logo-dich-vu-luattq

Quốc kỳ là gì ? Quy định pháp luật về quốc kì

1. Khái niệm quốc kì

Quốc kỳ là cờ tượng trưng cho quốc gia. Quốc kì của mỗi quốc gia thường được quy định trong đạo luật cơ bản của Nhà nước. Những công trình công cộng và tư nhân như trường học và cơ quan chính phủ thường treo quốc kỳ. Ở một vài nước, quốc kỳ chỉ được treo ở những công trình phi quân sự vào những ngày treo cờ cụ thể. Có ba loại quốc kỳ phân biệt để sử dụng trên đất liền, và ba loại để sử dụng trên biển, mặc dù nhiều nước sử dụng cùng 1 kiểu thiết kế cho vài (đôi khi tất cả) các loại cờ.

Tìm hiểu thêm: Người tình là gì? Người tình khác gì với người yêu? Có nên làm người tình

Xem thêm: Quốc kì là gì

2. Nguồn gốc của quốc kỳ

Từ xa xưa, người ta đã biết dùng lá cờ để biểu trưng cho một nhân vật lãnh đạo hay một gia tộc lãnh chúa. Trong quân sự, các vị thống lãnh đều dùng lá cờ của bên mình làm điểm hội tập binh sĩ, nơi xuất phát các hiệu lệnh hành quân. Trong các cuộc giao chiến, việc cắm được cờ của mình trên đất địch hay cướp đoạt được cờ của địch đều được xem là một chiến công rạng rỡ.

Thời quân chủ chuyên chế, lá cờ của nhà vua cũng là biểu tượng của quốc gia, nhưng chỉ được dựng lên tại những nơi có vua ở. Ở những nơi khác thì dựng cờ của các vị lãnh chúa địa phương. Ý niệm quốc kỳ là biểu tượng chủ quyền quốc gia trên toàn thể lãnh thổ chỉ mới xuất hiện về sau này.

Tìm hiểu thêm: Người tình là gì? Người tình khác gì với người yêu? Có nên làm người tình

Xem thêm: Quốc kì là gì

3. Quy ước chung của quốc kỳ

Có rất nhiều quy ước liên quan đến cách trình bày quốc kỳ sao cho đúng nhưng quy tắc chung đó là quốc kỳ phải được treo ở vị trí danh dự, và không bao giờ ở vị trí thấp hơn các lá cờ khác. Những quy định sau là tiêu biểu:

– Khi lá quốc kỳ được treo cùng với những lá cờ khác, nó phải được kéo lên đầu tiên và hạ xuống cuối cùng.

– Khi lá quốc kỳ được treo cùng với các quốc kỳ của quốc gia khác, tất cả các lá cờ phải có kích thước xấp xỉ bằng nhau và phải được treo ở cùng độ cao, mặc dù quốc kỳ của quốc gia chủ nhà có thể được đặt ở vị trí danh dự (ở trung tâm của số lẻ các cột cờ hoặc ở ngoài cùng bên phải của số chẵn các cột cờ).

– Khi lá quốc kỳ được treo cùng với những lá cờ khác không phải là quốc kỳ, nó phải được treo trên cột cờ riêng, hoặc cao hơn hoặc phải đứng ở vị trí danh dự.

– Khi lá quốc kỳ được treo cùng với bất cứ lá cờ nào khác trên cùng một cột cờ, nó phải nằm trên cùng, mặc dù sử dụng cột cờ phân biệt thường được dùng nhiều hơn.

– Khi lá quốc kỳ được treo cùng với một lá cờ khác trên cột chéo, quốc kỳ phải nằm ở phía trái người quan sát và cột treo quốc kỳ phải ở phía trước cột cờ còn lại.

– Khi lá quốc kỳ được treo cùng với một hoặc nhiều lá cờ khác trong cuộc diễu hành, quốc kỳ phải ở bên phải nhóm diễu hành. Nếu có một hàng cờ, quốc kỳ nên nằm ở vị trí danh dự.

– Khi lá quốc kỳ, trong vài trường hợp ngoại lệ, được treo 2/3 cột cờ, đó là biểu hiện của lá cờ rủ.

Tìm hiểu thêm: Người tình là gì? Người tình khác gì với người yêu? Có nên làm người tình

Xem thêm: Quốc kì là gì

4. Quốc kỳ Việt Nam

Đọc thêm: &quotNguồn gốc&quot là gì?

Mỗi một dân tộc, một quốc gia đều có Quốc kỳ riêng của mình. Việt Nam là một dân tộc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; Quốc kỳ Việt Nam là lá cờ đỏ sao vàng, là biểu tượng của hồn nước, lòng dân, của tình đoàn kết đời đời bền vững của đại gia đình các dân tộc Việt Nam và là biểu tượng thiêng liêng nhất, thể hiện nhiệt huyết cách mạng, sự hy sinh anh dũng của toàn thể nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến đánh đuổi quân xâm lược, giành chính quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Lá cờ đỏ sao vàng, biểu tượng chung nhất của dân tộc Việt Nam, đã khắc sâu vào tâm khảm của mỗi một người dân Việt Nam và đã được cộng đồng quốc tế công nhận và tôn trọng.

Lá cờ đỏ sao vàng là một minh chứng khẳng định sự thống nhất, độc lập, tự chủ và hòa bình của dân tộc Việt Nam. Điều đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định và lịch sử kiểm chứng trong gần một thế kỷ qua, đó là: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.

Lịch sử và ý nghĩa của lá cờ đỏ sao vàng Việt Nam gắn liền với những năm tháng đấu tranh kiên cường, bất khuất, đổ máu hy sinh anh dũng của nhân dân Việt Nam đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi của Tổ quốc, giành chính quyền, thống nhất đất nước, đưa cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn để có được cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc ngày nay.

Quốc kỳ Việt Nam hiện nay (còn gọi là “Cờ đỏ sao vàng” hay “Cờ Tổ quốc”), nguyên gốc là quốc kỳ của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, được ra đời và xuất hiện lần đầu vào năm 1940, sau đó chính thức trở thành quốc kỳ vào tháng 8 năm 1945. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói trong cuộc họp Quốc hội khóa I ngày 2 tháng 3 năm 1946 quy định cụ thể về quốc kỳ: “Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu Á sang châu Âu, từ châu Âu về châu Á; cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc kỳquốc ca”…

Ý nghĩa của lá cờ với nền màu đỏ tượng trưng cho màu của cách mạng, máu của các anh hùng, ngôi sao vàng tượng trưng cho linh hồn dân tộc và năm cánh sao tượng trưng cho năm tầng lớp tham gia cách mạng sĩ, nông, công, thương, binh cùng đoàn kết kháng chiến.

Năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất, Quốc hội Việt Nam khóa VI đã lấy quốc kỳ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa làm quốc kỳ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với vài thay đổi nhỏ so với mẫu cờ nguyên thủy năm 1940. Đây chính là lá quốc kỳ chính thức đại diện cho nước Việt Nam thống nhất từ năm 1976 đến nay.

Tìm hiểu thêm: Người tình là gì? Người tình khác gì với người yêu? Có nên làm người tình

Xem thêm: Quốc kì là gì

5. Lịch sử quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ chống thực dân Pháp (23/11/1940). Tác giả sáng tạo ra lá cờ nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh này là đồng chí Nguyễn Hữu Tiến (sinh ngày 5/3/1901 tại Hà Nam, bị địch bắt và bị xử bắn ngày 28-8-1941 cùng các chiến sĩ Nam Kỳ khởi nghĩa tại Hóc Môn, trong đó có cả Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Vǎn Tần, Hà Huy Tập…).

Từ năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vã lãnh đạo cách mạng. Thời kỳ đầu, trong các cuộc đấu tranh đã xuất hiện lá cờ đỏ có ngôi sao vàng năm cánh nhưng được lồng trên hình búa liềm.

Năm 1940, Xứ uỷ Đảng Cộng sản Đông Dương ở Nam kỳ họp quyết định khởi nghĩa, đã thực hiện di huấn của đồng chí Trần Phú – Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng – lấy cờ đỏ sao vàng làm lá cờ khởi nghĩa với ước muốn là sau khi đánh đổ đế quốc Pháp sẽ thành lập nước Việt Nam Cộng hòa dân chủ và quốc kỳ Việt Nam sẽ là lá cờ đỏ có ngôi sao vàng năm cánh.

Tháng 5/1941 tại Khui Nậm, Cao Bằng, Lãnh tụ Hồ Chí Minh chủ trì hội nghị Trung ương VIII quyết định thành lập tổ chức Việt Nam độc Lập đồng minh – đoạn mở đầu chương trình Việt Minh ghi rõ: “Sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp, Nhật, sẽ lập nên Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, lấy cờ đỏ sao vàng 5 cánh làm Quốc kỳ”. Đây là văn bản đầu tiên, chính thức quy định Quốc kỳ của nước Việt Nam là cờ đỏ sao vàng.

Ngày 16/8/1945, Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào, Tuyên Quang đã quyết định Quốc kỳ Việt Nam là nền đỏ. ở giữa có một sao vàng năm cánh.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Quốc hội khóa đầu tiên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 đã ghi vào Hiến pháp: “Quốc kỳ Việt Nam dân chủ cộng hòa hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh”.

Sau ngày 30/4/1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, non sông Việt Nam đã liền một dải.

Nền đỏ tượng trưng cho màu nhiệt huyết cách mạng, màu chiến đấu và chiến thắng; màu vàng của ngôi sao tượng trưng cho sự sáng ngời của linh hồn dân tộc Việt Nam; năm cánh sao là sức mạnh đoàn kết của các tầng lớp đồng bào chiến đấu giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Đọc thêm: Thương nhân là gì ? Các đặc điểm của thương nhân theo luật thương mại

Quốc kỳ Việt Nam được tung bay trên khắp các công sở, trường học, các Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, các cửa khẩu, các buổi mít tinh, lễ đón tiếp các đoàn khách cấp cao nước ngoài; Quốc kỳ Việt Nam cũng được giương lên cùng với Quốc kỳ của những nước trên thế giới khi các đoàn cấp cao của chúng ta đến thăm và làm việc. Cờ đỏ sao vàng Việt Nam cũng được tung bay trên từng nóc nhà mỗi một gia đình Việt Nam vào những ngày lễ hội, Tết cổ truyền…

Lá cờ đỏ sao vàng là Quốc kỳ duy nhất đại diện cho dân tộc Việt Nam, điều đó đã khắc sâu vào tâm khảm của mỗi một người dân Việt Nam như Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam đã khẳng định tại cuộc họp Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946: “Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam kỳ khởi nghĩa năm 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn chính phủ đi từ châu á sang châu Âu, từ châu Âu về châu á; cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì… trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền đòi thay đổi Quốc kỳ và Quốc ca…”. Đó là hồn nước, niềm tự hào, biểu tượng thiêng liêng bất khả xâm phạm của bản sắc dân tộc Việt Nam.

Tìm hiểu thêm: Người tình là gì? Người tình khác gì với người yêu? Có nên làm người tình

Xem thêm: Quốc kì là gì

6. Các trường hợp treo cờ rủ

Quốc kỳ Việt Nam được treo rủ khi có quốc tang. Cách thức treo cờ rủ ở Việt Nam có sự thay đổi theo thời gian:

– Trước năm 2013 quy định cờ rủ treo trên đỉnh cột cờ, có dải băng tang đen, kích thước bằng 1/10 chiều rộng lá cờ, chiều dài tối đa bằng chiều dài lá cờ, dùng băng vải đen buộc không để cờ bay.

– Từ năm 2013 quy định cờ rủ treo đến ⅔ cột cờ, có dải băng tang đen, kích thước bằng 1/10 chiều rộng lá cờ, chiều dài tối đa bằng chiều dài lá cờ, dùng băng vải đen buộc không để cờ bay.

Theo đó, cán bộ đã và đang giữ một trong 4 vị trí dưới đây sau khi qua đời thì quốc kỳ được treo rủ:

+ Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

+ Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

+ Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

+ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Ngoài ra, Bộ Chính trị quyết định việc tổ chức lễ Quốc tang đối với cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế (như Võ Nguyên Giáp) hoặc nguyên thủ các quốc gia mà Việt Nam có quan hệ ngoại giao qua đời (như Fidel Castro).

Tìm hiểu thêm: Người tình là gì? Người tình khác gì với người yêu? Có nên làm người tình

Xem thêm: Quốc kì là gì

Trân trọng!

Tìm hiểu thêm: Người tình là gì? Người tình khác gì với người yêu? Có nên làm người tình

Xem thêm: Quốc kì là gì

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !