Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi thường xuyên được diễn trong cuộc sống hằng ngày. Nó gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng cho những nạn nhân cũng như thân nhân của nạn nhân đó. Những nạn nhân mà người lừa đảo thường nhắm đến là những người nghèo khó, cả tin, mong muốn có cơ hội để đổi đời hoặc do những nguyên nhân khách quan khác mà làm cho những nạn nhân tin để giao tiền hoặc tài sản khác cho họ và họ bỏ trốn. Do quá tin người, những nạn nhân bất giác bị mất số tiền rất lớn, có người thì gia đình tan vỡ, có người không thể có khả năng chi trả cho món nợ mình đã mượn để đưa cho bọn lừa đảo, thậm chí có người đã tự tử.
Vì vậy, khi bạn bị một người lừa đảo, cách tốt nhất là đi trình báo hoặc tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền. Bởi vì số tài sản bạn bị lừa đảo không phải là không bao giờ có thể lấy được. Bạn còn có thể hy vọng vào cơ quan có thẩm quyền có thể sẽ bắt được người lừa đảo. Họ sẽ xác nhận nguồn tin báo tội phạm của bạn và có thể giúp bạn tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ, điều tra. Nếu như đủ chứng cứ thì họ sẽ khởi tố vụ án hình sự, kết quả cuối cùng hướng tới là đưa người đó ra xét xử và buộc người đó phải trả lại tài sản mà họ đã chiếm đoạt.
Xem thêm: Mẫu đơn trình báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Như vậy, làm sao để soạn được đơn tố cáo, đơn trình báo về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đảm bảo đầy đủ về mặt nội dung và hình thức để cơ quan có thẩm quyền có thể tiếp nhận được nguồn tin báo tội phạm luôn là thắc mắc của những người nạn nhân của tội phạm này.
Theo đó để cơ quan có thẩm quyền biết đến hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì những người nạn nhân cần chuẩn bị đơn tố cáo, trình báo về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
Nội dung chính
1. Mẫu đơn tố cáo hành vi lừa đảo:
Tải về: Mẫu đơn tố cáo hành vi lừa đảo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————-
…, ngày…tháng…năm…
ĐƠN TỐ CÁO
(Về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ông/bà …)
Xem thêm: Mẫu đơn trình bày – trình báo, tường trình với cơ quan công an mới nhất năm 2022
Kính gửi: – Cơ quan cảnh sát điều tra – Công an quận/huyện…
– Viện kiểm sát nhân dân quận/huyện …
Họ và tên: …Sinh ngày:…
Chứng minh nhân dân số: …
Ngày cấp: … Nơi cấp: Công an tỉnh …
Hộ khẩu thường trú: …
Chỗ ở hiện tại: …
Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, khởi tố hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của:
Xem thêm: Mẫu đơn trình báo mất giấy tờ, tài liệu, tài sản mới nhất
Ông/bà: … Sinh ngày: …
Chứng minh nhân dân số: …
Ngày cấp: … Nơi cấp: Công an tỉnh …
Hộ khẩu thường trú: …
Chỗ ở hiện tại: …
Vì ông/bà … đã có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của tôi với số tiền là … Sự việc cụ thể như sau:
…
Từ những sự việc trên, có thể khẳng định ông/bà … đã dùng thủ đoạn gian dối để nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của tôi với số tiền là …
Xem thêm: Hướng dẫn cách viết đơn tố cáo ngắn gọn và chuẩn nhất
Tôi cho rằng hành vi của ông/bà … có dấu hiệu phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” – Quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Theo đó, “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.”, thì phạm tội này.
Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình, nay tôi viết đơn này tố cáo hành vi của ông/bà … Kính đề nghị Quý cơ quan giải quyết những yêu cầu sau đây:
– Xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử ông/bà … về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
– Buộc ông/bà … phải trả lại số tiền cho tôi.
Xem thêm: Trình báo mất xe máy ở đâu? Thủ tục trình báo khi bị mất xe máy?
Tôi xin cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.
Kính mong cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết.
Xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu đính kèm: Người tố cáo
– CMTND; (Ký và ghi rõ họ tên)
Đọc thêm: đơn xác nhận nhà ở hợp pháp
– Hình ảnh, tài liệu chứng minh chiếm đoạt;
2. Mẫu đơn trình báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Tải về Mẫu đơn trình báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Xem thêm: Bảo trì công trình xây dựng là gì? Quy trình bảo trì công trình xây dựng?
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————-
…, ngày…tháng…năm…
ĐƠN TRÌNH BÁO
Kính gửi: – Cơ quan cảnh sát điều tra – Công an quận/huyện
– Viện kiểm sát nhân dân quận/huyện
Tôi tên là: …Sinh ngày:…
Chứng minh nhân dân số: …
Ngày cấp:… Nơi cấp: Công an tỉnh …
Xem thêm: Mẫu đơn trình báo mất sổ đỏ và cách viết chuẩn nhất năm 2022
Hộ khẩu thường trú: …
Chỗ ở hiện tại: …
Tôi làm đơn này xin trình báo với cơ quan công an vụ việc như sau:
Thứ nhất;…
Thứ hai;…
Từ những hành vi nêu trên, có thể khẳng định ông/bà…đã dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của tôi với số tiền là…
Tôi cho rằng hành vi này của ông/bà …có dấu hiệu phạm tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017). Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tôi, tôi kính mong quý cơ quan có biện pháp ngăn chặn và và xử lý những hành vi của ông/bà…
Nay tôi viết đơn xin trình báo này mong quý cơ quan xem xét những vấn đề sau:
Xem thêm: Làm mất thẻ Đảng viên có bị kỷ luật? Quy trình báo mất thẻ Đảng?
– Xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử ông/bà … về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
– Buộc ông/bà … phải trả lại số tiền cho tôi.
Tôi xin cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.
Kính mong cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết.
Xin chân thành cảm ơn!
Người trình báo
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Lưu ý khi soạn đơn tố cáo, đơn trình báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
– Thông tin của người tố cáo, người trình báo phải được ghi đầy đủ, chính xác và trung thực.
Xem thêm: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Điều 175 bộ luật hình sự
– Người tố cáo, người trình báo phải ghi đầy thông tin cơ bản của người lừa đảo trong đơn.
– Những tình tiết phải được trình bày một cách khách quan, cụ thể, rõ ràng, đảm bảo tính đúng đắn của sự việc.
4. Lừa đảo tiền góp vốn trong hợp tác kinh doanh:
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa Luật sư, tôi muốn được tư vấn về trường hợp của tôi như sau: Tháng 7/2019, tôi có hợp tác kinh doanh với một người bạn. Sau khi tìm hiểu, tôi đồng ý góp vốn để cùng kinh doanh. Trong quá trình làm, tôi giao tiền cho bạn để làm theo từng chuyến làm ăn. Tổng cộng chúng tôi đã cùng làm 9 dự án. Tổng số tiền tôi đã đưa là khoảng 1.500.000.000 (một tỷ năm trăm triệu đồng). Trong đó, chúng tôi đã ký 4 hợp đồng hợp tác kinh doanh với tổng số tiền khoảng 600.000.000 đồng. Những lần giao tiền sau, do tin tưởng nhau nên chúng tôi đã không ký hợp đồng. Trong quá trình này, tất cả mọi thao tác đều do bạn tôi làm. Sau 4 tháng, tôi yêu cầu rút tiền để chuẩn bị mua nhà và 2 bên đã đồng ý. Nhưng sau nhiều lần hứa hẹn đều không thấy giao tiền như đã hứa. Ngày 14/09/2019, người này đã đi khỏi nơi ở, không biết đi đâu. Tôi có một số câu hỏi, xin Luật sư giúp đỡ tư vấn:
1) Trường hợp như vậy đã có thể khởi kiện chiếm đoạt tài sản hay chưa?
2) Những giấy tờ nào cần chuẩn bị để tiến hành khởi kiện? Hiện nay, tôi đang có trong tay: 4 Hợp đồng hợp tác kinh doanh, một số email qua lại (trong đó có 1 bản tổng hợp những dự án đang làm và số tiền).
3) Theo tôi được biết, người này còn nợ của nhiều người khác với số tiền từ vài chục triệu đồng đến hàng tỷ đồng. Theo tìm hiểu của cá nhân, tổng số tiền có thể lên đến 15 tỷ đồng. Tuy nhiên, hầu hết là vay mượn tiền bằng miệng của người thân và bạn bè. Cũng có nhiều giao dịch, hầu hết cũng là bằng miệng, hoặc hợp đồng viết tay.
4) Hợp đồng của chúng tôi là hợp đồng giữa 2 bên, không có người làm chứng, không có công chứng. Bảng tổng hợp trong email cũng là giữa 2 bên. Những giấy tờ như vậy có hiệu lực pháp lý hay không? Có thể sử dụng để tiến hành những thủ tục khởi kiện hay không?
Xem thêm: Thủ tục trình báo, tố cáo ra cơ quan công an khi bị mất tài sản
5) Tôi có thể liên hệ với những người khác để cùng khởi kiện hay không? Có thể gộp chung lại thành 1 vụ được không?
6) Trong trường hợp có thể khởi kiện, chúng tôi nên bắt đầu từ đâu? Có cần tư vấn trực tiếp của Luật sư hay phòng tư vấn thủ tục pháp lý Nhà nước hay không? Rất cảm ơn sự giúp đỡ của Luật sư và mong được hồi âm sớm. Xin Luật sư cho biết những chi tiết cần bổ sung để làm rõ hơn vấn đề.
Luật sư tư vấn:
Đọc thêm: Mẫu biên bản giao nhận hàng hóa
Thứ nhất: Trường hợp như vậy đã có thể khởi kiện chiếm đoạt tài sản hay chưa?
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
“Điều 186. Quyền khởi kiện vụ án
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”
Nếu trong trường hợp bạn có đầy đủ căn cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của bạn đang bị xâm phạm bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện để kiện đòi tài sản mà bên kia không hoàn trả.
Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo, tố giác tội phạm, mẫu đơn thư tố cáo lừa đảo mới nhất năm 2022
Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu tội phạm đó là hành vi lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản thì bạn sẽ làm đơn tố cáo gửi cơ quan công an quận huyện nơi đối tượng này cư trú để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017.
Thứ hai: Những giấy tờ nào cần chuẩn bị để tiến hành khởi kiện?
Bạn có hợp đồng hợp tác kinh doanh, một số email qua lại (trong đó có 1 bản tổng hợp những dự án đang làm và số tiền) tuy nhiên trong đó phải thể hiện rõ là bên đang nắm giữa tài sản cố tình chiếm đoạt tài sản của bạn.
Thứ ba: Các giao dịch hầu hết được thiết lập thông qua hình thức là nói miệng và giấy viết tay
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 có nội dung như sau:
“Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Vậy, hình thức của vay tài sản không yêu cầu bắt buộc phải lập văn bản công chứng, tuy nhiên những hình thức giao dịch đó không được trái về nội dung, chủ thể và điều cấm của pháp luật. Hợp đồng bạn đang có hoàn toàn có thể làm căn cứ để tiến hành khởi kiện.
Xem thêm: Đảng viên có được phép viết đơn tố cáo, khiếu nại không?
Thứ tư: Nhiều người cùng khởi kiện
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015
“Điều 188. Phạm vi khởi kiện
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.
2. Nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể cùng khởi kiện một cơ quan, một tổ chức, một cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.”
Bạn hoàn toàn có quyền liên hệ những người cũng đang trong tình trạng như bạn tiến hành khởi kiện.
Thứ năm: Trước khi khởi kiện bạn cần có đầy đủ căn cứ chứng minh về hành vi vi phạm của họ, làm đơn khởi kiện và nộp lên Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Vì số tiền khá lớn, phức tạp bạn nên tư vấn, trao đổi cụ thể với Luật sư để được hỗ trợ về mặt pháp lý.
Xem thêm: Đơn tố cáo nặc danh có được tiếp nhận và xử lý không?
5. Tố giác hành vi lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
Tóm tắt câu hỏi:
Vợ chồng tôi quen biết anh B. Anh B đã vay vợ chồng tôi 150 triệu (có giấy nhận tiền) nói là để làm ăn, nhưng thực chất thì dùng việc cá nhân. Đồng thời, lợi dụng lòng tin của vợ chồng tôi, anh B đã mượn xe máy và mang đi cầm cố, giờ gần một tháng mà vẫn chưa trả.
Gần đây, anh B nói là sẽ bán nhà cho vợ chồng tôi vì cần tiền làm nên vợ chồng tôi đã vay mượn tiền để mua, đã đặt cọc cho anh B 150 triệu. Anh B hẹn sẽ làm thủ tục sang tên trong vòng một tháng. Tuy nhiên, đến nay hơn một tháng, dù đã giục nhiều lần nhưng anh B vẫn không tiến hành. Qua tìm hiểu, tôi được biết sổ đỏ nhà anh B đang thế chấp ở ngân hàng. Xin tư vấn cho tôi phải làm gì để có thể lấy lại tài sản từ anh B?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, việc cho anh B vay 150 triệu và mượn xe máy rồi mang đi cẩm cố là có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau:
“Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
…”
Xem thêm: Cấu thành tội phạm, mức phạt tù đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Thứ hai, đối với việc hứa bán nhà cho bạn và làm thủ tục trong vòng 1 tháng nhưng thực chất đang thế chấp tại ngân hàng thì hành vi ở đây là đưa ra thông tin gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản. Đây là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau:
Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
…”
Xem thêm: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định Điều 174 Bộ luật hình sự 2015
Thứ ba, để tố giác hành vi phạm tội của B và lấy lại tài sản của mình. Bạn có thể làm đơn tố giác hoặc đến trực tiếp để tố giác tại Cơ quan điều tra, Viện kiếm sát, Tòa án hoặc cơ quan tổ chức nào. Tuy nhiên đối với trường hợp này bạn nên đến trực tiếp Cơ quan công an cấp huyện để tố giác, khi đi nên mang theo các giấy tờ nhận tiền và giấy tờ liên quan đến việc đặt cọc (nếu có). Sau khi xác minh được có giấy hiệu của tội phạm, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành khởi tố theo quy định của pháp luật.
Đọc thêm: 10 mẫu giấy phép xây dựng mới nhất 2022