Tìm hiểu thêm: Cán sự là gì ? Định nghĩa và khái niệm về cán sự theo luật ?
Nội dung chính
1. Khái niệm án tích
Án tích là hậu quả pháp lý của việc phạm tội và là một trong những hình thức thực hiện trách nhiệm hình sự. Án tích tồn tại trong suốt quá trình người phạm tội bị kết án về một tội phạm cho đến khi được xóa án. Sau khi chấp hành xong bản án, trải qua một thời hạn nhất định chứng tỏ người phạm tội đã phục thiện, Nhà nước sẽ xoá án tích cho người bị kết án.
Xem thêm: án tích là gì
Người được xóa án tích được coi là người chưa bị kết án hay nói cách khác là người “trong sạch” về lý lịch tư pháp”. Quy định về xóa án tích trong luật hình sự xuất phát từ chính sách nhân đạo của Nhà nước thể hiện thông qua thái độ không định kiến với người phạm tội, tạo điều kiện cho họ tháo bỏ những mặc cảm về những lỗi lầm trong quá khứ, quyết tâm phục thiện với một lý lịch tư pháp trong sạch.
Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 phân biệt các trường hợp sau:
– Trường hợp không bị coi là có án tích;
– Đương nhiên xóa án tích;
– Xóa án tích theo quyết định của Tòa án:
– Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt,
– Xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi phạm tội (sẽ trình bày ở chương XV);
– Xóa án tích đối với pháp nhân thương mại phạm tội (sẽ trình bày ở chương XVI)
Theo quy định của BLHS, việc xóa án tích chỉ được đặt ra khi người bị kết án đã hội đủ các điều kiện luật định. Các điều kiện đó là điều kiện về thời hạn, điều kiện không phạm tội mới trong thời hạn luật định. Riêng đối với xóa án tích theo quyết định của Tòa án, BLHS quy định thêm điều kiện về tính chất của tội phạm được thực hiện, thái độ, nhân thân của người bị kết án.
Được coi là chấp hành xong bản án khi người bị kết án chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung, các quyết định khác của Tòa án (như biện pháp tư pháp, án treo, án phí vv..). Người được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại mới chỉ được coi như đã chấp hành xong hình phạt. Do vậy, những người này vẫn phải tiếp tục thực hiện các quyết định khác của Tòa án mới được coi là chấp hành xong bản án.
Tìm hiểu thêm: Cán sự là gì ? Định nghĩa và khái niệm về cán sự theo luật ?
2. Những trường hợp nào được xóa án tích
2.1 Trường hợp không bị coi là có án tích
Khoản 2 Điều 69 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích
Như vậy, Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017 coi các trường hợp sau đây là trường hợp đã bị kết án nhưng không bị coi là có án tích:
– Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng,
– Người được miễn hình phạt. .
Xét về lý thuyết, người đã bị kết án thì phải mang án tích. Do vậy, việc đã bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc được miễn hình phạt đều gây án tích cho người bị kết án. Tuy nhiên, theo Điều 69 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017, họ được xóa án tích ngay nên không bị coi là có án tích. Có thể gọi trường hợp này là được xóa án tích ngay sau khi tuyên án kết tội.
Tìm hiểu thêm: Cán sự là gì ? Định nghĩa và khái niệm về cán sự theo luật ?
2.2 Đương nhiên được xóa án tích
Đương nhiên được xóa án tích là trường hợp một người được công nhận là chưa bị kết án mà không cần có sự xem xét và quyết định của Tòa án.
Khi hội đủ các điều kiện luật định, người được đương nhiên xóa án được coi là người chưa bị kết án. Tòa án cấp Giấy chứng nhận xóa án tích cho họ.
Tìm hiểu thêm: Cán sự là gì ? Định nghĩa và khái niệm về cán sự theo luật ?
2.3 Phạm vi đương nhiên được xóa án
Điều 70 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật hình sự năm 2015.
Các điều kiện đương nhiên được xóa án
Theo Điều 70 Bộ luật hình sự năm 2015 điều kiện đương nhiên được xóa án là điều kiện về thời hạn được xóa án do luật định và không phạm tội mới.
Điều kiện về thời hạn đương nhiên được xóa án.
Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án đã qua các thời hạn sau đây:
– 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
– 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm:
– 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm.
– 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Thời điểm bắt đầu của các thời hạn nói trên là từ khi người bị kết án đã chấp hành xong bản án – chấp hành các hình phạt chính, hình phạt bổ sung, hết thời gian thử thách của án treo, các quyết định khác của Tòa án như chấp hành các biện pháp tư pháp, đóng án phí.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hạn thời hạn quy định tại các Điểm a, b và Khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thì điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
Tìm hiểu thêm: Cán sự là gì ? Định nghĩa và khái niệm về cán sự theo luật ?
2.4 Phạm vi xóa án tích theo quyết định của Tòa án
Khoản 1 Điều 71 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: Xóa án tích theo quyết định của Tòa án được áp dụng đối với người bị kết án về một trong các tội Quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật hình sự.
Tìm hiểu thêm: Cán sự là gì ? Định nghĩa và khái niệm về cán sự theo luật ?
3. Điều kiện để được xét xóa án tích theo quyết định của Tòa án
Người lần đầu được xét xóa án tích theo quyết định của Tòa án khi hội đủ các điều kiện về tính chất của tội phạm đã thực hiện và nhân thân người bị kết án; thời hạn được xét xóa án tích; không phạm tội mới trong thời hạn luật định
Điều kiện về tính chất của tội phạm đã thực hiện và nhân thân của người bị kết án
Khoản 1 Điều 71 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định khi xét xóa án tích cho người bị kết án, Tòa án căn cứ vào tính chất của tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án.
Tìm hiểu thêm: Cán sự là gì ? Định nghĩa và khái niệm về cán sự theo luật ?
3.1 Điều kiện về thời hạn
Khoản 2 Điều 71 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: Người bị kết án được Tòa án quyết định việc xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong bản án đã qua thời hạn sau:
– 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo,
– 03 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
– 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
– 07 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm, tù chung thân | hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Lưu ý:
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hạn thời hạn quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này thì Tòa án quyết định việc xóa án tích từ khi người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
Người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu, thì sau 01 năm kể từ ngày bị Tòa án bác đơn mới được xin xóa án tích; nêu bị bác đơn lần thứ hai trở đi, thì sau 02 năm kể từ ngày bị Tòa án bác đơn mới được xin xóa án tích.
Tìm hiểu thêm: Cán sự là gì ? Định nghĩa và khái niệm về cán sự theo luật ?
3.2 Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt
Điều 72 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: Trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cứ trú đề nghị, thì Tòa án quyết định việc xóa án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 70 và Khoản 2 Điều 71 của BLHS.
Tìm hiểu thêm: Cán sự là gì ? Định nghĩa và khái niệm về cán sự theo luật ?
4. Thủ tục xóa án tích.
– Với án tích của người phạm tội thuộc trường hợp đương nhiên được xóa:
Do án tích đương nhiên xóa nên người phạm tội không phải làm thủ tục xin xóa án tích, nếu có yêu cầu, Sở tư pháp cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người phạm tội trong đó thể hiện rõ không có án tích theo quy định tại Khoản 4 – ĐIều 70 – BLHS 2015: Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này.
– Với án tích của người phạm tội được xóa theo quyết định của Tòa án và xóa trong trường hợp đặc biệt
Về thủ tục xóa án tích:
Khi người bị kết án đương nhiên xóa án tích, nếu cần cấp giấy chứng nhận xóa án tích thì cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
1. Đơn xin xóa án tích (theo mẫu).
2. Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù của trại giam nơi thụ hình án cấp
3. Giấy xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc thi hành xong các khoản bồi thường, án phí, tiền phạt;
4. Giấy chứng nhận không phạm tội mới do Công an Quận, Huyện nơi người bị kết án thường trú cấp (theo mẫu quy định của ngành Công an)
5. Bản sao hộ khẩu; bản sao chứng minh nhân dân.
Thẩm quyền xét đơn xin xóa án tích:
– Tòa án đã xét xử sơ thẩm là Tòa án có thẩm quyền xem xét cấp giấy chứng nhận xóa án tích, hoặc ra Quyết định xóa án tích.
– Người xin xóa án tích nộp hồ sơ xin xóa án tích tại Tòa án đã xét xử sơ thẩm (có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường Bưu điện).
– Người xin xóa án tích không phải nộp bất cứ khoản tiền lệ phí Tòa án nào (trừ trường hợp xin sao quyết định xóa án tích hoặc giấy chứng nhận xóa án tích).
Tìm hiểu thêm: Cán sự là gì ? Định nghĩa và khái niệm về cán sự theo luật ?
5. Mẫu đơn xin xóa án tích mới nhất
>> Tải ngay: Mẫu đơn xin xóa án tích
Đọc thêm: Hình thức đầu tư là gì
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
–
……….., ngày …. tháng ….. năm ……..
ĐƠN XIN XÓA ÁN TÍCH
Tìm hiểu thêm: Cán sự là gì ? Định nghĩa và khái niệm về cán sự theo luật ?
Kính gửi: Tòa án nhân dân ………
Tên tôi là: …………… Sinh năm: … Giới tính: … Địa chỉ thường trú: ……………………………… Địa chỉ tạm trú: …………………………………… Tôi là bị cáo trong vụ án hình sự …… đã bị Tòa án nhân dân … Xét xử tại Bản án số …./… ngày … tháng … năm … về tội … với mức hình phạt ………… Đến ngày ……… tháng …… năm … Tôi đã chấp hành xong các quyết định của bản án. Tôi đề nghị Tòa án nhân dân …………… xem xét xóa án tích cho tôi. Kèm theo đơn xin xóa án tích là các tài liệu, giấy tờ sau: 1 ………………………………………………………… 2 …………………………………………………………. 3 …………………………………………………………
Nhận xét của cơ quan xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm đơn cư trú hoặc làm việc
NGƯỜI LÀM ĐƠN (ký tên, ghi rõ họ tên)
Tìm hiểu thêm: Cán sự là gì ? Định nghĩa và khái niệm về cán sự theo luật ?
Tìm hiểu thêm: Cán sự là gì ? Định nghĩa và khái niệm về cán sự theo luật ?
6. Mẫu Giấy chứng nhận xóa án tích
TÒA ÁN…………………………..(1) ******
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc *******
Số: ……/……/QĐ-CA(2)
…….., ngày…… tháng…… năm…..
Tìm hiểu thêm: Cán sự là gì ? Định nghĩa và khái niệm về cán sự theo luật ?
GIẤY CHỨNG NHẬN XÓA ÁN TÍCH
CHÁNH ÁN TÒA ÁN………
Tìm hiểu thêm: Cán sự là gì ? Định nghĩa và khái niệm về cán sự theo luật ?
Chứng nhận ông (bà): …… sinh ngày … tháng … năm …..
Trú tại :……………………………………………….. 3)
Đã bị kết án …… (4) về tội (các tội) ……………..
Tại bản án hình sự … (5) số… ngày…… tháng…… năm……
của Tòa ………………………………………………….. Theo quy định tại các điều 63, 64 và 67 của Bộ luật hình sự và Điều 270 của Bộ luật tố tụng hình sự, ông (bà) ………. đương nhiên được xóa án tích và được coi như chưa bị kết án.
Nơi nhận: – Người được xóa án tích; – Lưu hồ sơ THA.
CHÁNH ÁN
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 8b:
(1) Ghi tên Tòa án ra quyết định; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện cần ghi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Tòa án nhân dân quận B, thành phố H); nếu là Tòa án quân sự khu vực cần ghi thêm quân khu (Tòa án quân sự khu vực 1, quân khu 4).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ban hành giấy chứng nhận xóa án tích (ví dụ: Số: 20/2007/GCN-CA).
(3) Ghi nơi cư trú (nơi thường trú và nơi tạm trú).
(4) Ghi loại hình phạt và mức phạt mà người bị kết án đã chấp hành theo bản án của Tòa án (ghi cả số và chữ, ví dụ: “03 (ba) năm tù”).
(5) Bản án có hiệu lực pháp luật được thi hành là bản án hình sự sơ thẩm thì ghi “sơ thẩm”; nếu là bản án hình sự phúc thẩm thì ghi “phúc thẩm”.
Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email hoặc tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6162. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.
Đọc thêm: NHÂN HIỆU LÀ GÌ?