Nội dung chính
- 1 Đăng ký Bản quyền sản phẩm là gì?
- 2 Có nên đăng ký bản quyền sản phẩm hay không?
- 3 Quy trình đăng ký bản quyền sản phẩm năm 2022?
- 3.1 Bước 1: Phân biệt và xác định được đối tượng đăng ký bản quyền
- 3.2 Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hồ sơ cho việc đăng ký bản quyền sản phẩm
- 3.3 Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền sản phẩm tới cơ quan đăng ký
- 3.4 Bước 4: Theo dõi hồ sơ đăng ký bản quyền cho sản phẩm sau khi đã nộp
- 3.5 Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký bản quyền cho sản phẩm
- 4 Sản phẩm nào sẽ được đăng ký bản quyền?
- 5 Dịch vụ Đăng ký Bản quyền sản phẩm được thực hiện bởi Luật Hoàng Phi
- 6 Phải làm gì khi sản phẩm bị xâm phạm bản quyền?
Đăng ký Bản quyền sản phẩm là gì?
Có nên đăng ký bản quyền sản phẩm hay không?
Tại sao cần đăng ký bản quyền sản phẩm? Đây là thắc mắc của không ít khách hàng. Để sản phẩm có thể phát triển bền vững, tránh việc bị bên thứ 3 sử dụng trái phép tên gọi và kiểu dáng của sản phẩm, khách hàng nhất thiết phải tiến hành các thủ tục cần thiết để đăng ký bản quyền sản phẩm của mình. Việc đăng ký bản quyền sản phẩm sẽ mang lại những lợi ích sau:
– Được độc quyền sử dụng tên gọi, kiểu dáng sản phẩm của mình
Xem thêm: đăng ký bản quyền sản phẩm
– Được pháp luật bảo về khi có hành vi xâm phạm bản quyền;
– Tạo được sự phân biệt được với các sản phẩm khác và qua đó giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và phân biệt được với sản phẩm cùng loại
– Tiến hành biện pháp hành chính cần thiết để xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với sản phẩm của mình bởi bên thứ 3
– Được phép tiến hành thủ tục chuyển nhượng, tặng cho….bên thứ ba
– Cho phép bên khác sử dụng bản quyền sản phẩm và thu phí sử dụng hàng năm
– Phát triển sản phẩm lâu dài và tạo sự tin tưởng cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm
Quy trình đăng ký bản quyền sản phẩm năm 2022?
Bước 1: Phân biệt và xác định được đối tượng đăng ký bản quyền
Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hồ sơ cho việc đăng ký bản quyền sản phẩm
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền sản phẩm tới cơ quan đăng ký
Mỗi hình thức đăng ký bản quyền sản phẩm sẽ có cơ quan thẩm định riêng, do đó, khách hàng cần xác định đúng đối tượng đăng ký và tương ứng với cơ quan mình sẽ nộp hồ sơ.
Ví dụ: Đăng ký sáng chế; đăng ký nhãn hiệu; kiểu dáng công nghiệp sẽ nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ hoặc đăng ký bản quyền sẽ nộp hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả.
Bước 4: Theo dõi hồ sơ đăng ký bản quyền cho sản phẩm sau khi đã nộp
Hồ sơ sau khi nộp sẽ được cơ quan đăng ký thẩm định. Trong quá trình thẩm định có thể hồ sơ sẽ cần bổ sung những tài liệu hoặc khắc phục những thiếu xót. Do đó, chủ sở hữu cần lưu ý để có thể kịp thời bổ sung theo quy định của cơ quan đăng ký
Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký bản quyền cho sản phẩm
Sản phẩm nào sẽ được đăng ký bản quyền?
Đăng ký Bản quyền là việc không hề đơn giản đối với những người lần đầu tiên quan tâm hoặc không có hiểu biết chi tiết về quy trình đăng ký bản quyền. Việc xác định sản phẩm nào sẽ đăng ký bản quyền và được phân vào loại hình nào cũng là 1 việc tương đối phức tạp.
Để khách hàng tham khảo, chúng tôi sẽ sơ bộ phận loại hình thức đăng ký bản quyền như sau:
– Logo sẽ được phân vào loại hình là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hoặc đăng ký nhãn hiệu;
– Máy móc có thể được đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng sản phẩm, sáng chế;
– Bài hát, âm nhạc sẽ được phân vào loại hình tác phẩm âm nhạc
– Phần mềm sẽ được phân vào loại hình tác phẩm chương trình máy tính hay còn gọi là đăng ký bản quyền phần mềm
– Sách, kịch bản, truyện, ý tưởng sẽ được phân vào loại hình tác phẩm viết
Đọc thêm: HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁC BƯỚC ĐĂNG KÝ HỒ SƠ TRỰC TUYẾN CHO CON VÀO LỚP 1
– Bản vẽ, thiết kế sẽ được phân vào loại hình tác phẩm kiến trúc
– Tượng….sẽ được phân vào loại hình là tác phẩm tạo hình
-……………………………………………………………………………………
Việc xác định đúng đối tượng đăng ký sẽ được thể hiện dưới hình thức tác phẩm gì sẽ giúp khách hàng đăng ký được dễ dàng hơn và qua đó tối đa được quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đối với sản phẩm đăng ký.
Về cơ bản, 1 sản phẩm sẽ được đăng ký cho nhiều đối tượng của Sở hữu trí tuệ. Để khách hàng tham khảo, chúng tôi lấy ví dụ như sau:
Trên thị trường chúng ta sẽ dễ dàng nhìn thấy 1 Ô tô được bày bán hoặc lưu thông trên đường phố. Chúng ta tạm gọi là sản phẩm Ô tô, vậy Ô tô sẽ được đăng ký như thế nào?
+ Tên gọi Ô tô, ví dụ: Toyota Vios sẽ được đăng ký dưới hình thức là nhãn hiệu (thương hiệu) để giúp chúng ta phân biệt với Mazda 3 cho cùng sản phẩm ô tô.
+ Hình dáng (kiểu dáng) xe sẽ được đăng ký dưới dạng đăng ký kiểu dáng sản phẩm để không bên thứ 3 nào được phép sử dụng kiểu dáng sản phẩm
+ Quy trình vận hành xe (máy móc, linh kiện) sẽ được đăng ký dưới hình thức sáng chế
Dịch vụ Đăng ký Bản quyền sản phẩm được thực hiện bởi Luật Hoàng Phi
Với vai trò là Tổ chức đại diện quyền tác giả và quyền liên quan đã được Cục Bản quyền tác giả cấp phép hoạt động. Trong 10 năm qua, Luật Hoàng Phi đã đại diện tư vấn và đăng ký 5000+ Bản quyền tác giả cho chủ sở hữu, tác giả tại Việt Nam. Quy trình đăng ký bản quyền tác giả sẽ được công ty Luật Hoàng Phi triển khai từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành công việc. Cụ thể như sau:
– Tư vấn toàn bộ quy trình, thủ tục cho việc đăng ký bản quyền sản phẩm;
– Hướng dẫn và phân loại hình thức đăng ký cho chủ sở hữu hoặc tác giả để giúp việc đăng ký được đúng đối tượng;
– Tư vấn và hướng dẫn tác giả, chủ sở hữu tác phẩm chuyển bị hồ sơ, tài liệu cần thiết cho việc đăng ký;
– Soạn thảo hồ sơ đăng ký bản quyền trên cơ sở thông tin khách hàng cung cấp;
– Chuyển hồ sơ qua email, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện để khách hàng tham khảo và ký kết hồ sơ;
– Nộp hồ sơ đăng ký tới Cục bản quyền tác giả hoặc Cục Sở hữu trí tuệ (tùy thuộc vào đối tượng);
– Theo dõi hồ sơ đăng ký, trao đổi với chuyên viên và thực hiện các yêu cầu của chuyên viên trong quá trình thụ lý hồ sơ (nếu có)
– Nhận Giấy chứng nhận đăng ký, chuyển cho khách hàng tham khảo và lưu giữ;
Tham khảo thêm: Phương thức thanh toán LC – Quy trình thanh toán và các bên liên quan
– Tư vấn các vấn đề khác liên quan theo yêu cầu của khách hàng (nếu có);
Trên đây là tư vấn sơ bộ của công ty Luật Hoàng Phi liên quan đến thủ tục đăng ký bản quyền sản phẩm. Khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết hoặc yêu cầu sử dụng dịch vụ, hãy liên hệ với công ty chúng tôi theo địa chỉ sau:
– Gặp chuyên viên yêu cầu dịch vụ: 0967 370 488 – 0967 370 488
– Hotline hỗ trợ dịch vụ: 0967 370 488 – 0967 370 488
– Địa chỉ email: info@dichvuluattoanquoc.com
– Liên hệ tư vấn ngoài giờ hành chính gọi: 0967 370 488
THAM KHẢO thêm HỎI – ĐÁP Đăng ký bản quyền sản phẩm sau đây:
Phải làm gì khi sản phẩm bị xâm phạm bản quyền?
Chào Luật Hoàng Phi, tôi có 1 thắc mắc muốn được các Luật sư tư vấn và giải đáp như sau:
Tôi có 1 sản phẩm là hộp đựng thực phẩm chức năng, sản phẩm thực phẩm chức năng của công ty chúng tôi đã được Cục an toàn vệ sinh thực phẩm cấp số công bố và đủ điều kiện lưu hành tại Việt Nam. Chúng tôi cũng đã tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền sản phẩm cho hộp đựng thực phẩm chức năng này dưới hình thức là đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm và đăng ký kiểu dáng sản phẩm (vỏ hộp của sản phẩm). Hiện nay, qua điều tra thị trường, chúng tôi thấy có 1 công ty cũng kinh doanh thực phẩm chức năng và họ lấy nguyên mẫu vỏ hộp của chúng tôi để sử dụng và chỉ khác tên nhãn hiệu. Luật sư vui lòng cho tôi biết, trường hợp này có phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không? Nếu đúng, tôi phải làm gì trong trường hợp này.
Trả lời:
Chào Anh, với câu hỏi này của Anh chúng tôi trả lời như sau:
Theo như Anh trao đổi ở trên, chúng tôi hiểu rằng Anh đã tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền sản phẩm với hình thức là (i) Đăng ký nhãn hiệu (logo, thương hiệu) (ii) Đăng ký kiểu dáng công nghiệp (kiểu dáng sản phẩm). Như vậy, theo quy định của Luật SHTT Anh sẽ được độc quyền sử dụng nhãn hiệu và kiểu dáng cho vỏ hộp trong thời gian bảo hộ.
Trường hợp Anh phát hiện có 1 bên khác sử dụng vỏ hộp đựng sản phẩm thực phẩm chức năng giống như vỏ hộp của Anh đó là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng sản phẩm, để xử lý trường hợp này Anh cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Anh cần thu thập bằng chứng chứng minh bên kia đang sử dụng vỏ hộp giống bên Anh để kinh doanh (mua 1 sản phẩm và yêu cầu bên bán xuất hóa đơn cho sản phẩm bán)
Bước 2: Anh nộp hồ sơ xin thẩm định hành vi xâm phạm quyền SHTT tới Viện Khoa học SHTT để đánh giá hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng sản phẩm
Bước 3: Anh gửi công văn tới bên vi phạm kèm theo kết luận của Viện Khoc học SHTT để yêu cầu bên vi phạm ngừng việc sử dụng vỏ hộp giống sản phẩm bên Anh, đồng thời yêu cầu bên vi phạm thu hồi toàn bộ sản phẩm đang lưu thông trên thị trường.
Bước 4: Trường hợp bên vi phạm không chấm dứt hành vi xâm phạm, Anh có thể đề nghị cơ quan chức năng tiến hành xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng sản phẩm vỏ hộp của bên Anh
Trên đây là 04 bước cơ bản khi tiến hành xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT, qua đây mọi người cũng cần lưu ý chỉ khi nào chủ sở hữu tiến hành đăng ký bản quyền sản phẩm và được cấp giấy chứng nhận đăng ký sản phẩm mới được pháp luật bảo vệ và chủ sở hữu mới có toàn quyền đối với sản phẩm đó.
Quý khách hàng hãy liên hệ ngay với Luật Hoàng Phi khi có nhu cầu đăng ký bản quyền sản phẩm.
Tìm hiểu thêm: đăng ký biển số xe máy hà nội