* Luật sư tư vấn về việc công ty cho người lao động nghỉ việc không hưởng lương trong thời gian làm việc theo hợp đồng lao động.
Hiện nay nền kinh tế ngày một phát triển, sự ra đời của các doanh nghiệp ngày một gia tăng, nhu cầu sử dụng lao động trong các doanh nghiêp ngày một lớn. Kéo theo đó các tranh chấp trong quan hệ lao động ngày một nhiều. Đặc biệt khi có tranh chấp xảy ra đa phần quyền lợi của người lao động thường không được bảo đảm. Nhất là những vấn đề liên quan đến tiền lương, tiền công.
Xem thêm: Nghỉ chờ việc là gì
Nếu bạn gặp trường hợp này, không biết hướng giải quyết là như thế nào để đảm bảo được tối đa được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bạn cần tư vấn, hỗ trợ , giải đáp thắc mắc, hướng dẫn cho bạn hướng giải quyết phù hợp theo định của pháp luật. Bạn hãy liên hệ công ty Luật Minh Gia chúng tôi.
Để được hỗ trợ, tư vấn bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi theo hướng dẫn tại cuối bài viết hoặc Gọi: 1900.6169
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức về tiền lương trong quan hệ lao động.
Câu hỏi: Chào luật sư, em có câu hỏi mong được tư vấn. Hiện tại chuẩn bị cuối tháng 12 năm 2019 công ty em đang làm là công ty sản xuất linh kiện điện tử của hàn quốc tại việt nam. Do công ty đang ít việc và cho cả công ty nghỉ 1 tuần và thông báo nghỉ không lương. Vậy cho e hỏi công ty cho nghỉ như vậy có đúng luật không ạ và bên người lao động có được hưởng lương cơ bản vùng cho những ngày công ty bắt nghỉ để chờ khi nào có việc thì đi làm lại không ạ. Như vậy, luật quy định những trường hợp nghỉ không hưởng lương khi có người thân ốm, bố, mẹ, anh, chị em ruột kết hôn hoặc theo sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Trong trường hợp của bạn không có sự thỏa thuận mà công ty vẫn cho bạn nghỉ dù bạn không muốn, thì trường hợp này là ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động.
Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng lựa chọn tư vấn bởi Công ty Luật Minh Gia, chúng tôi xin tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:
Căn cứ theo quy định về nghỉ không hưởng lương tại Điều 116 Bộ luật lao động 2012
Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
Tìm hiểu thêm: Cổ tức là gì? Chia cổ tức trong công ty như thế nào?
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Như vậy, luật quy định những trường hợp nghỉ không hưởng lương khi có người thân ốm, bố, mẹ, anh, chị em ruột kết hôn hoặc theo sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Trong trường hợp của bạn không có sự thỏa thuận mà công ty vẫn cho bạn nghỉ dù bạn không muốn, thì trường hợp này là ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động.
Bộ luật lao động có quy định về tiền lương ngừng việc như sau :
Điều 98. Tiền lương ngừng việc
Tìm hiểu thêm: Biển báo hiệu lệnh là gì
Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương;
2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Do đó, nếu không có thỏa thuận mà công ty tự ý cho bạn tạm nghỉ việc thì bạn vẫn được hưởng lương do đây là trường hợp ngừng việc là do lỗi của người sử dụng lao động. Khi đó, tiền lương bạn được hưởng được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 – Nghị định 05/2015/NĐ-CP .
Điều 26. Tiền lương làm căn cứ để trả lương cho người lao động trong thời gian ngừng việc, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương, tạm ứng tiền lương và khấu trừ tiền lương
1. Tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc tại Khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động khi người lao động phải ngừng việc và được tính tương ứng với các hình thức trả lương theo thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định này.
Như vậy, để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn có thể làm việc lại với Ban giám đốc công ty để tìm phương án giải quyết, nếu không thỏa thuận được về việc giải quyết thì bạn có thể gửi đơn đề nghị giải quyết tranh chấp tới Phòng Lao động – Thương binh và xã hội để kịp thời can thiệp,trường hợp hòa giải không thành tại Phòng lao động thương binh xã hội, bạn có thể gửi đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở hoặc nơi người lao động cư trú.
Trân trọng!
Tìm hiểu thêm: Quyết định 1 500 là gì