Nội dung chính
1. Công ty liên doanh là gì ?
Thực ra hiện nay chưa có văn bản nào định nghĩa một cách hoàn chỉnh về công ty liên doanh, do đó, ở đây chúng ta chỉ nói tới khái niệm mà mọi người vẫn tự đưa ra.
Công ty liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ hoặc doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam.
Xem thêm: Doanh nghiệp liên doanh là gì
– Công ty liên doanh được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần mỗi bên sẽ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp.
– Công ty liên doanh mang tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư
– Vốn pháp định của công ty liên doanh: Vốn pháp định ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư.
+ Với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án quy có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn, nhưng không dưới 20% vốn đầu tư và phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp thuận.
+ Phần tỷ lệ góp vốn của các bên trong công ty liên doanh trên cơ sở thỏa thuận, tuy nhiên không được thấp hơn 30% vốn pháp định của công ty liên doanh
– Trong tổ chức hoạt động của công ty liên doanh: Có sự phối hợp cùng góp vốn trong việc đàu tư sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư Việt Nam. Mức độ tham gia quản lý doanh nghiệp, tỷ lệ lợi nhuận được hưởng cũng như rủi ro mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu căn cứ vào tỷ lệ góp vốn của các bên.
2. Điều kiện thành lập công ty liên doanh
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, muốn thành lập công ty liên doanh các nhà đầu tư cũng cần có một số điều kiện nhất định. Sau đây là một số điều kiện thành lập công ty liên doanh:
– Về chủ thể (nhà đầu tư)
+ Cá nhân: Phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không trong thời gian chấp hành hình phạt tù và các hình phạt hành chính khác theo quy định.
+ Pháp nhân: thành lập hợp pháp, vẫn đang hoạt động tại thời điểm thực hiện đầu tư.
– Về tài chính
+ Năng lực tài chính của chủ đầu tư phải tương ứng với số vốn cam kết đầu tư vào dự án. Tức là chủ đầu tư phải đủ khả năng chi trả với số vốn đã cam kết
+ Ngân hàng giữ số tiền đầu tư vào công ty là ngân hàng hợp pháp và được phép hoạt động tại Việt Nam
– Vốn pháp định của công ty: đáp ứng các yêu cầu theo pháp luật Việt Nam về công ty liên doanh
– Phù hợp với pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế Việt Nam tham gia ký kết hoặc công nhận.
Tham khảo thêm: Công việc bán thời gian là gì? Tìm việc làm bán thời gian ở đâu uy tín?
Ngoài các điều kiện thành lập công ty liên doanh cụ thể, doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện về thành lập công ty khác theo quy định của pháp luật.
3. Hồ sơ thành lập công ty liên doanh cần có những gì ?
Do việc thành lập công ty liên doanh có sự góp vốn của hai bên là bên Việt Nam và bên nước ngoài.
3.1. Hồ sơ nhà đầu tư bên nước ngoài cung cấp những tài liệu sau:
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Điều lệ Công ty;
– Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm tài chính gần nhất
– Giấy xác nhận ngân hàng liên quan đến số dư tài khoản tương đương với số vốn góp cho Công ty sẽ thành lập tại Việt Nam;
Hợp đồng liên doanh là một loại hợp đồng mà trong đó các bên tham gia ký kết hợp đồng sẽ thỏa thuận về việc hợp tác kinh doanh dưới hình thức là thành lập một công ty mới hoàn toàn do các bên đồng thời làm chủ sở hữu.
– Trường hợp có chủ thể tham gia hợp đồng liên doanh là nhà đầu tư từ nước ngoài thì cần phải có thêm giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để hợp đồng liên doanh trên có thể có hiệu lực.
Đối với trường hợp các bên đang tham gia hợp đồng là những pháp nhân của Việt Nam thì công ty sẽ được thành lập theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về doanh nghiệp tại Việt Nam.
– Hợp đồng liên doanh có hiệu lực khi được cấp giấy phép đầu tư, sau khi đáp ứng được toàn bộ các điều kiện và cung cấp đầy đủ những giấy tờ, tài liệu cần thiết để hoàn tất thủ tục đăng ký đầu tư tại Việt Nam.
– Ưu điểm của việc hình thành công ty liên doanh thông qua việc ký kết hợp đồng kinh doanh đó là:
Công ty liên doanh này sẽ tách ra khỏi doanh nghiệp của cả 2 bên liên doanh và hoạt động một cách độc lập, riêng biệt; qua đó đảm bảo được sự rõ ràng, minh bạch trong hạch toán cũng như dễ dàng cho việc kiểm soát trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
Hợp đồng liên doanh được ký kết trong trường hợp cá nhân hay tổ chức là nhà đầu tư nước ngoài có nguyện vọng, mong muốn được hợp tác kinh doanh với một đối tác của Việt Nam để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Với điều kiện là nhà đầu tư nước ngoài đó phải đáp ứng được đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về doanh nghiệp hoặc theo như các thỏa thuận trong một số Hiệp định quốc tế mà Việt Nam có tham gia làm thành viên.
Ví dụ như là về: ngành nghề kinh doanh, có đủ năng lực tài chính, có đủ tư cách pháp lý đối với cá nhân hoặc tổ chức là nhà đầu tư, nội dung kế hoạch đầu tư phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam, v.v…
7. Mẫu hợp đồng liên doanh mới nhất
Mẫu hợp đồng liên doanh mới nhất bao gồm những phần nội dung cơ bản như sau:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ
Tìm hiểu thêm: Gia công cho nước ngoài
– Thời gian, địa điểm xác lập hợp đồng
– Thông tin cơ bản về các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng liên doanh
– Tên công ty
– Loại hình doanh nghiệp
– Địa chỉ trụ sở chính, địa điểm kinh doanh, chi nhánh và văn phòng đại diện của công ty
– Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
– Tổng số vốn pháp định và số vốn đầu tư của công ty
– Thông tin người đại diện theo pháp luật của công ty
– Cơ chế quản lý và tổ chức bộ máy hoạt động của xí nghiệp liên doanh
– Tỷ lệ phân chia lỗ, lãi và trách nhiệm chịu rủi ro của mỗi bên tham gia ký kết hợp đồng liên doanh
– Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên khi tham gia hợp đồng
– Cách thức giải quyết nếu như có các tranh chấp xảy ra
– Các thỏa thuận khác (nếu có)
– Hiệu lực của hợp đồng
– Một số nội dung thỏa thuận khác v.v…
– Cuối cùng là ký tên, đóng dấu xác nhận đồng ý với những thỏa thuận trên của các bên tham gia ký kết hợp đồng.
Luật Minh Khuê (tổng hợp & phân tích)
Tham khảo thêm: Công việc bán thời gian là gì