logo-dich-vu-luattq

Mẫu đơn đăng ký tạm trú kt3

KT3 là gì? Điều kiện và thủ tục đăng ký KT3 như thế nào? HoaTieu.vn mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ về các thủ tục đăng ký tạm trú dài hạn hiện nay.

1. Sổ tạm trú KT3 là gì

Sổ tạm trú KT3 là một loại sổ tạm trú dài hạn (không xác định thời hạn) ở một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương nào đó, không phải nơi đăng ký thường trú. KT3 được cấp cho cá nhân/ hộ gia đình để xác định nơi ở tạm thời của công dân đó, đồng thời giúp cơ quan chức năng kiểm soát tình trạng cư trú của một địa điểm dân cư.

Xem thêm: Mẫu đơn đăng ký tạm trú kt3

Khi định nghĩa về tạm trú diện KT3, nhiều người lầm tưởng rằng sổ tạm trú KT3 có giá trị vô thời hạn. Thực tế, sổ KT3 chỉ có thời hạn tối đa 24 tháng kể từ ngày được cấp. Sau thời gian đó, tùy vào nhu cầu mà bạn có thể xin gia hạn hoặc cấp lại sổ để tiếp tục cư trú hợp pháp tại địa phương.

Điều kiện và thủ tục đăng ký KT3

Ví dụ: Công dân có hộ khẩu thường trú ở tỉnh Ninh Bình nhưng hiện sinh sống ở TP.Hà Nội, khi đăng ký tạm trú dài hạn ở TP.Hà Nội thì giấy đăng ký này chính là KT3.

2. Phân biệt KT1, KT2, KT3, KT4

KT1: Sổ hộ khẩu thường trú của công dân.

KT2: Sổ tạm trú dài hạn trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh/thành phố này cùng là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

Ví dụ: Công dân có hộ khẩu thường trú ở huyện Đông Anh – Hà Nội, nhưng hiện sinh sống ở quận Hoàn Kiếm – Hà Nội, khi làm thủ tục đăng ký tạm trú dài hạn ở Quận Hoàn Kiếm thì giấy đăng ký này chính là KT2.

KT3: Sổ tạm trú dài hạn ở một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh/thành phố này khác với nơi đăng ký thường trú.

KT4: Sổ tạm trú ngắn hạn ở một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi đăng ký thường trú.

Trường hợp này tương tự KT3 những thời hạn đăng ký tạm trú ngắn hơn (có thời hạn nhất định).

3. Điều kiện đăng ký KT3:

– Là người đã đăng ký thường trú tại một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.

– Mua đất hoặc có nhà ở thành phố trực thuộc Trung ương nơi cần đăng ký KT3.

– Nếu đang ở nhà thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân, nếu được sự đồng ý bằng văn bản của người cho thuê, mượn, cho ở nhờ thì được đăng ký tạm trú dài hạn KT3.

– Ngoài ra, nếu chủ hộ có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú nơi bạn đăng ký tạm trú đồng ý cho bạn đăng ký tạm trú tại địa chỉ của họ thì bạn cũng không cần xuất trình giấy tờ chứng minh chỗ ở. Trường hợp chỉ đăng ký tạm trú thì buộc bạn phải có nhà đất hoặc đã có tạm trú trên một năm mới được đăng ký tạm trú dài hạn (điều kiện về thời hạn là điều kiện đăng ký thường trú).

4. Mục đích sử dụng sổ tạm trú KT3

Đăng ký tạm trú KT3 là nghĩa vụ của công dân khi sinh sống tại các địa phương khác nơi thường trú. Đồng thời, sở hữu sổ tạm trú KT3 cũng là điều kiện cần để bạn có thể thực hiện được các công việc như:

  • Hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sử dụng nhà ở tại địa phương đang tạm trú
  • Đăng ký mới/ sang tên phương tiện giao thông (xe máy, ô tô, v.v.)
  • Mua bán/ sang tên/ cho thuê nhà ở, bất động sản tại nơi đang tạm trú
  • Vay vốn tín chấp tại các ngân hàng/ công ty tài chính
  • Thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại nơi đang tạm trú
  • Đăng ký sử dụng Internet, cáp, điện nước, v.v.
  • Hoàn thiện các thủ tục liên quan đến đăng ký nhập học, bằng lái xe, bảo hiểm, v.v.

5. Hồ sơ đăng ký tạm trú KT3

Tham khảo thêm: Mẫu văn bản thỏa thuận chơi hụi, họ, phường

Một bộ hồ sơ đăng ký tạm trú diện KT3 cần có đủ những giấy tờ, văn bản sau. Vì số lượng giấy tờ khá ít nên bạn chủ động chuẩn bị kỹ để có thể tiết kiệm thời gian nộp hồ sơ, tránh điều chỉnh không cần thiết.

  • 01 tờ khai nhân khẩu (theo mẫu HK01)
  • 01 phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (theo mẫu HK02)
  • Chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước công dân (xuất trình bản gốc và nộp 01 bản sao)
  • Giấy tờ chứng minh chỗ ở tại nơi đăng ký KT3 (giấy tờ mua bán nhà, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà/ sử dụng đất, v.v.). Nếu người đăng ký đang thuê/ mượn nhà hoặc ở nhờ, trên phiếu báo thay đổi hộ khẩu/ nhân khẩu, chủ nhà phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho người đó đăng ký tạm trú, ghi ngày tháng năm và ký tên.

6. Thủ tục đăng ký tạm trú KT3:

Về thủ tục đăng ký tạm trú, Điều 30 Luật Cư trú năm 2006 và Luật cư trú sửa đổi năm 2013 quy định như sau:

1. Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.

2. Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.

3. Người đến đăng ký tạm trú phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở đó; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu; trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

4. Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này phải cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an.

Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và không xác định thời hạn.

Việc điều chỉnh thay đổi về sổ tạm trú được thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Luật này. Sổ tạm trú bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Trường hợp đến tạm trú tại xã, phường, thị trấn khác thì phải đăng ký lại.

5. Trường hợp người đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, lao động, học tập từ sáu tháng trở lên tại địa phương đã đăng ký tạm trú thì cơ quan đã cấp sổ tạm trú phải xoá tên người đó trong sổ đăng ký tạm trú.

Hồ sơ đăng ký tạm trú:

– Bản khai nhân khẩu (mẫu HK01);

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (mẫu HK02);

– Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp (trừ trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không cần xuất trình giấy tờ về chỗ ở). Đối với trường hợp thuê, mượn, ở nhờ chỗ ở hợp pháp thì khi đăng ký tạm trú phải có ý kiến đồng ý cho đăng ký tạm trú của người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ tại phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm.

– Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đăng ký thường trú.

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 31/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật cư trú, Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú là một trong các giấy tờ sau:

Tìm hiểu thêm: đơn xin chuyển công tác về gần nhà

a) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của công dân là một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ;

– Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai (đã có nhà ở trên đất đó);

– Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép);

– Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

– Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;

– Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã);

– Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà nước hoặc các đối tượng khác;

– Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;

– Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;

– Giấy tờ chứng minh về đăng ký tàu, thuyền, phương tiện khác thuộc quyền sở hữu và địa chỉ bến gốc của phương tiện sử dụng để ở. Trường hợp không có giấy đăng ký thì cần có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc có tàu, thuyền, phương tiện khác sử dụng để ở thuộc quyền sở hữu hoặc xác nhận việc mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế tàu, thuyền, phương tiện khác và địa chỉ bến gốc của phương tiện đó.

b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ chức hoặc của cá nhân (trường hợp văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân phải được công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã). Đối với nhà ở, nhà khác tại thành phố trực thuộc trung ương phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương và được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý băng văn bản;

c) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức, cơ sở tôn giáo về việc công dân có chỗ ở thuộc trường hợp quy định tại Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều 26 của Luật Cư trú;

d) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức).

Lưu ý:

Đọc thêm: Mẫu đơn xin thay đổi ngày tháng năm sinh

  • Trong trường hợp giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân thì văn bản đó không cần công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã;
  • Trong trường hợp không có các giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp ở trên thì phải có Văn bản cam kết của công dân về việc có chỗ ở thuộc quyền sử dụng của mình và không có tranh chấp về quyền sử dụng.
quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !