thiết bị và điều kiện làm việc trong doanh nghiệp. Là các phương tiện hiện đại, đảm bảo năng suất lao động được cao nhất. Cũng như mang đến môi trường thỏa mái, kích thích tối đa khả năng lao động và sáng tạo.
– Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ cho công nhân viên trong doanh nghiệp. Là các chi phí tham gia trong đào tạo nghề. Các lực lượng lao động cần đáp ứng đòi hỏi nâng cao tay nghề và trình độ. Để thuận lợi trong giữ chân lao động, cần khai thác lợi ích cao nhất từ trình độ và năng lực. Bên cạnh những lợi ích xứng đáng được nhận về.
– Bổ sung vốn. Là một nguồn vốn trong thực hiện đầu tư. Khi đó, các giá trị này được tham gia với vai trò nhất định, bên cạnh các quỹ khác. Trong mục đích phân bổ nguồn vốn, sẽ mang đến lợi ích từ nhiều mặt khác nhau.
2. Nguyên tắc hạch toán quỹ đầu tư phát triển:
Cách thức hạch toán quỹ đầu tư phát triển được quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC. Theo quy định, quỹ đầu tư phát triển được hạch toán là TK 414. Theo đó, các nguyên tắc kế toán cần tuân thủ được thể hiện như:
– Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Tính chất sử dụng cũng cần thực hiện theo kế hoạch. Tính chất khả thi cho các hoạt động đầu tư. Giúp cho nguồn quỹ được sử dụng có hiệu quả cao. Các tăng hay giảm quỹ mang đến tính chất cho nhu cầu đầu tư. Với các ghi nhận càng cụ thể, giúp cho việc quản lý và tính toán nguồn quỹ càng hiệu quả.
Xem thêm: Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước
– Quỹ đầu tư phát triển được trích lập từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Là khoản chi được sử dụng với nhiệm vụ đầu tư cho doanh nghiệp. Được sử dụng vào việc đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp. Mang đến các phát triển lâu dài và đảm bảo tính bền vững trong giá trị có thể khai thác.
– Việc trích và sử dụng quỹ đầu tư phát triển phải theo chính sách tài chính hiện hành đối với từng loại doanh nghiệp hoặc quyết định của chủ sở hữu. Theo các kế hoạch và lộ trình thực hiện cụ thể. Khi các mục tiêu trong đầu tư được xác định cụ thể. Và các cách thức phân bổ quỹ đảm bảo theo lộ trình. Cân đối giữa các nguồn chi với các lợi ích có thể đạt được.
– Nếu doanh nghiệp không tiếp tục trích Quỹ dự phòng tài chính. Chủ sở hữu doanh nghiệp ra quyết định chuyển số dư Quỹ dự phòng tài chính vào Quỹ đầu tư phát triển. Tức là các mục tiêu cho đầu tư phát triển cần được đảm bảo. Với các quỹ khác nhau được lập ra, việc không thực hiện quỹ có thể không gây các ảnh hưởng tiêu cực. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp muốn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh lâu dài, cần thực hiện chiến lược trong đầu tư phát triển. Chỉ có như vậy mới có thể đảm bảo trong nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Cũng như tìm kiếm lợi nhuận lớn hơn để kết quả kinh doanh hiệu quả hơn.
Tìm hiểu thêm: Đặt cọc là gì? Những trường hợp nào phải trả lại tiền cọc?