Trên thị trường chứng khoán, chúng ta vẫn thường nghe đến trái phiếu, cổ phiếu công ty. Cổ phiếu và trái phiếu là hai hai hình thức đầu tư phổ biến, được quan tâm nhất hiện nay. Việc lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu hay trái phiếu là điều khiến nhiều nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường hết sức quan tâm. Trái phiếu là một công cụ tuyệt vời để tạo ra thu nhập và đầu tư trái phiếu được coi là sự đầu tư an toàn, đặc biệt là khi so sánh với đầu tư cổ phiếu. Vậy, trái phiếu là gì, lợi suất trái phiếu là gì và những rủi ro cần lưu ý khi đầu tư trái phiếu?
Xem thêm: Lợi tức trái phiếu là gì
Luật sư tư vấn luật về trái phiếu và lợi suất trái phiếu: 1900.6568
* Căn cứ pháp lý
– Luật Doanh nghiệp năm 2020 (Luật số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020);
– Luật Chứng khoán năm 2019;
– Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 09 năm 2015 Về đăng ký doanh nghiệp;
– Nghị định 108/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2018 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 09 năm 2015 của Chính phủ Về đăng ký doanh nghiệp.
Nội dung chính
1. Trái phiếu là gì?
Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định.
Người phát hành có thể là doanh nghiệp (trái phiếu trong trường hợp này được gọi là trái phiếu doanh nghiệp), một tổ chức chính quyền như Kho bạc nhà nước (trong trường hợp này gọi là trái phiếu kho bạc), chính quyền (trong trường hợp này gọi là công trái hoặc trái phiếu chính phủ). Người mua trái phiếu, hay trái chủ, có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp hoặc chính phủ. Tên của trái chủ có thể được ghi trên trái phiếu (trường hợp này gọi là trái phiếu ghi danh) hoặc không được ghi (trái phiếu vô danh). Trái chủ là người cho nhà phát hành vay và họ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về kết quả sử dụng vốn vay của người vay. Nhà phát hành có nghĩa vụ phải thanh toán theo các cam kết nợ được xác định trong hợp đồng vay.
Xem thêm: Công ty TNHH có được phát hành trái phiếu không?
Trái phiếu tiếng Anh là: Bond
2. Lợi suất trái phiếu là gì?
Lợi suất trái phiếu là tổng lợi nhuận nhà đầu tư nhận được khi đầu tư vào trái phiếu. Có nhiều loại lợi suất trái phiếu, trong đó lợi suất danh nghĩa là phần lãi chia cho mệnh giá trái phiếu; lợi suất thực là thu nhập hàng năm của trái phiếu chia cho giá thị trường hiện tại của nó. Ngoài ra, lợi suất yêu cầu là mức lợi suất mà tổ chức phát hành trái phiếu phải cung cấp để thu hút các nhà đầu tư.
3. Đặc điểm của trái phiếu:
Chủ thể phát hành trái phiếu không chỉ có Công ty, mà còn có Chính phủ Trung ương và chính quyền địa phương.
Bất cứ doanh nghiệp hoặc cá nhân nào cũng có thể mua trái phiếu, kể cả chính phủ. Những loại trái phiếu có ghi tên của trái chỉ được gọi là trái phiếu ghi danh, còn ngược lại thì được gọi là trái phiếu vô danh.
Người mua trái phiếu chỉ là người cho chủ thể phát hành vay tiền và là chủ nợ của chủ thể phát hành trái phiếu. Khác với người mua cổ phiếu là người Chủ sở hữu Công ty.
Thu nhập của trái phiếu là tiền lãi, là khoản thu cố định thường kỳ và không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty phát hành.
Tìm hiểu thêm: Sĩ quan là gì ? Khái niệm sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp khác nhau như nào ?
Trái phiếu là chứng khoán nợ, vì vậy khi Công ty bị giải thể hoặc phá sản thì trước hết Công ty phải có nghĩa vụ thanh toán cho các Chủ trái phiếu trước, sau đó mới chia cho các Cổ đông.
Với những đặc điểm trên, trên phương diện nhà đầu tư thì trái phiếu có tính ổn định và chứa đựng ít rủi ro hơn cổ phiếu. Vì vậy, trái phiếu là loại chứng khoán được các nhà đầu tư ưa chuộng.
Xem thêm: Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu do Công ty cổ phần phát hành
4. Phân loại trái phiếu:
Phân loại theo người phát hành
Trái phiếu của doanh nghiệp: Là các trái phiếu được doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần phát hành nhằm tăng vốn hoạt động. Trái phiếu của doanh nghiệp có nhiều loại và đa dạng.
Trái phiếu của Chính phủ: nhằm đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của Chính phủ. Chính phủ phát hành trái phiếu với mục đích huy động tiền nhàn rỗi trong dân, các tổ chức kinh tế – xã hội. Chính phủ được xem là Nhà phát hành có uy tín nhất trên thị trường. Vì vậy, trái phiếu Chính phủ được xem là loại chứng khoán rủi ro ít nhất.
Trái phiếu của các tổ chức tài chính, ngân hàng: Các tổ chức này có thể được phát hành trái phiếu nhằm tăng thêm vốn hoạt động.
Phân loại theo lợi tức trái phiếu
Trái phiếu có lãi suất biến đổi (gọi là lãi suất thả nổi): Là loại trái phiếu mà lợi tức sẽ được trả trong những kỳ có sự khác nhau. Và được tính theo 1 lãi suất có sự biến đổi theo lãi suất tham chiếu của trái phiếu.
Trái phiếu có lãi suất bằng không: Loại trái phiếu mà người mua không nhận được lãi. Nhưng được mua với mức giá thấp hơn so với mệnh giá (mua chiết khấu). Và được hoàn trả bằng mệnh giá khi trái phiếu đó đáo hạn theo quy định.
Trái phiếu có lãi suất cố định: Loại trái phiếu mà lợi tức được xác định dựa theo tỷ lệ phần trăm (%) cố định tính theo mệnh giá.
Xem thêm: Quy định về phát hành trái phiếu của doanh nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước
5. Những rủi ro cần lưu ý khi đầu tư trái phiếu:
Đầu tư trái phiếu là thực hiện một giao dịch cho vay với người đầu tư trái phiếu là người cho vay và người phát hành trái phiếu (Chính phủ, doanh nghiệp, ngân hàng hay tổ chức tài chính) là người đi vay. Nhà phát hành có nghĩa vụ phải thanh toán cho trái chủ theo các cam kết nợ được xác định trong hợp đồng vay.
Rủi ro lãi suất
Lãi suất và giá trái phiếu có mối quan hệ nghịch đảo.
Khi lãi suất giảm, các nhà đầu tư cố gắng nắm bắt hoặc khóa lợi suất cao nhất trong thời gian lâu nhất có thể. Họ sẽ thu lãi từ trái phiếu trả lãi suất cao hơn so với giá thị trường bấy giờ. Sự gia tăng nhu cầu dẫn đến việc tăng giá trái phiếu.
Ngược lại, khi mức lãi suất hiện hành tăng lên, các nhà đầu tư đương nhiên sẽ từ bỏ những trái phiếu trả lãi suất thấp. Điều này sẽ làm cho giá trái phiếu giảm xuống.
Tham khảo thêm: Mức lương cơ sở là gì
Rủi ro khi tái đầu tư
Tái đầu tư là việc trái chủ đã nhận được tiền nhưng không có cơ hội tái đầu tư lại với mức lãi suất tương đương. Đây là hình thức khá phổ biến ở các doanh nghiệp và nó ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà đầu tư. Đặc tính có thể thu hồi của trái phiếu cho phép tổ chức phát hành mua lại trái phiếu trước ngày đáo hạn. Kết quả là, người sở hữu trái phiếu nhận được khoản thanh toán gốc có giá trị cao hơn so với mệnh giá.
Tuy nhiên, mặt trái của một trái phiếu có thể thu hồi đó là nhà đầu tư nhận được tiền nhưng không thể tái đầu tư ở mức lãi suất tương đương. Về lâu dài, rủi ro tái đầu tư có tác động xấu đến lợi nhuận đầu tư. Do đó, khi quyết định mua trái phiếu, nhà đầu tư sẽ lựa chọn những trái phiếu không có đặc tính thu hồi để có thể nhận được mức lãi suất cao hơn đồng thời giảm rủi ro khi tái đầu tư trong những lần tiếp theo.
Xem thêm: Cổ phiếu là gì? Phân biệt điểm khác nhau giữa cổ phiếu và trái phiếu?
Rủi ro lạm phát
Trong những năm gần đây, tình trạng lạm phát tại thị trường Việt Nam ngày một phổ biến và tăng với tốc độ nhanh chóng. Lạm phát ảnh hưởng đến sự gia tăng của tốc độ lãi suất, làm giảm sức mua trái phiếu và khiến trái chủ thu về lợi suất âm.
Khi chi phí sinh hoạt và lạm phát gia tăng với tốc độ nhanh hơn so với tốc độ của lãi suất đầu tư trái phiếu, khi đó, sức mua của các nhà đầu tư sẽ giảm và thậm chí có thể thu về mức lợi suất âm. Cụ thể, giả sử một nhà đầu tư trái phiếu có khả năng thu được mức lãi suất 2%, nếu lạm phát tăng lên đến 4% sau khi họ đầu tư, thì lợi suất của nhà đầu tư thực tế chỉ còn là -2%.
Rủi ro tín dụng
Trái phiếu chính phủ thường được coi là loại trái phiếu có mức độ rủi ro thấp nhất, vì Chính phủ có khả năng thu thuế hoặc phát hành tiền để thanh toán cho trái chủ khi đáo hạn. Tuy nhiên, khi trái chủ mua trái phiếu của các doanh nghiệp thì không an toàn như vậy, do vậy trái phiếu công ty có mức độ rủi ro cao hơn và phải trả lãi suất cao hơn cho nhà đầu tư.
Rủi ro thanh khoản
Thanh khoản là khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản. Trong một vài trường hợp, nhà đầu tư có thể không bán được trái phiếu doanh nghiệp của mình một cách nhanh chóng do thị trường của trái phiếu đó quá nhỏ với chỉ vài người mua và bán dẫn đến giá cả bị biến động. Chúng tác động trực tiếp đến tỷ suất lợi nhuận của trái chủ.
Lãi suất thấp trong một đợt phát hành trái phiếu có thể dẫn đến biến động giá đáng kể và có tác động xấu đến tổng lợi nhuận của trái chủ (khi bán). Cũng giống như cổ phiếu được giao dịch trong một thị trường thưa thớt, bạn có thể buộc phải bán trái phiếu với một mức giá thấp hơn nhiều so với dự kiến.
Xem thêm: Quy định về phát hành trái phiếu Chính phủ mới nhất năm 2015
Rủi ro xếp hạng
Nếu một công ty bị xếp hạng tín dụng thấp hoặc khả năng kinh doanh và trả nợ có vấn đề, ngân hàng hay các tổ chức cho vay có thể tính lãi suất cao hơn cho các khoản vay sau này của công ty. Điều này có thể có tác động xấu đến khả năng đáp ứng các khoản nợ với các trái chủ hiện tại của công ty và gây tổn thất cho các trái chủ khi muốn bán trái phiếu.
Đầu tư trái phiếu khá an toàn và có thể tạo ra một dòng thu nhập ổn định cho các nhà đầu tư, nhưng đôi khi cũng có thể đem đến những rủi ro nếu nhà đầu tư không đủ sáng suốt. Tuy nhiên, đầu tư trái phiếu sẽ đơn giản hơn rất nhiều khi nhà đầu tư đã nắm vững những kiến thức cơ bản về trái phiếu, tìm ra những nhân tố thị trường quen thuộc và có thể lường trước được những rủi ro có thể xảy đến với mình để đầu tư đúng lúc, đúng chỗ.
Pháp luật đã có quy định cụ thể đối với trái phiếu, vì vậy, mỗi nhà đầu tư nói riêng và người dân nói chung cần tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật để áp dụng. Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH Dương Gia về Trái phiếu là gì, lợi suất trái phiếu là gì và những rủi ro cần lưu ý khi đầu tư trái phiếu. Trường hợp còn bất kỳ thắc mắc nào có liên quan, vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Dương Gia để được tư vấn, giải đáp.
Tham khảo thêm: Chỉ số lạm phát là gì