Nội dung chính
1. Khái niệm nhân phẩm
Nhân phẩm là toàn bộ phẩm chất mà mỗi con người có được, hay nói cách khác nhân phẩm chính là giá trị làm người của mỗi con người.Nhân phẩm là phẩm chất, giá trị của một con người cụ thể và được pháp luật bảo vệ.
Xem thêm: Khái niệm nhân phẩm
Khi nói đến một người có nhân phẩm thì người đó phải có lương tâm trong sáng và có những nhu cầu về tinh thần, vật chất lành mạnh; thực hiện tốt các nghĩa vụ về đạo đức với người khác và đối với xã hội; thực hiện tốt những chuẩn mực đạo đức tiến bộ.
Những người có nhân phẩm sẽ được xã hội đánh giá cao và kính trọng. Từ đó thấy được rằng nhân phẩm của mỗi cá nhân có vai trò rất quan trọng, là giá trị phản ánh và tạo nên giá trị cốt cách riêng của mỗi con người.
2. Các yếu tố trở thành con người có nhân phẩm
Để trở thành người có nhân phẩm, con người cần phải có cách yếu tố sau:
+ Có lương tâm trong sáng.
+ Nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh.
+ Thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức.
+ Thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức.
+ Tôn trọng nhân phẩm của chính mình cũng như của mọi người xung quanh.
Nhân phẩm của cá nhân phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, thể chế xã hội tại thời điểm lịch sử nhất định.
3. Vai trò của nhân phẩm đối với con người
Nhân phẩm có vai trò quan trọng, cụ thể:
– Nhân phẩm có vai trò rất lớn đối với một cá nhân. Cá nhân có nhân phẩm tốt sẽ luôn được mọi người và xã hội coi trọng.
– Những người có nhân phẩm tốt luôn được đánh giá cao trong xã hội bởi vì họ là những người có đạo đức, nhận thức được những việc làm của mình đâu là việc làm đúng, đâu là việc làm sai để từ đó sẽ có định hướng sửa đổi.
Từ đó sẽ phát huy được tính tích cực trong cuộc sống của mỗi người, góp phần xây dựng xã hội ngày càng phát triển và tiến bộ. Vì vậy những người có nhân phẩm tốt. có tâm thường được rất nhiều người yêu quý và kính trọng và họ luôn nhận được sự giúp đỡ của những người khác khi gặp phải khó khăn.
4. Nhận thức chung về danh dự
4.1 Khái niệm danh dự
Tìm hiểu thêm: Phong tỏa tài sản là gì? Trường hợp nào Tòa án được áp dụng phong tỏa tài sản?
Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó
Khi con người tạo ra được cho mình những giá trị tinh thần, đạo đức và những giá trị đó được xã hội đánh giá, công nhận thì người đó có danh dự
Danh dự có cơ sở từ những cống hiến thực tế của con người đối với xã hội, với người khác. Là con người, ai cũng đóng góp ít nhiều cho cuộc sống, cho xã hội, do đó, ai cũng có danh dự. Tuy nhiên, mỗi chúng ta phải luôn giữ gìn và bảo vệ danh dự của mình và tôn trọng danh dự của người khác. Khi chúng ta biết giữ gìn danh dự của mình, của các cá nhân có được một sức mạnh tinh thần để làm điều tốt, hướng chúng ta đến điều thiện và tránh xa các điều xấu.
4.2 Vai trò của danh dự đối với con người
Danh dự có vai trò: làm cho con người có tiếng tăm hơn , dòng họ gia đình được mọi người quý trọng và biết đến nhiều hơn đối với mỗi cá nhân chúng ta
Tại vì cần coi trọng danh dự của bản thân ?
– Danh dự của mình là ảnh hưởng đến cả dòng tộc , vì vậy không nên đùa giỡn
– Danh dự làm dòng họ gia đình được mọi người quý trọng và biết đến nhiều hơn
Tại sao cần tôn trọng danh dự của người khác?
– Nếu bạn làm lăng mạ , hình nhục chắc chăn danh dự của người khác sẽ bị hạ thấp
– Nó ảnh hưởng đến tiếng tăm của cả dòng họ
Danh dự, uy tín con người không thể đo đếm hay mua bằng vật chất được. Danh dự con người không bỗng dưng hoặc trong một chốc một lát có được, mà phải trải qua quá trình tu dưỡng, rèn luyện dày công vun đắp mới có. Uy tín, nhân phẩm do mỗi con người tự xây đắp nên, không ai có thể làm thay, làm hộ được. Danh dự không xa vời trừu tượng mà rất gần gũi. Nó được thử thách qua thực tiễn cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Danh dự là phẩm chất đạo đức, lòng tự trọng của một con người, cần phải thường xuyên xây đắp, tích tụ từ nhỏ cho đến lúc qua đời.
Danh dự cũng không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, chức vụ, nghề nghiệp, giới tính. Nhưng một người có phẩm chất đạo đức tốt, có tài năng, chức vụ càng cao thì uy tín, danh dự trong xã hội càng lớn. Người có danh dự, lòng tự trọng luôn ngay thẳng, cương trực, thấy sai thì đấu tranh, thấy đúng luôn bảo vệ, chứ không phải “ẩn mình” chỉ biết mình; không bao giờ tự kiêu, tự mãn với những gì đã làm được. Người cao tuổi phải làm gương, làm mẫu cho người trẻ noi theo, người có chức vụ cao càng phải sống trọng danh dự để cấp dưới học tập. Trong xã hội hiện nay thật giả, xấu tốt đôi khi bị trà trộn, lẫn lộn, do vậy mỗi người phải tự xây đắp danh dự cho chính mình, từ lúc còn trẻ cho đến khi qua đời.
5. Mối quan hệ giữa danh dự và nhân phẩm
Tìm hiểu thêm: Phong tỏa tài sản là gì? Trường hợp nào Tòa án được áp dụng phong tỏa tài sản?
Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó
Khi con người tạo ra được cho mình những giá trị tinh thần, đạo đức và những giá trị đó được xã hội đánh giá, công nhận thì người đó có danh dự
Danh dự có cơ sở từ những cống hiến thực tế của con người đối với xã hội, với người khác. Là con người, ai cũng đóng góp ít nhiều cho cuộc sống, cho xã hội, do đó, ai cũng có danh dự. Tuy nhiên, mỗi chúng ta phải luôn giữ gìn và bảo vệ danh dự của mình và tôn trọng danh dự của người khác. Khi chúng ta biết giữ gìn danh dự của mình, của các cá nhân có được một sức mạnh tinh thần để làm điều tốt, hướng chúng ta đến điều thiện và tránh xa các điều xấu.
Nhân phẩm là giá trị làm người, còn danh dự là kết quả của quá trình xây dựng và bảo vệ nhân phẩm.
Mỗi con người có danh dự không chỉ biết giữ gìn nhân phẩm của bản thân mà còn phải biết làm nhân phẩm của mình được xã hội công nhận thông qua hành động cống hiến không mệt mỏi cá nhân cho xã hội.
Đọc thêm: Loại hình doanh nghiệp là gì
Khi biết giữ gìn danh dự của mình, các cá nhân có được một sức mạnh tinh thần để làm điều tốt và không làm điều xấu. Đó chính là ý nghĩa quan trọng của danh dự.
Tiền, bạc mất đi có thể tìm lại được nhưng một khi chúng ta đánh mất nhân phẩm và danh dự là mất đi phẩm chất và giá trị làm người. Đó là yếu tố tạo nên giá trị của một con người. Vì vậy, chúng ta hãy sống, học tập và làm việc cho thật tốt. Sống không có nghĩa là chỉ biết nghĩ cho mình, mà hãy vì người khác. Bởi lẽ, chúng ta chỉ thật sự hạnh phúc khi biết đem lại niềm vui và hạnh phúc cho người khác.
Danh dự và nhân phẩm là quyền của mỗi người, được pháp luật công nhận và bảo vệ, điều này được thể hiện nhiều trong nhiều quy định pháp luật khác nhau, từ đạo luật cao nhất là hiến pháp cho đến các quy định pháp luật chuyên ngành.
– Trên thực tế danh dự và nhân phẩm có mỗi quan hệ khăng khít với nhau và tạo nên giá trị của mỗi con người. Nhân phẩm chính là toàn bộ những phẩm chất của một con người còn danh dự chính là sự coi trọng, đánh giá của dư luận xã hội với một con người trên cơ sở giá trị đạo đức tinh thần của người đó.
– Từ đó có thể hiểu nhân phẩm chính là giá trị làm người của một con người còn danh dự chính là kết quả của quá trình xây dựng, bảo vệ nhân phẩm của một con người.
– Nếu cá nhân biết bảo vệ và giữ gìn danh dự, nhân phẩm của mình thì sẽ tạo nên sức mạnh tinh thần để cá nhân đó có thể làm những điều tốt trong cuộc sống.
– Khi cá nhân đánh mất danh dự, nhân phẩm của mình thì đồng nghĩa với việc là người đó mất đi phẩm chất và giá trị làm người bởi vì đây là hai yếu tố tạo nên giá trị của một con người.
– Danh dự, nhân phẩm của mỗi con người được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Điều này được thể hiện cụ thể trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như hiến pháp và các quy định của pháp luật chuyên ngành.
Cụ thể tại Điều 20 của Hiến pháp năm 2013 có quy định cụ thể như sau: Mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. Không được tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm đến thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh sự, nhân phẩm của người khác.
Khi một người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác tùy theo mức độ hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính thậm chí là xử lý hình sự theo quy định.
6. Tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác
Hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm ở mức độ nhẹ thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, mức độ nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác theo quy định của pháp luật hình sự.
Quy định của pháp luật về tội xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác được quy định tại Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể như sau:
– Người phạm tội phải là người có hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, như: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông… Để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình.
– Tất cả hành vi, thủ đoạn đó chỉ nhằm mục đích là làm nhục chứ không nhằm mục đích khác. Nếu hành vi làm nhục người khác lại cấu thành một tội độc lập thì tùy trường hợp cụ thể, người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục và tội tương ứng với hành vi đã thực hiện.
– Ý thức chủ quan của người phạm tội là mong muốn cho người bị hại bị nhục với nhiều động cơ khác nhau, có thể trả thù chính người bị hại hoặc cũng có thể trả thù người thân của người bị hại.
– Người bị hại phải là người bị xâm phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự nhưng thế nào là nhân phẩm, danh dự bị xâm phạm nghiêm trọng là một vấn đề khá phức tạp. Bởi vì cùng bị xâm phạm như nhau nhưng có người bị thấy nhục hoặc rất nhục nhưng có người lại thấy bình thường. Về phía người phạm tội cũng có nhận thức tương tự, họ cho rằng với hành vi như thế thì người bị làm nhục sẽ nhục hoặc rất nhục nhưng người bị hại lại thấy chưa bị nhục.
– Nếu chỉ căn cứ vào ý thức chủ quan của người phạm tội hay người bị hại thì cũng chưa thể xác định một cách chính xác mà phải kết hợp với các yếu tố như trình độ nhận thức, mối quan hệ gia đình và xã hội, địa vị xã hội, quá trình hoạt động của bản thân người bị hại, phong tục tập quán, truyền thống gia đình… Dư luận xã hội trong trường hợp này cũng có ý nghĩa quan trọng để xác định nhân phẩm, danh dự của người bị hại bị xâm phạm tới mức nào. Sự đánh giá của xã hội trong trường hợp này có ý nghĩa rất lớn để xác định hành vi phạm tội của người có hành vi làm nhục.
Ngoài ra, nếu còn vấn đề vướng mắc hoặc băn khoăn về những nội dung trên hoặc các nội dung khác liên quan tới giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Toà án, Quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến 1900.6162 để được giải đáp thêm. Trân trọng cảm ơn!
Tham khảo thêm: Phân biệt xe mô tô và xe gắn máy