Nội dung chính
1. Khái niệm tài sản của doanh nghiệp
1.1. Tài sản của pháp nhân là gì ?
Tài sản của pháp nhân là tài sản riêng của pháp nhân thuộc sở hữu của pháp nhân hoặc được giao cho pháp nhân quản Ií.
Xem thêm: Tài sản doanh nghiệp là gì
Tài sản của pháp nhân độc lập với tài sản của thành viên pháp nhân, với tài sản của cơ quan cấp trên của pháp nhân và của các tổ chức khác,
Tài sản của pháp nhân do pháp nhân chiếm hữu, sử dụng, định đoạt trong phạm vi nhiệm vụ và mục đích phù hợp với từng loại pháp nhân.
Tài sản của đơn vị là toàn bộ những nguồn lực kinh tế mà đơn vị đang nắm giữ, sử dụng cho hoạt động của đơn vị, thỏa mãn đồng thời các điều kiện:
– Đơn vị có quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát và sử dụng trong thời gian dài
– Có giá phí xác định
– Chắc chắn thu được lợi ích trong tương lai từ việc sử dụng nguồn lực này
1.2 Tài sản của doanh nghiệp là gì ?
Ngoài ra có thể hiểu, tài sản của doanh nghiệp là vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp, được doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động của mình.
Tài sản của doanh nghiệp có thể bao gồm: tiền mặt, chứng khoán, trụ sở, nhà xưởng, công trình xây dựng, máy móc thiết bị, cửa hàng, kho tàng, hàng hoá, nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư, tên thương mại, biển hiệu, nhãn hiệu hàng hoá, mạng lưới khách hàng…
Căn cứ vào hình thái vật chất của tài sản mà người ta chia tài sản của doanh nghiệp thành tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Căn cứ vào vai trò của tài sản đối với quá trình kinh doanh của doanh nghiệp mà người ta chia thành tài sản cố định, tài sản lưu động, tài sản lưu thông. Tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ nguồn đóng góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp và do doanh nghiệp tự tích luỹ được từ hoạt động kinh doanh.
Tài sản doanh nghiệp được thể hiện dưới dạng vật chất (tài sản hữu hình) như là các loại máy móc, thiết bị, nhà xưởng, hàng hóa, ô tô,… hoặc không thể hiện dưới dạng vật chất (tài sản vô hình) như là quyền sở hữu trí tuệ, bằng phát minh, sáng chế, nhãn hiệu,… Nắm rõ tài sản hữu hình, vô hình là gì trong hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh giúp cho bạn có cái nhìn tổng quan về tài sản từ đó nâng cao cách thức sử dụng, quản lý tài sản.
Ví dụ: Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực phần mềm, việc sở hữu Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với phần mềm quản lý tài sản được coi là tài sản vô hình, các máy móc, thiết bị như máy tính bàn, điện thoại,… để phục vụ cho công việc của nhân viên được coi là tài sản hữu hình.
2. Phân loại tài sản của doanh nghiệp
Tài sản của đơn vị có thể phân loại như sau:
1/ Tài sản cố định: Nhà cửa, máy móc, thiết bị, kho tàng, phương tiện vận tải
2/ Các loại nguyên vật liệu (nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu)
3/ Công cụ, dụng cụ
4/ Hàng hoá, thành phẩm
5/ Tiền mặt
6/ Tiền gửi ngân hàng
7/ Các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu)
8/ Các khoản nợ phải thu: Phải thu của khách hàng, tạm ứng, phải thu nội bộ, phải thu khác…
Đọc thêm: Tù chung thân là gì? Hình phạt tù chung thân như thế nào?
9/ Tài sản cố định vô hình khác: Quyền phát hành, bằng phát minh, sáng chế, nhãn hiệu, tên thương mại, chương trình phần mềm, quyền sử dụng đất,…
2.1. Tài sản ngắn hạn là gì ?
Tài sản ngắn hạn là những loại tài sản có thời gian sử dụng ngắn trung bình tầm 12 tháng hoặc trong 1 chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp và có giá trị sử dụng thấp, thường được đưa vào để sản xuất, lưu thông cho các kế hoạch đầu tư ngắn hạn nhằm mục đảm bảo được khả năng thanh toán, sinh lời, tránh lãng phí của tài sản sau các quá trình luân chuyển.
Hình thái giá trị của tài sản thường xuyên thay đổi trong thời gian, chu kỳ sử dụng (tài sản không còn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu). Tài sản ngắn hạn được thể hiện dưới những dạng phổ biến như: vốn bằng tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, hàng tồn kho (nguyên vật liệu, vật tư, hàng hóa,…), các khoản thu và các tài sản ngắn hạn khác.
– Tài sản ngắn hạn là tiền bao gồm: tiền mặt (tiền Việt Nam, ngoại tệ), tiền gửi ngân hàng, tiền đang được luân chuyển và các khoản tương đương có giá trị như tiền (vàng, bạc, đá quý, kim khí quý).
– Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là những khoản đầu tư ra bên ngoài trong thời gian ngắn nhằm mục đích sinh lời, thời gian thu hồi nhanh thường trong 1 chu kỳ kinh doanh, bao gồm các khoản như: đầu tư chứng khoán ngắn hạn, đầu tư ngắn hạn khác, dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn – được dùng để bù đắp tổn thất thực tế của các khoản đầu tư dài hạn do các nguyên nhân như nhà đầu tư phá sản, thiên tai, lũ lụt,…
– Hàng tồn kho là tài sản của doanh nghiệp được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc để bán trong kỳ kinh doanh ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm: hàng mua đang đi trên đường; nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ; các chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang; thành phẩm, hàng hóa, hàng gửi đi bán và hàng hóa được lưu trữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp – kho dùng để chứa nguyên liệu, vật liệu, vật tư nhập khẩu đã được thông quan nhưng chưa nộp thuế để tiến hành sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
– Các khoản phải thu ngắn hạn của doanh nghiệp là tài sản sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp, nhưng vì một vài nguyên nhân chủ quan từ các cá nhân, đơn vị mà tài sản này bị chiếm dụng một cách “hợp pháp” hoặc bất hợp pháp, doanh nghiệp có trách nhiệm thu lại các khoản này bao gồm: các khoản phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu về thuế GTGT, các khoản dự phòng phải thu khó đòi.
Ví dụ: Doanh nghiệp A bán một lô hàng linh kiện điện tử cho một đại lý B và thanh toán trong 6 tháng, tới tháng cuối cùng thì doanh nghiệp A mới nhận đủ tiền. Vậy các khoản tiền mà doanh nghiệp A chưa được thanh toán trong các tháng được gọi là “Khoản phải thu” và đại lý B được xem là chiếm dụng “hợp pháp” tài sản của doanh nghiệp A. Nếu đại lý B phá sản trong thời gian thanh toán và không trả đủ tiền cho doanh nghiệp A thì sẽ được xem là chiếm dụng bất hợp pháp tài sản.
– Các tài sản ngắn hạn khác là những giá trị tài sản trong các khoản cầm cố, tạm ứng, ký quỹ, ký cược ngắn hạn, các khoản chi phí trả trước ngắn hạn.
2.2. Tài sản dài hạn là gì ?
Trái ngược với tài sản ngắn hạn thì tài sản dài hạn là những loại tài sản có thời gian sử dụng lâu dài trên 12 tháng và được sử dụng trong nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, có giá trị lớn và hình thái giá trị của tài sản ít khi thay đổi trong nhiều chu kỳ kinh doanh.
Tài sản dài hạn bao gồm: tài sản cố định, các khoản phải thu dài hạn, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, bất động sản đầu tư và các loại tài sản dài hạn khác.
+ Tài sản cố định là những tài sản có giá trị lớn và sử dụng được trong nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (trên 1 năm), trong quá trình sử dụng sẽ bị hao mòn dần. Để được ghi nhận là tài sản cố định cũng cần phải thỏa mãn các điều kiện theo luật Việt Nam quy định, tài sản cố định được chia thành 2 loại:
– Tài sản cố định hữu hình là những tài sản tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp nhưng vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất như lúc ban đầu và phải thỏa mãn các điều kiện như là (nguyên giá tài sản từ 30.000.000 đồng trở lên, thời gian sử dụng trên 1 năm và thu được lợi ích kinh tế từ việc sử dụng tài sản). Tài sản cố định hữu hình bao gồm: nhà cửa, máy móc, thiết bị, các phương tiện vận tải,…
– Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, thỏa mãn các điều kiện của tài sản cố định và thể hiện một lượng giá trị đầu tư, chi phí nhất định mà doanh nghiệp bỏ ra để có được tài sản cố định vô hình. Tài sản cố định vô hình bao gồm: bằng sáng chế, phát minh, bản quyền tác giả, quyền sử dụng đất, các chương trình phần mềm,…
+ Các khoản phải thu dài hạn là tài sản hợp pháp, lợi ích của doanh nghiệp, hiện đang bị các đối tượng khác chiếm giữ và có kỳ hạn thu hồi trên 12 tháng, các khoản phải thu dài hạn bao gồm: phải thu dài hạn của khách hàng, phải thu dài hạn nội bộ, vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc, phải thu về cho vay các khoản phải thu dài hạn khác.
+ Các khoản đầu tư tài chính dài hạn là những khoản đầu tư ra bên ngoài của doanh nghiệp với thời gian thu hồi trong thời gian dài thường trên 1 năm, nhằm mục đích sinh lời. Các khoản đầu tư đó là: đầu tư vào công ty con; đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh; các khoản đầu tư dài hạn khác và dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn – dùng để phản ánh tình hình biến động tăng, giảm, dự phòng giảm giá, tổn thất của các khoản chứng khoán đầu tư dài hạn và tổn thất đầu tư dài hạn khác.
+ Bất động sản đầu tư là các bất động sản do doanh nghiệp nắm giữ hoặc sở hữu như là nhà, đất đầu tư,… với mục đích sinh lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá để bán. Lưu ý rằng các bất động sản được sử dụng cho các hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa như là nhà xưởng phục vụ cho sản xuất sẽ được coi là tài sản cố định, không phải là bất động sản đầu tư.
3. Trích khấu hao tài sản cố định
Trước khi đi vào khấu hao tài sản cố định bạn phải hiểu rõ về khái niệm Tài sản cố định là gì?
Tài sản cố định có thể là tài sản hữu hình hoặc tài sản vô hình:
– Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…
– Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất: như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…
Vậy, khấu hao tài sản cố định là gì?
Tìm hiểu thêm: Chuyển nhượng tiếng anh là gì
Là giá trị tiền tệ được tính vào giá thành sản phẩm một lượng giá trị tương đương với giá trị hao mòn của tài sản cố định. Nhằm tạo ra nguồn vốn để sửa chữa hoặc mua sắm tài sản cố định mới.
Ví dụ: Doanh nghiệp mua (máy móc thiết bị) phục vụ sản xuất trị giá 100 triệu, giả sử theo quy định khấu hao là 5 năm => tỷ lệ 20%/năm như vậy mỗi tháng em phải đưa vào “Tổng” giá thành sản phẩm 1.666.666 đồng (nếu sx 1.000 sp thì giá thành mổi sản phẩm “chịu thêm”1.666 đồng (có nghĩa là 1 sp em tiết kiệm được 1.666 đ). Sau khi khấu hao đủ 5 năm thì em đã có đủ tiền mua một tài sản mới có giá trị 100 tr đ.
– Ý nghĩa của Khấu hao tài sản cố định (TSCĐ)
+ Khấu hao TSCĐ một cách hợp lý là biện pháp giúp DN thực hiện bảo toàn vốn cố định của mình.
+ Thông qua việc khấu hao TSCĐ hợp lý có thể giúp DN thu hồi được đầy đủ vốn cố định khi TSCĐ đó hết thời gian sử dụng.
+ Bên cạnh đó, khấu hao TSCĐ còn là nhân tố quan trọng để xác định giá thành sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh.
+ Không những vậy, việc tính khấu hao tài sản cố định chính xác cũng là cơ sở để tính toán việc tái đầu tư và tái sản xuất.
4. Doanh nghiệp thuê nhà ở để làm văn phòng có được trích khấu hao tài sản cố định?
Câu hỏi: Kính chào Luật Minh Khuê! Năm 2018, doanh nghiệp tôi có thuê một căn nhà của ông A để làm địa điểm kinh doanh. Vậy cho tôi hỏi, phần chi phí doanh nghiệp tôi bỏ ra để thuê địa điểm này trong suốt 10 năm có được ghi nhận vào nguyên giá tài sản cố định và trích khấu hao hay không? Trân trọng cảm ơn!
Luật Sư trả lời:
Cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi câu hỏi yêu cầu tư vấn đến công ty Luật Minh Khuê. Sau khi nghiên cứu trường hợp cụ thể của khách hàng, Luật Minh Khuê giải đáp trường hợp cụ thể này như sau:
– Cơ sở pháp lý
Thông tư 45/2013/TT-BTC về tài sản cố định
– Nội dung tư vấn
Hiện tại, tài sản cố định được quản lý, sử dụng và trích khấu hao chia làm ba loại: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính. Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 thông tư 45/2013/TT-BTC:
“Tài sản cố định thuê tài chính: là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
Mọi TSCĐ đi thuê nếu không thoả mãn các quy định nêu trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động.”
Như vậy, tài sản là nhà ở doanh nghiệp bạn đi thuê đang sử dụng làm văn phòng hiện nay đươc xếp vào nhóm tài sản cố định thuê hoạt động. Và do đó, tài sản này không được xác định là tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp bạn; Chi phí thuê nhà không được ghi tăng nguyên giá TSCĐ.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 45/2013/TT-BTC:
” Đối với tài sản cố định đi thuê:
a) TSCĐ thuê hoạt động:
– Doanh nghiệp đi thuê phải có trách nhiệm quản lý, sử dụng TSCĐ theo các quy định trong hợp đồng thuê. Chi phí thuê TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
– Doanh nghiệp cho thuê, với tư cách là chủ sở hữu, phải theo dõi, quản lý TSCĐ cho thuê…”
Do đó, chi phí doanh nghiệp bạn bỏ ra để thuê tài sản này được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
Luật Minh Khuê (tổng hợp & phân tích)
Đọc thêm: Hai con một bề là gì