logo-dich-vu-luattq

Trợ cấp là gì?

Trợ cấp là thuật ngữ xuất hiện nhiều trong các văn bản quy định về quyền lợi, chính sách hiện nay, tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng, hiểu đủ về khái niệm này và vận dụng đúng đắn. Do đó, bài viết này được thực hiện nhằm giúp Quý độc giả giải đáp trợ cấp là gì? Mời Quý vị theo dõi nội dung dưới đây của bài viết:

Trợ cấp là gì?

Trợ cấp là một khoản tiền nhằm hỗ trợ cho các đối tượng yếu thế cần được hỗ trợ về kinh tế để vượt qua khó khăn trong những tình huống nhất định, ví dụ như người lao động mất việc làm, người có công với cách mạng,…

Xem thêm: Trợ cấp là gì

Phân loại trợ cấp

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin giải đáp trợ cấp là gì? và nhận diện đúng các khoản trợ cấp, chúng tôi đưa ra một số thông tin về các loại trợ cấp.

Hiện nay pháp luật có quy định một số đối tượng sau được hưởng trợ cấp như:

– Người lao động, công chức, viên chức được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội tương ứng với khoảng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội

– Người có công với cách mạng, thương binh liệt sĩ được hưởng trợ cấp hàng tháng theo chính sách của pháp luật đối với người có công với cách mạng

– Đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật

– Trợ cấp của Chính Phủ đối với doanh nghiệp.

Căn cứ vào loại trợ cấp, một số khoản trợ cấp bị xác định thuộc vào thu nhập bị tính thuế thu nhập cá nhân, một số khác thì không. Tùy thuộc vào loại trợ cấp mà hồ sơ hưởng trợ cấp cũng khác nhau.

Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho Quý vị thông tin về một số khoản trợ cấp quan trọng mà người lao động có thể được hưởng theo quy định của pháp luật lao động và trợ cấp đối với đối tượng có công với cách mạng, đối tượng được bảo trợ xã hội.

1/ Trợ cấp dành cho người lao động, công chức, viên chức được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật

Theo quy định của Bộ luật lao động, người lao động có thể được hưởng các khoản trợ cấp sau đây:

+ Trợ cấp thôi việc trong trường hợp bị thôi việc thuộc các trường hợp được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 BLLĐ 2012 nếu đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên

+ Trợ cấp mất việc đối với trường hợp người lao động bị mất việc làm do thay đổi cơ cấu vì lý do kinh tế hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đã làm việc từ đủ 12 tháng trở lên.

+ Trợ cấp tai nạn lao động, trợ cấp bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động

+ Trợ cấp thai sản đối với phụ nữ mang thai, nhận nuôi con nuôi

Tham khảo thêm: Vấn đề pháp lý là gì

+ Trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh phải điều trị dài ngày

+ Trợ cấp hưu trí đối với đối tượng đã đủ tuổi nghỉ hưu và tham gia đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

+ Trợ cấp tử tuất đối với người lao động thuộc diện được hưởng trợ cấp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội

Tùy thuộc vào đối tượng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà mức trợ cấp các đối tượng này được hưởng sẽ khác nhau. Căn cứ vào từng tình huống cụ thể mà cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả bảo hiểm xã hội cho các đối tượng được thụ hưởng theo quy định của pháp luật.

2/ Trợ cấp xã hội đối với đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội:

Những đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:

– Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:

+ Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;

+ Mồ côi cả cha và mẹ;

+ Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật;

+ Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

+ Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

+ Cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật;

+ Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

+ Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

+ Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

+ Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

Tìm hiểu thêm: Tiền công thực tế là gì

+ Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

– Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này mà đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.

– Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.

– Người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).

– Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng;

+ Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại Điểm a Khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;

+ Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.

– Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.

Những người thuộc danh sách trên sẽ được hưởng mức trợ cấp hàng tháng là mức chuẩn trợ cấp xã hội nhân với hệ số trợ cấp. ( theo quy định hiện tại mức chuẩn trợ cấp xã hội là 270.000 đồng /tháng/người). Hệ số trợ cấp Quý vị vui lòng tham khảo chi tiết tại điều 6 nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã haội. Để được hưởng trợ cấp xã hội, cá nhân thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp cần nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng thường trú. Hồ sơ đề nghị được quy định chi tiết tại khoản 1 điều 17 Nghị định 140/NĐ-CP.

3/ Trợ cấp đối với người có công với cách mạng

Đây là chính sách của nhà nước để thể hiện lòng biết ơn đối với các chiến sĩ đã tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ thời chiến. Những đối tượng thuộc danh sách theo phụ lục I và phụ lục II, phụ lục III kèm theo Nghị định 58/2019/NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng sẽ được hưởng mức trợ cấp tương ứng theo quy định cụ thể tại Phụ lục này.

4/ Trợ cấp của Chính Phủ dành cho doanh nghiệp

Đây là hình thức nhà nước sử dụng một số hình thức ưu đãi nhất định dành cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước trong một ngành nghề, lĩnh vực nhất định để hỗ trợ các doanh nghiệp này có được ưu thế hơn so với các doanh nghiệp khác. Có rất nhiều hình thức trợ cấp có thể được áp dụng như hỗ trợ đầu tư vốn trực tiếp từ ngân sách nhà nước, chính phủ bảo lãnh các khoản vay, Chính phủ miễn những khoản lẽ ra phải đóng, Chính phủ cung ứng hàng hóa, dịch vụ hoặc mua hàng. Để đảm bảo ra lợi thế cạnh tranh trong thương mại quốc tế, hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng do WTO ban hành đã ra đời để đảm bảo tính cạnh tranh giữa hàng hóa của sản xuất trong nước và hàng hóa xuất khẩu của quốc gia khác.

Khi Chính Phủ của một quốc gia thành viên có chính sách áp dụng các biện pháp trợ cấp bị cấm theo hiệp định về trợ cấp của WTO thì có thể bị khởi kiện và áp dụng các biện pháp đối kháng tùy thuộc vào mức độ tổn thất mà thành viên bị ảnh hưởng do việc áp dụng biện pháp trợ cấp của quốc gia thành viên khác.

Ý nghĩa của hoạt động trợ cấp

Trợ cấp có ý nghĩa rất to lớn đối với các chủ thể được hưởng trợ cấp. Đây là một khoản hỗ trợ về mặt kinh tế giúp cho những đối tượng đang rơi vào tình trạng khó khăn có thể vượt qua khó khăn, quay trở lại cuộc sống bình thường.

Khoản trợ cấp này cũng thể hiện sự quan tâm của Nhà nước và toàn thể xã hội đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội cần được chăm sóc, hỗ trợ để có thể cùng nhau phát triển, xây dựng đất nước phát triển bền vững, đúng với tiêu chí “không ai bị bỏ lại phía sau” mà Thủ tướng Chính Phủ đã phát biểu trước đây.

Trên đây là bài viết tổng hợp liên quan đến vấn đề trợ cấp là gì mà Luật Hoàng Phi muốn gửi tới Quý độc giả. Nếu Quý vị có bất cứ thắc mắc gì liên quan đến vấn đề xác định trợ cấp vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài tư vấn 1900 6557.

Đọc thêm: Phát minh là gì? Sáng chế là gì? Phân biệt phát minh với sáng chế?

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !