Chúng ta chắc hẳn ai cũng hiểu và từng nghe qua thuật ngữ “tiền cọc”. Thế nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu chi tiết về tiền cọc là gì và được thực hiện, sử dụng khi nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu tiền cọc là gì và những vấn đề liên quan nhé!
1. Tiền cọc là gì?
Khi hiểu được khái niệm tiền cọc là gì, cần phải hiểu khái niệm về đặt cọc.
Xem thêm: Tiền cọc là gì
Khái niệm đặt cọc đã được quy định vô cùng cụ thể, chi tiết tại khoản 1 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015
“Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.”
Như vậy, có thể hiểu khái niệm tiền cọc là gì như sau:
“Tiền cọc là một trong những tài sản mà các bên có thể sử dụng để thực hiện việc đặt cọc để đảm bảo giao kết hoặc một hợp đồng nào đó, đây là khoản tiền mà bên đặt cọc sẽ giao cho bên nhận đặt cọc.”
Tìm hiểu thêm: Kinh phí công đoàn là gì? Sử dụng kinh phí công đoàn như thế nào?
Trước khi thực hiện giao kết giao dịch, hợp đồng, các bên sẽ thỏa thuận và đàm phán với những nội dung hợp đồng để chuẩn bị thực hiện việc ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp do một số nguyên nhân chủ quan, khách quan mà một bên không thực hiện việc giao kết hợp đồng. Vì vậy để đảm bảo cả hai bên sẽ thực hiện ký kết hợp đồng như đã thỏa thuận, các bên sẽ thỏa thuận đặt cọc để đảm bảo việc thực hiện giao kết hợp đồng. Ngoài ra, trong hợp đồng xong vụ, các bên đều có những quyền và nghĩa vụ về nhau, nếu một bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng mà có thể gây thiệt hại cho bên còn lại thì các bên có thể thỏa thuận việc đặt cọc để đảm bảo các bên thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.
2. Đặc điểm của tiền cọc
Sau khi tìm hiểu khái niệm đặt tiền cọc là gì, hãy cùng ACC tìm hiểu đặc điểm của tiền cọc nhé!
Chức năng của tiền cọc mang tính bảo đảm các bên thực hiện đúng cam kết phải giao kết trong hợp đồng và có chức năng thanh toán.
Ví dụ: A mua một chiếc xe của B, bên phải đặt cọc trước 30 % số tiền của chiếc xe, nếu B thực hiện trả hết số tiền của chiếc xe thì số tiền cọc sẽ được trừ vào tổng số tiền mà B phải trả cho A. Nếu B không trả hết tiền cho A thì B vi phạm nghĩa vụ trả tiền, và số tiền cọc sẽ bị A giữ lại do B vi phạm hợp đồng.
3. Chủ thể của tiền cọc
Khi giao tiền cọc, các bên sẽ ký kết hợp đồng đặt cọc, do vậy chủ thể của hợp đồng đặt cọc sẽ gồm hai bên, bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc.
Tùy vào sự thoả thuận giữa các chủ thể, một bên có thể đặt cọc hoặc cả hai phía chủ thể có thể đều đặt cọc. Tuy nhiên, trên thực tế, thông thường bên nắm giữ tài sản sẽ là bên nhận đặt cọc, ví dụ như người bán nhà, người bán ô tô, cho thuê,…
Đọc thêm: KT3 là gì? Thủ tục đăng ký và những điều cần biết về KT3
Khi thực hiện chuyển tiền công, các bên sẽ ký hợp đồng đặt cọc, và hợp đồng đặt cọc sẽ phát sinh hiệu lực khi các bên chủ thể đã thực hiện việc chuyển giao tiền đặt cọc.
Đối tượng của tiền cọc là tài sản có tính thanh khoản cao. Các đối tượng của tiền cọc có thể là những tài sản cầm cố, thế chấp hoặc một số tài sản có giá trị khác … theo quy định pháp luật quy định rõ, vô cùng chi tiết và rõ ràng những trường hợp được thực hiện việc đặt cọc. Những quyền tài sản như quyền bất động sản, quyền tài sản không phải là đối tượng của tiền cọc định của pháp luật hiện hành.
Như vậy, ACC đã cung cấp cho quý bạn đọc đầy đủ các thông tin về tiền cọc là gì và những vấn đề liên quan tới tiền cọc để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn. Rất hy vọng quý khách hàng có thể hiểu hơn về vấn đề. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý khách hàng có bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
· Hotline: 19003330
· Zalo: 0967 370 488
· Gmail: info@accgroup.vn
Đọc thêm: Thu hồi đất là gì ? Quy định pháp luật về thu hồi đất ? Bồi thường thiệt hại do thu hồi đất