logo-dich-vu-luattq

Cháu đích tôn là gì?

Hiện nay, có nhiều gia đình vẫn rất coi trọng vị trí và vai trò của cháu đích tôn trong gia đình và dòng họ. Những tranh chấp về thừa kế liên quan đến cháu đích tôn là vấn đề thường xuyên xảy ra bởi theo phong tục tập quán của người Việt Nam, cháu đích tôn mặc nhiên được hưởng toàn bộ di sản. Do vậy, để giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về “Cháu đích tôn là gì” chúng tôi xin cung cấp những thông tin hữu ích tới quý vị.

Cháu đích tôn là gì?

Cháu đích tôn là con trai trưởng của người trưởng nam Theo từ điển Hán Nôm.

Xem thêm: Cháu đích tôn là gì

Quan niệm về “cháu đích tôn” đã hình thành từ xưa và vẫn còn tồn tại cho đến bây giờ. Theo dân gian, Cháu đích tôn hay còn gọi là đế lư hương (cái đế của chiếc lư hương dùng vào việc thờ cúng ông bà, tổ tiên), là cháu trai cháu trai trưởng bên nội tức là được sinh ra đầu tiên của người con trai trưởng bên nội.

Trong trường hợp người con trai trưởng hoặc người con trai đầu không sinh được con trai thì người con trai thứ kế tiếp nếu sinh ra con trai thì bé trai này được xem là cháu đích tôn.

Trách nhiệm của cháu đích tôn

Với định nghĩa như trên, Cháu đích tôn có vai trò quan trọng trong việc thờ cúng tổ tiên, hay việc quyết định các vấn đề chung trong gia đình. Bởi lẽ, cháu đích tôn chính là người nối dõi tông đường.

Theo dân gian, cháu đích tôn sẽ sống cùng ông bà và cha mẹ. Căn nhà mà cháu đích tôn ở là nhà của cha mẹ, ông bà để lại và cũng là nơi họp mặt gia đình mỗi khi có dịp giỗ, tết hay các dịp lễ lớn khác.

Cháu đích tôn có được hưởng thừa kế theo di chúc?

Theo Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.

Theo đó quy định của pháp luật, di chúc có hiệu lực kể từ từ thời điểm mở thừa kế (khoản 1 Điều 643 BLDS). Khi đó, tài sản của người để lại di chúc sẽ được chia theo di chúc mà người chết để lại.

Trong trường hợp có thể là ông, bà nội để lại di chúc đầy đủ các điều kiện theo Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 và thể hiện nội dung trong di chúc là Cháu đích tôn được hưởng phần tài sản nhất định nào đó thì khi đó, cháu đích tôn sẽ được hưởng thừa kế theo di chúc và được pháp luật công nhận.

Cháu đích tôn sẽ không được pháp luật công nhận phần tài sản được thừa kế theo di chúc trong những trường hợp là:

– Cháu đích tôn từ chối nhận di sản theo Điều 620 Bộ luật dân sự 2015

– Cháu đích tôn rơi vào một trong các trường hợp không được quyền hưởng di sản thừa kế theo quy định tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 như là:

+ Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

Đọc thêm: TOC trong nước thải là gì? Cách phân tích và đo lường như thế nào?

+ Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

+ Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

+ Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Tuy nhiên, trong trường hợp ông, bà nội (người để lại di sản) đã biết được hành vi của Cháu đích tôn mà thuộc vào các trường hợp trên, nhưng vẫn cho họ được hưởng di sản theo di chúc thì Cháu đích tôn vẫn được hưởng di sản.

Cháu đích tôn có được hưởng thừa kế theo pháp luật?

Theo Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015 “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”.

Theo quy định tại Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp:

– Không có di chúc;

– Di chúc không hợp pháp;

– Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

– Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Ngoài ra, thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản:

– Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

– Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

– Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Tìm hiểu thêm: Tàng tữ trái phép là gì ? Quy định về tội tàng trữ trái phép chất ma túy

Theo đó, khi ông bà nội không để lại di chúc cho cháu đích tôn thì di sản của họ sẽ được tiến hành áp dụng thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 651 và Điều 652 Bộ luật dân sự 2915. Cụ thể như sau:

Một là: Di sản thừa kế sẽ được tiến hành chia thừa kế theo hàng thừa kế lần lượt theo thứ tự như sau:

– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Hai là: Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Ba là: Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Theo đó, Cháu đích tôn chỉ được nhận thừa kế theo pháp luật khi không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất có thể do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản.

Ngoài ra, theo quy định tại Điểu 652 Bộ luật dân sự 2015 về thừa kế thế vị thì “trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống”. Theo đó, Cháu đích tôn có thể được nhận phần di sản thừa kế theo pháp luật của ông, bà nội thay cha nếu cha chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông, bà.

Lưu ý: Đối với phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì theo quy định tại khoản 1 Điều 645 Bộ luật dân sự 2015, phần di sản đó không được chia thừa kế và được cháu đích tôn quản lý trong các trường hợp:

– Cháu đích tôn là người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng. Nếu cháu đích tôn không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

– Cháu đích tôn được những người thừa kế cử là người quản lý di sản thờ cúng trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định.

– Tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về Cháu đích tôn nếu phần di sản đó đang được cháu đích tôn quản lý.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến Cháu đích tôn là gì? bao gồm: Cháu đích tôn là gì? Trách nhiệm của cháu đích tôn, Cháu đích tôn có được thừa kế theo di chúc? và cháu đích tôn có được hưởng thừa kế theo pháp luật?

Tham khảo thêm: Hành vi phạm tội là gì

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !