logo-dich-vu-luattq

Cố ý gây thương tích là gì ? Quy định về tội cố ý gây thương tích theo luật hình sự

Thương tích được hiểu là tổn hại cho sức khoẻ thể hiện qua dấu vết để lại trên cơ thê con người; tổn thương khác được hiểu là tổn hại cho sức khoè mà không thể hiện thành dấu vết trên cơ thể con người.

1. Quy định về tội cố ý gây thương tích theo luật hình sự năm 2015

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác được quy định tại điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)

Xem thêm: Thương tích là gì

+ Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm

– Hành vi khách quan

Hành vi khách của tội phạm này được quy định là hành vi gây thương tích hoặc hành vi gây tổn hại cho sức khoè của người khác. Đó là các hành vi có khả năng gây ra thương tích hoặc tổn thương khác làm tổn hại đến sức khoẻ của con người. Những hành vi này có thể được thực hiện với công cụ, phương tiện phạm tội hoặc không có công cụ, phương tiện phạm tội hoặc có thể thông qua súc vật hay cơ thể người khác…

– Hậu quả của tội phạm

Hậu quả mà cấu thành tội phạm mô tả là thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ ở mức độ có tỉ lệ tổn thương cơ thể là 11% trở lên hoặc dưới tỉ lệ đó nhưng thuộc một trong các trường họp sau:

– Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người. Vũ khí bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ (dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn,

– Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

– Có tổ chức;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

– Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lí vi phạm hành chỉnh đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

-Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do được thuê;

– Có tính chất côn đồ;

– Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lí do công vụ của nạn nhân.

Như vậy, những trường hợp gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ có tỉ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% và không thuộc các trường hợp nêu trên là trường hợp chưa cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.

– Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả thương tích hoặc tổn thương khác

Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ là dấu hiệu trong cấu thành tội phạm. Khi xác định có hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ và có hậu quả thương tích hoặc hậu quả tổn hại cho sức khoẻ, đòi hỏi phải xác định hậu quả này là do chính hành vi đó gây ra hay nói cách khác là phải xác định quan hệ nhân quả giữa hành vi khách lệ tổn thương cơ thể dưới 11% vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự).

Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 05 năm đến 10 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

– Gây thương tích hoặc gãy tổn hại cho sức khoẻ của người khác có tỉ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên (nếu không thuộc trường hợp được quy định tại điểm b khoản 4);

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà tỉ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà ti lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 (vì một trong những tình tiết này mà hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ có tỉ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự);

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà tỉ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 (vì một trong những tình tiết này mà hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ có tỉ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự).

Đọc thêm: Mua bán hàng hóa là gì? Đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại là như thế nào?

Khung hình phạt tăng nặng thứ ba có mức phạt tù từ 07 năm đến 14 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

– (Phạm tội) làm chết người’. Đây là trường hợp phạm tội đã gây ra hậu quả chết người. Trong đó, người phạm tội chỉ cố tình tiết này mà hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ có tỉ lệ tổn thương dưới 11% vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự).

Khung hình phạt tăng nặng thứ tư có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân được quy định cho trường họp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

– Làm chết 02 người trở lên;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà ti lệ tổn thương cơ thể của moi người là 61 % trở lên nhưng có một trong các tĩnh tiết được quy định tại các điếm từ điểm a đến điểm k khoản 1 (vì một trong những tình tiết này mà hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ có tỉ lệ tổn thương dưới 11% vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự).

Khung hình phạt cho chuẩn bị phạm tội (trong trường hợp chuẩn bị phạm tội là chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hoá chất nguy hiểm hoặc là hành vi thành lập, tham gia nhóm tội phạm) có mức phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Bồi thường thiệt hại về tội cố ý gây thương tích

Về trách nhiệm bồi thường dân sự: theo quy định tại Điều 590 Bộ luật hình sự năm 2015 thì người nào có lỗi dẫn đến gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản của người khác thì phải bồi thường.

Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

3. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

– Do hành vi phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 136 Bộ luật hình sự năm 2015) gây ra:

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 (sau đây gọi tắt là BLDS), về nguyên tắc chung thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau đây:

1.1. Phải có thiệt hại xảy ra.

Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.

Tìm hiểu thêm: Tiền tuất là gì ? Quy định pháp luật về tiền tuất

a) Thiệt hại về vật chất bao gồm: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy định tại Điều 608 BLDS; thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 609 BLDS; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 610 BLDS; thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 611 BLDS.

b) Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mấy uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm.. và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.

Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin… vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu.

1.2. Phải có hành vi trái pháp luật.

Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật.

1.3. Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật: Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.

1.4. Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại:

a) Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.

b) Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

Cần chú ý là đối với trường hợp pháp luật có quy định việc bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, thì trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại trong trường hợp này được thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó.

1.5 Tội vô ý gây thương tích do vi phạm quy tắc nghề nghiệp, quy tắc hành chính

Theo quy định tại điều 139 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:

Tội này khác tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác ở đặc điểm đặc biệt của quy tắc bị hành vi phạm tội vi phạm. Ở tội này, quy tắc bị vi phạm là quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính. Các quy tắc này đã được giải thích ở tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.

Tội phạm này là trường hợp tăng nặng trách nhiệm hình sự đặc biệt của tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác (Xem thêm phần viết về tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính). Do vậy 03 khung hình phạt của tội phạm này đều được quy định nặng hơn.

+ Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm: Cấu thành tội phạm của tội phạm này chỉ có dấu hiệu hành vi khách quan mà không có dấu hiệu hậu quả của hành vi đó. Hành vi khách quan của tội này là hành vi đối xử tàn ác hoặc hành vi làm nhục. Đó là những hành vi có tính chất hành hạ, gây đau đớn về thể xác, về tinh thần cho người lệ thuộc. Cấu thành tội phạm của tội phạm này tuy không đòi hỏi hành vi này phải gây ra hậu quả thương tích hay tổn hại cho sức khoẻ của người bị lệ thuộc nhưng hành vi đối xử tàn ác hoặc hành vi làm nhục phải ở mức độ nhất định để có tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.

4. Khi nào thì gây thương tích bị xử lý hình sự ?

Gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Hành vi này có thể thực hiện thông qua các dụng cụ như dao, súng, chất nổ,… khiến cho người khác bị những thương tích cụ thể. Hành vi cố ý gây thương tích trong trường hợp bình thường được coi là tội phạm và thuộc đối tượng điều chỉnh của luật hình sự Việt Nam khi mức độ thương tật của người bị hại từ 11% trở lên.

Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt từ từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người
  • Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm
  • Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ
  • Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cố giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình
  • Có tổ chức
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
  • Trong thời gian bị giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biệ pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
  • Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác do được thuê
  • Có tính chất côn đồ
  • Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lí do công vụ của nạn nhân

Ngoài ra, hành vi cố ý gây thương tích có thể bị phạt tù cao hơn 03 năm tùy vào các tình tiết quy định tại khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 BLHS 2015.

5. Nội dung cần có khi làm đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại ?

Trường hợp người bị gây thương tích chỉ có yêu cầu bồi thường thiệt hại, không có yêu cầu khởi tố vụ án hình sự thì có thể gửi đơn kiến nghị bồi thường thiệt hại đến cơ quan cảnh sát điều tra theo mẫu đơn kiến nghị hoặc gửi đơn khởi kiện bồi thường thiệt hại đến Tòa án có thẩm quyền.

Đối với mẫu đơn kiến nghị yêu cầu bồi thường không khởi tố hình sự gửi đến cơ quan cảnh sát điều tra thì đây là cơ sở để cơ quan cảnh sát điều tra có thẩm quyền tổ chức hòa giải về các vấn đề yêu cầu bồi thường. Đơn kiến nghị gồm các nội dung chính như:

  • Họ tên, địa chỉ người yêu cầu bồi thường và người bị yêu cầu bồi thường;
  • Trình bày ngắn gọn lại sự việc;
  • Yêu cầu về mức bồi thường với các thiệt hại đã xảy ra kèm theo các tài liệu chứng cứ.

Đối với đơn khởi kiện gửi Tòa án thì người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi bằng đường bưu điện. Nội dung chính theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 theo mẫu đơn số 01 Điều 39 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP bao gồm:

  • Ngày, tháng, năm khởi kiện;
  • Tên Tòa án có thẩm quyền nhận đơn;
  • Họ tên, địa chỉ người khởi kiện và người bị khởi kiện;
  • Trình bày các quyền và lợi ích bị xâm phạm kèm theo các tài liệu chứng cứ

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến lĩnh vực hình sự về tội cố ý gây thương tích, Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp cụ thể.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật Minh Khuê

Đọc thêm: FDI Là Gì? Khái Niệm & Đặc Điểm Của Doanh Nghiệp FDI

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !