logo-dich-vu-luattq

Cơ quan là gì? (Cập nhật 2022)

Cơ quan là gì

Cơ quan là gì

Xem thêm: Cơ quan là gì

Hiện nay, nhiều người có thắc mắc cơ quan là gì, cơ quan được hiểu như thế nào? Để có câu trả lời chi tiết cho vấn đề này, mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết sau đây của Công ty Luật ACC.

1. Cơ quan là gì?

Theo cách hiểu thông thường, cơ quan có thể được hiểu dưới nhiều nghĩa khác nhau:

– Cơ quan là đơn vị, là bộ phận trong bộ máy nhà nước, làm các nhiệm vụ khác nhau theo quy định của pháp luật.

– Cơ quan là một địa điểm làm việc của cá nhân.

– Cơ quan là một bộ phận của cơ thể thực hiện những chức năng nhất định.

Như vậy, cơ quan có thể được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập đến cơ quan như là một đơn vị, bộ phận của bộ máy nhà nước, nói cách khác là cơ quan nhà nước.

Tham khảo thêm: Độc quyền là gì?

Cơ quan mang quyền lực nhà nước, được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của nhà nước.

2. Đặc điểm của cơ quan

Cơ quan (cơ quan nhà nước) có những đặc điểm sau đây:

– Mang tính quyền lực nhà nước;

– Nhân danh nhà nước để thực thi quyền lực của nhà nước;

– Thẩm quyền của cơ quan có những giới hạn về không gian, thời gian, về đối tượng chịu sự tác động phụ thuộc vào địa vị pháp lý của cơ quan đó trong Bộ máy nhà nước;

– Cơ quan có quyền thực hiện các biện pháp cưỡng chế khi cần thiết trong phạm vi thẩm quyền;

– Trong phạm vi thẩm quyền của mình, cơ quan nhà nước có quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật; đồng thời giám sát thực hiện các văn bản mà mình đã ban hành;

– Mỗi cơ quan có hình thức và phương pháp hoạt động riêng, tuân theo các quy định pháp luật đã đặt ra.

3. Phân loại cơ quan

Tham khảo thêm: Xe kiểng và xe độ máy đâu là phong cách bạn lựa chọn?

Căn cứ vào những yếu tố khác nhau thì có thể phân loại cơ quan thành những nhóm khác nhau, cụ thể như sau:

– Căn cứ vào cấp độ thẩm quyền theo lãnh thổ thì có:

  • Cơ quan ở Trung ương;
  • Cơ quan ở địa phương.

Theo đó, cơ quan ở trung ương sẽ có thẩm quyền bao trùm toàn bộ lãnh thổ quốc gia, cơ quan ở địa phương chỉ có thẩm quyền quy định trong phạm vi giới hạn của địa phương mình.

– Căn cứ vào trình tự thành lập thì có thể chia thành:

  • Cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu ra;
  • Cơ quan không do nhân dân trực tiếp bầu ra.

– Căn cứ vào thẩm quyền, có thể phân chia thành:

  • Cơ quan có thẩm quyền chung;
  • Cơ quan có thẩm quyền riêng.

Những cơ quan có thẩm quyền chung có thể quyết định những bảo đảm lợi ích chung của toàn xã hội, cộng đồng; cơ quan có thẩm quyền riêng có quyền quyết định những vấn đề cụ thể, trong một phạm vi nhất định.

– Căn cứ vào hình thức thực hiện quyền lực thì có thể phân chia thành:

  • Cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất; Hội đồng nhân dân (các cấp) là cơ quan quyền lực ở địa phương;
  • Cơ quan hành chính Nhà nước: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, UBND các cấp tỉnh, huyện và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND.
  • Cơ quan tư pháp: Tòa án, Viện kiểm sát.

Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi cơ quan là gì mà Công ty Luật ACC cung cấp tới quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau để được hỗ trợ:

Tìm hiểu thêm: Dồn điền đổi thửa là gì

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 0967 370 488
  • Gmail: info@dichvuluattoanquoc.com
  • Website: accgroup.vn
quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !