logo-dich-vu-luattq

Nghĩa vụ dân sự là gì

Trong cuộc sống các hoạt động phát sinh luôn đi liền với quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ. Chúng ta rất quen thuộc với các khái niệm như: Hợp đồng dân sự, hành vi dân sự đơn phương; việc chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật; việc gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật; thực hiện công việc không có ủy quyền… Các hoạt động này làm phát sinh nghĩa vụ giữa các bên hoặc một trong hai bên. Vậy nghĩa vụ dân sự là gì? Pháp luật quy định về nghĩa vụ dân sự như thế nào?

I.CĂN CỨ PHÁP LÝ.

Xem thêm: Nghĩa vụ dân sự là gì

Bộ luật dân sự 2015.

1. Khái niệm nghĩa vụ dân sự

Trước hết, nghĩa vụ dân sự được hiểu là một quan hệ pháp luật; do đặc điểm của đối tượng và đặc điểm của phương pháp điều chỉnh của Bộ luật dân sự 2015. Theo những đặc điểm trên, có thể nhận định: Nghĩa vụ dân sự là quan hệ pháp luật dân sự, bao gồm các bên chủ thể, trong đó một bên chủ thể mang quyền có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ dân sự phải chuyển giao một tài sản, phải thực hiện một công việc hoặc không được thực hiện một công việc, phải bồi thường một thiệt hại về tài sản.

Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo quy định của pháp luật, một hoặc nhiều chủ thể (gọi là người có nghĩa vụ) phải làm hoặc không được làm vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (gọi là người có quyền). Đối tượng của nghĩa vụ dân sự có thể là tài sản, công việc phải làm hoặc không được làm. Chỉ những tài sản có thể đem giao dịch và những công việc có thể thực hiện được mà pháp luật không cấm, không trái đạo đức xã hội mới là đối tượng của nghĩa vụ dân sự.

Bên có nghĩa vụ dân sự trong quan hệ nghĩa vụ phải thực hiện các quyền yêu cầu của bên có quyền dân sự hợp pháp. Như vậy, nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp luật, trong đó các bên tham gia bình đẳng với nhau về mặt pháp lý, các quyền và nghĩa vụ dân sự hợp pháp của các bên, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của người thứ ba đều được pháp luật đảm bảo thực hiện.

Nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp luật, do vậy nó cũng có những căn cứ phát sinh, căn cứ làm thay đổi và chấm dứt quan hệ nghĩa vụ theo thoả thuận hợp pháp hay theo quy định của pháp luật. Việc xác lập quan hệ nghĩa vụ do ý chí của quan của các chủ thể, việc hình thành quan hệ nghĩa vụ nghĩa vụ còn do pháp luật quy định căn cứ vào sự kiện pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ. Có căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ, mới có quan hệ nghĩa vụ dân sự.

Việc thực hiện nghĩa vụ đến đâu, nghĩa vụ được thực hiện ở mức độ nào, còn tuỳ thuộc vào hành vi pháp lý của các bên trong quan hệ nghĩa vụ. Đó cũng là căn cứ để xác định hành vi thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ dân sự hoặc hành vi xâm phạm quan hệ nghĩa vụ dân sự.

Nếu xét về mặt xã hội, nghĩa vụ còn được hiểu là việc một người thực hiện một việc vì lợi ích của người khác, những hành vi đó pháp luật không quy định buộc phải thực hiện (việc thực hiện này năm ngoài nghĩa vụ thực hiện công việc không có sự uỷ quyền). Những hành vi như vậy thường gặp trong đời sống xã hội nhưng pháp luật không quy định trước hậu quả pháp lý của hành vi đó. Ví dụ: Một người nâng một người khác bị ngã trên đường; một người dẫn một cháu nhỏ qua đường…

Trong những trường hợp này, có thể xem là nghĩa vụ tự nhiên, thuộc phạm trù đạo đức và lương tâm của người thực hiện nghĩa vụ đó. Loại nghĩa vụ tự nhiên này thường phát sinh trong đời sống xã hội, tuy một người không thực hện thì người đó cũng không chịu bất kỳ một trách nhiệm pháp lý nào, nhưng trong một quan hệ xã hội cụ thể nào đó, người không thực hiện nghĩa vụ này có thể bị phê phán, bị đánh giá về phẩm hạnh theo chiều hướng bất lợi cho người đó.

Xem thêm: Nghĩa vụ dân sự là gì? Phân loại các loại nghĩa vụ dân sự?

Xét về mặt pháp lý Điều 274 Bộ luật dân sự 2015. quy định: “Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền)” .

Đọc thêm: Đồng tiền ảo Bitcoin là gì? Được sử dụng ở đâu và làm cách nào để có

Theo nội dung của những quy định trên, nghĩa vụ dân sự được hiểu là quan hệ pháp luật về tài sản và nhân thân của các chủ thể, theo đó chủ thể mang quyền có quyền yêu cầu chủ thể mang nghĩa vụ phải chuyển giao một tài sản, thực hiện một việc hoặc không được thực hiện một việc vì lợi ích của mình hay lợi ích của người thứ ba, phải bồi thường một thiệt hại về tài sản hoặc nhân thân do có hành vi gây thiệt hại, vi phạm lợi ích hợp pháp của các bên có quyền.

Chủ thể mang nghĩa vụ dân sự có nghĩa vụ thực hiện quyền yêu cầu của chủ thể mang quyền. Các quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự của các bên chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận của các bên xác lập quan hệ nghĩa vụ dân sự.

2. Đặc điểm nghĩa vụ dân sự

Nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp luật dân sự, do vậy nó cũng có những đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự nói chung, những nghĩa vụ dân sự còn có những đặc điểm riêng, đặc thù.

Đặc điểm thứ nhất của nghĩa vụ dân sự thuộc tính của quan hệ tài sản được xác lập trên căn cứ luật định hoặc theo thoả thuận giữa các chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ, là một quan hệ chuyển dịch tài sản hay là quan hệ mà trong đó có ít nhất một bên được hưởng lợi thì về bản chất nghĩa vụ dân sự là một quan hệ tài sản.

khai-quat-ve-nghia-vu-dan-su%282%29

Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài: 1900.6568

Đặc điểm thứ hai là mối quan hệ pháp lý ràng buộc giữa các bên chủ thể. Nghĩa vụ dân sự là nghĩa vụ là một quan hệ pháp lý, là mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên chủ thể luôn luôn xác định được. Chủ thể của quan hệ nghĩa vụ dân sự rất đa dạng, gồm cá nhân, pháp nhân, Nhà nước, hộ gia đình, tổ hợp tác và các chủ thể khác của quan hệ nghĩa vụ pháp luật dân sự nói chung. Tuy nhiên, chủ thể của quan hệ nghĩa vụ dân sự là những người được xác định có tư cách chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Nghĩa vụ liên đới là gì? Thực hiện nghĩa vụ đối với nhiều người có quyền liên đới?

Nội dung của quan hệ nghĩa vụ dân sự là mối liên hệ hữu cơ, mật thiết giữa quyền dân sự của một bên và nghĩa vụ dân sự của một bên. Phạm vi thể hiện quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ phụ thuộc vào việc thoả thuận của các bên hoặc pháp luật có quy định và tính chất khách quan của quan hệ luôn luôn được thể hiện. Nghĩa vụ dân sự có được thực hiện đúng, đủ hoặc nghĩa vụ bị xâm phạm do hành vi của một hoặc các bên trong quan hệ nghĩa vụ, là căn cứ để xác định trách nhiệm dân sự trong quan hệ nghĩa vụ.

Nghĩa vụ dân sự là một loại quan hệ pháp luật tương đối về tài sản mang tính chất hàng hoá – tiền tệ, có vị trí độc lập với các quyền chính trị, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự và nghĩa vụ về các loại thuế của cá nhân, pháp nhân,… theo quy định của pháp luật.

Đặc điểm thứ ba hành vi thực hiện nghĩa vụ dân sự của của chủ thể có nghĩa vụ luôn mang lại lợi ích cho chủ thể có quyền. Khi tham gia vào quan hệ dân sự, các bên tham gia luôn hướng tới một lợi ích nhất định có thể là vật chất hoặc tinh thần, vì vậy thông qua hành vi thực hiện năng lực dân sự mà lợi ích của các chủ thể sẽ đạt được sau khi kết thúc quan hệ dân sự đó.

Đặc điểm thứ tư nghĩa vụ dân sự là một loại quan hệ đối nhân (quyền đối nhân): Quan hệ đối nhân là quan hệ mà trong đó một bên chủ thể có quyền đối với một bên xác định , hoặc cả hai bên đều có những quyền và nghĩa vụ nhất định đối với nhau, đó là quyên đơn phương với một bên còn lại hoặc cả hai đều phải có nghĩa vụ với nhau khi tham gia vào quan hệ dân sự. Quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ dân sự vừa đối lập lại vừa có mối quan biện chứng với nhau.

3. Phân biệt trách nhiệm dân sự và nghĩa vụ dân sự

Tìm hiểu thêm: Căn hộ dịch vụ là gì? Phân loại căn hộ dịch vụ

Về mặt khái niệm: Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác; trách nhiệm dân sự hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể sẽ phải gánh chịu khi vi phạm nghĩa vụ dân sự.

Về căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự được quy định tại điều 275 Bộ luật dân sự 2015:

1. Hợp đồng.

2. Hành vi pháp lý đơn phương.

Xem thêm: Căn cứ phát sinh và đối tượng của nghĩa vụ dân sự

3. Thực hiện công việc không có ủy quyền.

4. Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

5. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật.

6. Căn cứ khác do pháp luật quy định.

Còn căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự là hành vi vi phạm luật dân sự hoặc khi chủ thể có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ dân sự đó.

Về đặc điểm của nghĩa vụ dân sự thì đó là một loại quan hệ tài sản và có sự ràng buộc pháp lý giữa các chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự vì lợi ích bên có quyền. Còn trách nhiệm dân sự: là quan hệ giữa hai chủ thể độc lập có địa vị pháp lý bình đẳng, trách nhiệm dân sự thông thường là trách nhiệm tài sản được áp dụng đối với bên vi phạm tương xứng với hậu quả của hành vi vi phạm.

Về phân loại: Nghĩa vụ dân sự bao gồm nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng và nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng.Trách nhiệm dân sự bao gồm: Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng, trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ, trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật, trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền, trách nhiệm do không thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc, trách nhiệm do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ và trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng.

Tìm hiểu thêm: Working capital là gì? Một số khái niệm liên quan đến Working capital

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !