logo-dich-vu-luattq

Khu bảo tồn thiên nhiên là gì

1. Khu bảo tồn thiên nhiên là gì?

Luật đa dạng sinh học giải thích: Khu bảo tồn thiên nhiên (sau đây gọi là khu bảo tồn) là khu vực địa lý được xác lập ranh giới và phân khu chức năng để bảo tồn đa dạng sinh học.

2. Phân loại khu bảo tồn thiên nhiên

Khu bảo tồn bao gồm:

Xem thêm: Khu bảo tồn thiên nhiên là gì

a) Vườn quốc gia;

b) Khu dự trữ thiên nhiên;

c) Khu bảo tồn loài – sinh cảnh;

d) Khu bảo vệ cảnh quan.

Tiêu chí phân cấp khu bảo tồn được quy định tại Điều 7 Nghị định 65/2010/NĐ-CP như sau:

(i) Khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan cấp quốc gia là các khu bảo tồn đáp ứng các tiêu chí chủ yếu quy định tại Điều 17, khoản 2 Điều 18, khoản 2 Điều 19, khoản 2 Điều 20 của Luật Đa dạng sinh học. Cụ thể:

Vườn quốc gia phải có các tiêu chí chủ yếu sau đây:

– Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên;

– Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

– Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục;

– Có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên, có giá trị du lịch sinh thái.

Khu dự trữ thiên nhiên cấp quốc gia phải có các tiêu chí chủ yếu sau đây:

– Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên;

– Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục hoặc du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Khu bảo tồn loài – sinh cảnh cấp quốc gia phải có các tiêu chí chủ yếu sau đây:

– Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

– Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục.

Khu bảo vệ cảnh quan cấp quốc gia phải có các tiêu chí chủ yếu sau đây:

– Có hệ sinh thái đặc thù;

– Có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên;

– Có giá trị về khoa học, giáo dục, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

(ii) Khu dự trữ thiên nhiên cấp tỉnh là khu bảo tồn đáp ứng các tiêu chí chủ yếu sau đây:

– Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với địa phương, hệ sinh thái đặc thù hoặc đại diện cho các hệ sinh thái của địa phương đó;

– Có giá trị đặc biệt về sinh thái, môi trường phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch, nghỉ dưỡng.

Tìm hiểu thêm: Đất odt và ont nghĩa là gì?

(iii) Khu bảo tồn loài – sinh cảnh cấp tỉnh là khu bảo tồn đáp ứng các tiêu chí chủ yếu sau đây:

– Là nơi sinh sống thường xuyên hoặc theo mùa của các loài hoang dã thuộc Danh mục cấm khai thác ngoài tự nhiên, nơi sinh sản, tránh rét của các loài di cư;

– Có giá trị đặc biệt về sinh thái, môi trường phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch, nghỉ dưỡng.

(iv) Khu bảo vệ cảnh quan cấp tỉnh là khu bảo tồn đáp ứng các tiêu chí chủ yếu sau đây:

– Có cảnh quan môi trường, nét đẹp, độc đáo của thiên nhiên nhưng không đáp ứng các tiêu chí thành lập khu bảo vệ cảnh quan cấp quốc gia;

– Có giá trị đặc biệt về sinh thái, môi trường phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch, nghỉ dưỡng.

3. Quyền và trách nhiệm của Ban quản lý, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn

Luật đa dạng sinh học quy định, Ban quản lý khu bảo tồn, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn có các quyền và trách nhiệm sau đây:

– Bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định của Luật này và quy chế quản lý khu bảo tồn;

– Xây dựng, trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư phục hồi hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn;

– Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, thu thập nguồn gen, mẫu vật di truyền; theo dõi, tổ chức thu thập thông tin, số liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu và lập báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học của khu bảo tồn; có biện pháp phòng, trừ dịch bệnh trong khu bảo tồn;

– Kinh doanh, liên doanh trong lĩnh vực du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, nghỉ dưỡng và các hoạt động dịch vụ khác trong khu bảo tồn theo quy định của pháp luật;

– Phối hợp với lực lượng kiểm lâm, cảnh sát môi trường, cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và chính quyền địa phương trong việc bảo tồn đa dạng sinh học trong khu bảo tồn;

– Được chia sẻ lợi ích từ hoạt động tiếp cận nguồn gen thuộc phạm vi khu bảo tồn;

Quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

4. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn

Hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn là các hộ gia đình, cá nhân được quyền sử dụng đất ở hợp pháp theo quy định của Luật Đất đai.

Căn cứ quy định tại Luật đa dạng sinh học và hướng dẫn tại Nghị định số 65/2010/NĐ-CP, Hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

– Khai thác nguồn lợi hợp pháp trong khu bảo tồn theo quy định của Luật đa dạng sinh học, quy chế quản lý khu bảo tồn và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

– Tham gia, hưởng lợi ích từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong khu bảo tồn;

– Hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ, bồi thường, tái định cư theo quy định của pháp luật;

– Thực hiện quy chế quản lý khu bảo tồn;

– Được ưu tiên khai thác đất, mặt nước, rừng phục vụ canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và mục đích khác không bị pháp luật cấm;

– Được ưu tiên lập dự án khai thác khu bảo tồn phục vụ du lịch sinh thái và các hoạt động dịch vụ khác không trái với quy định của pháp luật;

– Được ưu tiên tuyển dụng, tham gia quản lý khu bảo tồn;

– Được chia sẻ lợi ích từ các hoạt động kinh doanh du lịch, khai thác các nguồn lợi, các dự án hỗ trợ khu bảo tồn, từ việc tiếp cận nguồn gen trong khu bảo tồn và các lợi ích khác theo quy định của pháp luật;

– Có nghĩa vụ bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

5. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có hoạt động hợp pháp trong khu bảo tồn

Luật đa dạng sinh học quy định, Tổ chức, cá nhân có hoạt động hợp pháp trong khu bảo tồn có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

Đọc thêm: Đất vườn tạp là gì

– Khai thác nguồn lợi hợp pháp trong khu bảo tồn theo quy định của Luật này, quy chế quản lý khu bảo tồn và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

– Tiếp cận nguồn gen, chia sẻ lợi ích từ việc tiếp cận nguồn gen và các hoạt động hợp pháp khác trong khu bảo tồn theo quy định của pháp luật;

– Thực hiện quy chế quản lý khu bảo tồn;

– Tiến hành các hoạt động khác theo quy định của pháp luật;

Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

7. Quản lý vùng đệm của khu bảo tồn

Theo luật đa dạng sinh học, vùng đệm là vùng bao quanh, tiếp giáp khu bảo tồn, có tác dụng ngăn chặn, giảm nhẹ tác động tiêu cực từ bên ngoài đối với khu bảo tồn.

Điều 32 Luật đa dạng sinh học quy định về quản lý vùng đệm của khu bảo tồn như sau:

Vị trí, diện tích vùng đệm được quy định trong quyết định thành lập khu bảo tồn và phải được xác định trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất hoặc xác định tọa độ trên mặt nước biển.

Mọi hoạt động trong vùng đệm phải tuân thủ quy chế quản lý vùng đệm do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Chủ dự án đầu tư trong vùng đệm của khu bảo tồn phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Hội đồng thẩm định theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; trong thành phần Hội đồng thẩm định phải có đại diện ban quản lý khu bảo tồn.

Trường hợp dự án đầu tư trong vùng đệm tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố môi trường hoặc phát tán chất thải độc hại thì quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường phải xác định khoảng cách an toàn để không gây tác động xấu đến khu bảo tồn, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn.

8. Những hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học

Tại Điều 7 Luật đa dạng sinh học quy định cụ thể các hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học. Cụ thể đó là những hành vi sau:

– Săn bắt, đánh bắt, khai thác loài hoang dã trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ việc vì mục đích nghiên cứu khoa học; lấn chiếm đất đai, phá hoại cảnh quan, hủy hoại hệ sinh thái tự nhiên, nuôi trồng các loài ngoại lai xâm hại trong khu bảo tồn.

– Xây dựng công trình, nhà ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh; xây dựng công trình, nhà ở trái phép trong phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn.

– Điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản; chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại, nuôi trồng thuỷ sản quy mô công nghiệp; cư trú trái phép, gây ô nhiễm môi trường trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn.

– Săn bắt, đánh bắt, khai thác bộ phận cơ thể, giết, tiêu thụ, vận chuyển, mua, bán trái phép loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; quảng cáo, tiếp thị, tiêu thụ trái phép sản phẩm có nguồn gốc từ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

– Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo trái phép loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

– Nhập khẩu, phóng thích trái phép sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.

– Nhập khẩu, phát triển loài ngoại lai xâm hại.

– Tiếp cận trái phép nguồn gen thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

– Chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng đất trong khu bảo tồn.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về nội dung “khu bảo tồn thiên nhiên là gì? Tiêu chí phân cấp khu bảo tồn thiên nhiên”. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật Minh Khuê

Đọc thêm: Chứng khoán là gì? Có nên đầu tư chứng khoán hay không?

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !