logo-dich-vu-luattq

Căn cứ khởi tố vụ án hình sự

1. Khái niệm khởi tố vụ án hình sự là gì ?

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên trong tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, xác định có hay không dấu hiệu của tội phạm để quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự, là cơ sở để chấm dứt hoạt động tố tụng hình sự hay thực hiện các hoạt động tố tụng tiếp theo của quá trình giải quyết vụ án hình sự.

2. Bị tố giác có được coi là dấu hiệu của tội phạm

Thưa luật sư, Anh A đang ngồi ở trong nhà xem ti vi thì đột nhiên có lực lượng chức năng của bên công an Huyện X vào có nói là có người tố giác anh tội mua bán trái phép chất ma túy và sau đó đưa anh A đi. Vậy bị người khác tố giác có được coi là căn cứ pháp lý để khởi tố vụ án hình sự ?

Xem thêm: Căn cứ khởi tố vụ án hình sự

Luật sư trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến chúng tôi, câu hỏi của bạn được chúng tôi biên tập và trả lời bạn như sau

Căn cứ theo điểm khoản 1 điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định

Điều 143. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự

Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:

Tham khảo thêm: 10 bộ phim hình sự Việt Nam đầy kịch tính với những màn đấu trí cân não

1. Tố giác của cá nhân;

2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;

5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;

6. Người phạm tội tự thú.

3.Người phạm tội thú nhận có được coi là căn cứ để quyết định khởi tố vụ án

Chào Luật Minh Khuê, Anh tôi phạm tội giết người, sau một ngày suy nghĩ thì anh tôi đã ra cơ quan công an để đầu thú để nhận được sự khoan hồng của pháp luật. Vậ luật sư cho tôi hỏi với trường hợp như trên của anh trai tôi thì có đủ căn cứ để khởi tố vụ án hay không ?

>&gt Xem thêm: Mẫu đơn khởi kiện vụ án ly hôn bản mới nhất năm 2022

Cơ sở pháp lý khoản 6 điều 143 bộ luật hình sự 2015 quy định :

Điều 143. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự

Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:

Tham khảo thêm: 10 bộ phim hình sự Việt Nam đầy kịch tính với những màn đấu trí cân não

1. Tố giác của cá nhân;

2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;

5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;

6. Người phạm tội tự thú.

Như vậy, đã có đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự của anh bạn

4.Quy định của pháp luật về căn cứ để tố giác tội phạm

Theo quy định tại Điều 143 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, căn cứ khởi tố vụ án hình sự bao gồm:

Thứ nhất, tố giác của cá nhân

Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Tố giác của cá nhân được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua đường điện thoại, thư tín… và có thể được thể hiện bằng lời hoặc bằng văn bản. Mọi người đều có quyền tố giác về tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Đây là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xác minh có hay không có sự việc phạm tội xảy ra. Việc khởi tố vụ án hình sự căn cứ vào tố giác của cá nhân chỉ được được thực hiện sau khi cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác điều tra, xác minh và xác định đã có sự việc phạm tội xảy ra đúng theo nội dung của tố giác.

Tuy nhiên, nếu người nào cố ý tố giác sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Thứ hai, tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền. Khi nhận được thông tin về tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo, thì cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành xác minh. Nếu qua xác minh thấy vụ việc mà cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp có dấu hiệu của một tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự thì sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.

>&gt Xem thêm: Hiệu lực hồi tố là gì? Khi nào được áp dụng hồi tố trong quá trình giải quyết vụ án?

Thứ ba, tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng

Phương tiện thông tin đại chúng là phương tiện thông tin có đối tượng tác động là đông đảo người dân như báo chí in, đài tuyền hình, đài phát thanh,…

Khi có được thông tin về tội phạm do các phương tiện thông tin đại chúng đưa, thì các cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành kiểm tra, xác minh để kết luận có dấu hiệu tội phạm hay không, làm căn cứ khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự.

Thứ tư, kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước

Tìm hiểu thêm: điều 63 luật thi hành án hình sự

Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyết xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm. Cùng với các nguồn tin khác, kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước là nguồn tin để cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét, quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự.

Thứ năm, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm

Đây là trường hợp Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm thông qua quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình và dùng đó làm căn cứ khởi tố vụ án hình sự.

Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên toà mà phát hiện sự việc nào đó có dấu hiệu của tội phạm nhưng chưa được khởi tố

Thứ sáu, người phạm tội tự thú

Tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện.

>&gt Xem thêm: Khởi tố vụ án hình sự là gì ? Quy định về nhiệm vụ, ý nghĩa của khởi tố vụ án hình sự

Người phạm tội tự thú là người đã thực hiện hành vi phạm tội và họ tự mình ra thú nhận hành vi phạm tội của họ trước các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện. Việc thú nhận hành vi phạm tội của người phạm tội trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện là cơ sở để đánh giá có thể có sự việc phạm tội xảy ra và khả năng người tự thú là người thực hiện hành vi phạm tội. Do vậy, từ lời khai của người phạm tội tự thú cũng là cơ sở quan trọng để cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng dùng làm căn cứ khởi tố vụ án hình sự.

5.Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại dựa trên những cơ sở lý luận như thế nào?

Bất kì một xã hội nào cũng luôn lấy con người làm trung tâm của mọi sự phát triển. Liên quan đến con người đó là quyền con người, quyền này đã được đề cập đến từ lâu. Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì quyền con người lại ngày càng được đề cao hơn. Nhà nước ta với bản chất là nhà nước “của dân, do dân và vì dân”. Trong xã hội đó, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng. Chính vì vậy, vấn đề bảo vệ quyền và lơi ích hợp pháp chính đáng của công dân được coi là yêu cầu trung tâm cuả nội dung về nhà nước pháp quyền. Quyền con người được khẳng định trong nhiều văn bản pháp lý của nhà nước ta. Quan trọng nhất phải nói đến Hiến pháp – đạo luật cơ bản của nhà nước.

Điều 20 Hiến pháp Cộng hòa xã hôi chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “ mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Quyền con người được pháp luật bảo vệ thông qua các hoạt động của hệ thống cơ quan hành pháp, tư pháp, lập pháp.

Pháp luật tố tụng hình sự với vai trò là một bộ phận của pháp luật cũng có những biện pháp khác nhau để bảo vệ quyền con người. Một quy định quan trọng phải nói đên ở đây đó là “ quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của người bị hại”. Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất và tinh thần hoặc tài sản do hành vi phạm tội gây ra, quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm hại nặng nề nhất. Vì vậy, bảo vệ quyền và lơi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng nói chung và người bị hại nói riêng là một vấn đề đang được quan tâm.

Ngoài ra xuất phát từ những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật tố tụng hình sự là nguyên tắc “ Bảo đảm pháp chế xã hôi chủ nghĩa trong tố tụng hình sự” ( Điều 3, nguyên tắc “tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân” (điều 4), nguyên tắc “bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân” ( Điều 7)… quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại cũng là sự cụ thể hóa các nguyên tắc trên.

Quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại còn xuất phát từ mối quan hệ của các giai đoạn khởi tố vụ án hình sự và các giai đoạn khác của quá trình tố tụng. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là trường hợp đặc biệt mà khởi tố vụ án chỉ được thực hiện với các điều kiện có yêu cầu khởi tố của người bị hại. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là giai đoạn mở đầu làm cơ sở cho các hoạt động tố tụng tiếp theo của quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

>&gt Xem thêm: Cơ quan nào có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật Minh Khuê

Đọc thêm: Biểu mẫu thi hành án hình sự

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !