Làm việc dưới 14 ngày có phải đóng BHXH không? Là câu hỏi mà rất nhiều kế toán và người lao động (NLĐ) quan tâm. Vì nghe đâu đó có quy định rằng nếu trong một tháng mà nghỉ việc không lương từ 14 ngày trở lên thì không phải tham tham gia bảo hiểm xã hội.
Cũng chính vì nghe đâu đó như vậy mà nhiều bạn kế toán đang lách làm việc dưới 14 ngày cho người lao động (tức là một tháng nghỉ từ 14 ngày trở lên) để NÉ tham gia bảo hiểm xã hội.
Xem thêm: Làm việc dưới 14 ngày có phải đóng bhxh
Vậy thực hư thế nào chúng ta cùng tìm hiểu nhé:
Nội dung chính
1. Căn cứ pháp lý trả lời câu hỏi làm việc dưới 14 ngày có phải đóng BHXH không?
1.1. Căn cứ khoản 1, điều 2, luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
Tham khảo thêm: Sổ bảo hiểm xã hội ai giữ
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) …..“
Như vậy có thể hiểu rằng hợp đồng lao động chính thức từ 01 tháng trở lên là thuộc trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
1.2. Căn cứ khoản 3, điều 85, luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13
3. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
2. Phân tích quy định trên để trả lời câu hỏi làm việc dưới 14 ngày có phải đóng BHXH không?
Căn cứ các quy định trên thì có thể thấy rõ ràng rằng. Khi người lao động đã được ký hợp đồng lao động chính thức từ 01 tháng trở lên thì người sử dụng lao động đã phải tham gia bảo hiểm cho NLĐ rồi.
Và khi đã ký HĐLĐ chính thức từ 01 tháng trở lên mà trong một tháng nào đó người lao động nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên thì tháng đó người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội. Còn những tháng khác nếu NLĐ vẫn đi làm vẫn hưởng lương thì họ vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội (đương nhiên tỷ lệ BHXH được tính cho cả người lao động và người sử dụng lao động).
Những tháng mà người lao động nghỉ từ 14 ngày làm việc trở lên và không đóng BHXH thì thời gian nghỉ này sẽ không được tính vào tổng thời gian để hưởng BHXH sau này.
3. Vậy ký hợp đồng lao động mà mỗi tháng làm việc dưới 14 ngày để không đóng BHXH có được không?
3.1. Hợp đồng lao động quy định số ngày làm việc cụ thể trong 1 tháng dưới 14 ngày
Tìm hiểu thêm: Bảo hiểm xã hội cho công nhân
Ví dụ: Kế toán lách luật bằng cách là vẫn ký hợp đồng chính thức dài hạn, nhưng số ngày làm việc mỗi tháng được ghi rõ trong hợp đồng lao động chỉ là 12 ngày.
Trường hợp này thì không thuộc quy định tại khoản 3, điều 85 nêu trên nên vẫn phải tham gia và đóng bảo hiểm xã hội bình thường.
3.2. Hợp đồng lao động không quy định số ngày làm việc cụ thể trong tháng
Hợp đồng lao động không quy định số ngày làm việc cụ thể trong tháng như điểm 3.1 nêu trên, nhưng mỗi tháng kế toán chỉ chấm công dưới 14 ngày cho người lao động để lách bảo hiểm thì sao?
Như đã nói, nếu là hợp đồng lao động chính thức từ 01 tháng trở lên thì đã thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm rồi. Nên bạn vẫn phải làm thủ tục tham gia BHXH cho người lao động. Nhưng nếu tháng nào bạn cũng chỉ chấm công NLĐ đi làm dưới 14 ngày làm việc thì các tháng đó họ đều không phải đóng BHXH và thời gian này cũng không được tính vào tổng thời gian tham gia BHXH của người lao động.
Ví dụ: tháng 3/N có số ngày làm việc là 27 ngày, người lao động A đi làm 12 ngày, 15 ngày còn lại là nghỉ không lương (có thể nghỉ liên tục hoặc không liên tục). Thì tháng 3/N lao động A không phải đóng BHXH.
Trên đây là phân tích về trường hợp làm việc dưới 14 ngày có phải đóng BHXH không. Hy vọng các bạn đã hiểu vấn đề của từng tường hợp. Phân tích là như vậy, còn sau này khi thực tế thanh tra bảo hiểm tại doanh nghiệp, nếu bạn không giải trình, chứng minh được tại sao người lao động lại có thời gian làm việc như vậy thì có thể doanh nghiệp sẽ bị truy thu bảo hiểm. Nên các bạn cân nhắc việc tham gia bảo hiểm cho người lao động nhé.
Xem thêm về bảo hiểm:
Tìm hiểu thêm: Thủ tục báo tăng BHXH: Hồ sơ, trình tự thực hiện thế nào?
- Hợp đồng thử việc có phải tham gia bảo hiểm không?
- Chi phí tiền lương không đóng BHXH có được trừ?
- Học kế toán thuế tổng hợp lập BCTC online từ A-Z