Tìm hiểu thêm: Cập nhật mẫu Biên bản làm việc phổ biến, chính xác nhất hiện nay
Nội dung chính
1. Khái niệm công nợ:
Trong quá trình hoạt động kinh doanh công nợ là vấn đề mà doanh nghiệp nào cũng cần phải quan tâm. Công nợ là khi một doanh nghiệp thực hiện các nghiệp vụ mua bán hàng hóa, dịch vụ hoặc thanh toán cho các nhân tổ chức mà số tiền còn lại nợ đến kì sau. Công nợ phải thu từ khách hàng là khi một tổ chức doanh nghiệp đã xuất hàng hóa thành phẩm cho khách hàng đã có hóa đơn chứng từ kê khai thuế. Tuy nhiên khách hàng vẫn chưa thanh toán hoặc việc thanh toán mới thực hiện được một phần. Công nợ ở đây có thể là giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, cũng có thể là công nợ giữa cá nhân với doanh nghiệp. Ngoài những công nợ chính cần kiểm soát để đảm bảo dòng tiền của công ty thì kế toán còn theo dõi các khoản công nợ phải thu khác như: các khoản thu hộ nội bộ, tạm ứng, thu tiền bồi thường hay trừ lương nhân viên do làm mất mát hư hỏng hàng hóa… và các khoản công nợ phải trả khác như phải trả nội bộ, phải trả công nhân viên (tiền lương, trợ cấp), phải trả phải nộp cho nhà nước
Xem thêm: Mẫu giấy xác nhận công nợ
Tìm hiểu thêm: Cập nhật mẫu Biên bản làm việc phổ biến, chính xác nhất hiện nay
2. Phân loại các loại công nợ:
Một doanh nghiệp khi có phát sinh các nghiệp vụ mua, bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ… hoặc phát sinh thanh toán tiền trong kỳ với một cá nhân/ tổ chức khác, số tiền còn lại nợ sang kỳ sau được gọi tắt là công nợ. Người đảm nhận việc theo dõi công nợ này với khách hàng được gọi là kế toán công nợ. Quản lý công nợ là quá trình ghi nhận, theo dõi các khoản phải thu của khách hàng khi chúng ta bán dịch vụ hàng hóa hoặc các khoản phải trả nhà cung cấp phát sinh khi chúng ta mua hàng hóa, dịch vụ từ một công ty hay cá nhân khác để doanh nghiệp kiểm soát được tình hình tài chính tốt hơn.
Công nợ được chia thành 2 loại: công nợ phải thu và công nợ phải trả.
Tìm hiểu thêm: Cập nhật mẫu Biên bản làm việc phổ biến, chính xác nhất hiện nay
2.1. Công nợ phải thu:
Các khoản công nợ phải thu bao gồm tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhưng chưa thu được tiền, hay các khoản đầu tư tài chính. Kế toán công nợ cần theo dõi theo từng đối tượng cụ thể, riêng biệt và cần phân loại nhóm đối tượng nhằm kiểm soát công nợ hiệu quả (đối tượng nhà cung cấp, khách hàng, nhân viên…)
– Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng và trường hợp cụ thể. Đặc biệt cần có phương hướng giải quyết cho vấn đề công nợ 30 ngày là gì? Từ đó ngăn cản tình trạng chiếm dụng vốn, dây dựa, khê đọng khoản nợ.
– Khách hàng thanh toán các khoản cần phải có đầy đủ các chứng từ hợp lệ liên quan như: biên bản đối chiếu công nợ, biên bản giải quyết công nợ kèm theo các bằng chứng xác đáng về số nợ. Điều này giúp thực hiện việc thanh toán, bù trừ nợ được diễn ra minh bạch, rõ ràng tránh thất thu.
– Phải xác minh bằng văn bản các khoản nợ tồn đọng lâu ngày rồi từ đó đưa ra giải pháp cho toán thu hồi lại nợ.
Tìm hiểu thêm: Cập nhật mẫu Biên bản làm việc phổ biến, chính xác nhất hiện nay
2.2. Công nợ phải trả:
Các khoản công nợ phải trả bao gồm khoản phải trả cho nhà cung cấp về vật tư, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ…mà doanh nghiệp chưa thanh toán tiền. Cũng giống như công nợ phải thu, kế toán cần theo dõi công nợ phải trả theo từng đối tượng.
– Đối với các khoản nợ phải trả chưa có hóa đơn, kế toán công nợ cần phải cập nhật liên tục, thống kế vào sổ sách rõ ràng. Việc này là hết sức cần thiết để tránh để nợ kéo dài tồn đọng vừa khó giải quyết về sau vừa làm mất uy tín doanh nghiệp. Đây cũng chính là lý do mà hầu hết các kế toán phải học trước tiên về việc nhập công nợ là gì?
– Đối với các khoản phải trả cho nhà nước, người lao động cần thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Đây cũng chính là các để doanh nghiệp nhận lại được quyền lợi chính đáng mà họ được nhận.
Tìm hiểu thêm: Cập nhật mẫu Biên bản làm việc phổ biến, chính xác nhất hiện nay
2.3.Các khoản phải thu, phải trả khác:
– Các khoản phải thu khác: phải thu nội bộ, tạm ứng, ký cược, ký quỹ như: giá trị tài sản thiếu chưa xác định rõ nguyên nhân, các khoản phải thu về bồi thường vật chất do cá nhân, tập thể gây ra hư hỏng…đã được xử lý bồi thường.
– Các khoản phải trả khác: phải trả công nhân viên, phải nộp Nhà nước, các khoản vay nợ, nhận ký cược, ký quỹ, phải trả nội bộ như: giá trị tài sản thừa chưa hoặc đã xác định được nguyên nhân…
Tìm hiểu thêm: Cập nhật mẫu Biên bản làm việc phổ biến, chính xác nhất hiện nay
2.4. Các khoản tạm ứng:
Các khoản tạm ứng là một khoản tiền hoặc vật tư giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện công việc đã được phê duyệt.
Công nợ của cá nhân đối với cá nhân:
Trong giao dịch dân sự công nợ giữa các cá nhân với cá nhân diễn ra khá phổ biến.
Tìm hiểu thêm: Mẫu giấy ủy quyền đứng tên sổ đỏ
Điều 466: Nghĩa vụ trả nợ của bên vay:
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Trong Bộ luật dân sự năm 2015 theo điều 466 Bộ luật dân sự cũng có đề cập tới trường hợp nghĩa vụ trả nợ của bên vay. Trong trường hợp này nếu bên vay và bên cho vay không thỏa thuận được với nhau, thì có thể lập biên bản xác nhận công nợ với nhau để minh bạch,rõ ràng với nhau về thời gian cũng như số tiền mà bên vay đang còn thiếu bên cho vay.
Tìm hiểu thêm: Cập nhật mẫu Biên bản làm việc phổ biến, chính xác nhất hiện nay
4. Ý nghĩa của biên bản xác nhận công nợ:
Biên bản xác nhận công nợ là một trong các loại văn bản rất quen thuộc đối với các công ty hoạt động buôn bán. Mẫu biên bản xác nhận công nợ là mẫu biên bản được sử dụng tại các cơ quan và áp dụng cho các cá nhân còn công nợ chưa thanh toán. Việc xác nhận công nợ sẽ đảm bảo tính minh bạch cho các khoản vay chưa thanh toán giữa cá nhân với doanh nghiệp, để tránh các thắc mắc và sai sót về sau.
Ví dụ: Công ty A là công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên có kinh doanh ăn uống, lấy nguyên liệu để chế biến từ cá hộ gia đình ông B trong năm nhưng chưa có thanh toán hàng hóa đã lấy trong năm . Để tránh xảy ra tranh chấp sau nay công ty trách nhiệm hữu hạn A đề xuất lập biên bản xác nhận công nợ, để minh bạch cũng như tạo niềm tin tưởng cho hai bên.
Trong đời sống xã hội, công nợ được hiểu là những khoản vay, mượn các bên chưa thanh toán với nhau. Công nợ ở đây không nhất thiết là công nợ giữa việc làm ăn kinh doanh giữa các công ty với nhau mà cũng có thể xảy ra giữa các cá nhân với nhau.
Ví dụ: Bên C có vay tiền của bên D 1 khoản tiền 500 triệu đồng trong vòng 2 năm nhưng không có giấy tờ. Sau thời gian 2 năm Bên C vẫn chưa thanh toán được khoản nợ thì bên D cũng có thể đề xuất 1 biên bản xác nhận công nợ giữa hai bên.
Khi cần xác nhận lại chính xác những khoản nợ giữa doanh nghiệp với các đối tác, giữa cá nhân với cá nhân thì 02 bên lập Biên bản xác nhận công nợ sau khi đối chiếu các khoản nợ với nhau.
Trong Biên bản xác nhận công nợ cũng có thể thêm cam kết thời gian trả nợ để tránh trường hợp các bên xảy ra tranh chấp có thể yêu cầu bên các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết
Tìm hiểu thêm: Cập nhật mẫu Biên bản làm việc phổ biến, chính xác nhất hiện nay
5. Mẫu biên bản xác nhận công nợ:
Công ty luật Minh Khuê cung cấp mẫu biên bản xác nhận công nợ để quý khách hàng tham khảo, thông tin pháp luật liên quan vui lòng liên hệ trực tiếp: Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162
Tìm hiểu thêm: Cập nhật mẫu Biên bản làm việc phổ biến, chính xác nhất hiện nay
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
–
BIÊN BẢN XÁC NHẬN CÔNG NỢ
(v/v Xác nhận khoản vay nợ giữa các bên)
Tìm hiểu thêm: Cập nhật mẫu Biên bản làm việc phổ biến, chính xác nhất hiện nay
Tìm hiểu thêm: Mẫu đơn đăng ký tạm trú
Hôm nay, ngày … tháng …. năm 20….., tại địa chỉ số … đường Lạc Long Quân, thành phố Hà Nội, Chúng tôi gồm có:
BÊN A : Ông/Bà ……………… Giới tính: ………….
Chức vụ : Chủ tịch ………… Công ty ……………
Sinh ngày : …/…./19….. Dân tộc: …….. Quốc tịch: ……
Số CMTND : ……………. Ngày cấp: …./…20… Nơi cấp: CA tỉnh …
Địa chỉ thường trú : Số nhà …., tổ ….., phường ……, thành phố …, tỉnh ……
Chỗ ở Hiện tại : Số nhà …., tổ ….., phường ……, thành phố …, tỉnh …
và
BÊN B : Ông/Bà………………… Giới tính: ……
Sinh ngày : …/…./19….. Dân tộc: ……… Quốc tịch: …..
Số CMTND : …… . Ngày cấp: …./…20… Nơi cấp: CA tỉnh …
Địa chỉ thường trú : Số nhà …., tổ ….., phường ……, thành phố …, tỉnh …
Chỗ ở Hiện tại : Số nhà …., tổ ….., phường ……, thành phố …, tỉnh …
Nội dung làm việc hai bên thống nhất cụ thể như sau:
1. Bà ………………. xác nhận có vay của Ông …………. số tiền là: …….000.000.000 VNĐ (bằng chữ: ………….. tỷ đồng chẵn).
2. Bà …………….. cam kết chậm nhất là ngày …../…./20…. sẽ thanh toán toàn bộ số tiền trên. Nếu đến hẹn không thanh toán bà …………… sẽ chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật.
3. Đến hết ngày ….. tháng ….năm 20….. nếu Bà …….. không thanh toán số tiền trên, Ông …………. có toàn quyền khởi kiện ra tòa án và kê biên toàn bộ số tài sản mà ……………. đang sở hữu hợp pháp tại Công Ty TNHH …………. Bà …………..có trách nhiệm triệu tập các thành viên để tiến hành chuyển nhượng hợp pháp số vốn mà bà đang sở hữu hợp pháp sang cho Ông ………………………..
4. Bằng văn bản này Bà …………… cam kết Công ty TNHH ………… đang sở hữu hợp pháp Giấy chứng nhận quyền sử quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất số BA ………. do ủy ban nhân dân tỉnh ……….. cấp ngày …….. tháng ….. năm 20…. Toàn bộ tài sản của công ty và mảnh đất kể trên sẽ được kê biên, định giá và chuyển giao hợp pháp cho Ông …………… nếu đến hẹn trên mà Bà …………. không trả được số nợ trên.Việc kê biên, định giá tài sản của Công ty TNHH ……. chỉ là giải pháp đối trừ công nợ giữa hai bên.
Biên bản xác nhận công nợ có hiệu lực kể từ ngày ký, bao gồm 02 trang và được lập thành 04 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 02 bản làm căn cứ thực hiện.
ĐẠI DIỆN BÊN A
ĐẠI DIỆN BÊN B
Tìm hiểu thêm: Cập nhật mẫu Biên bản làm việc phổ biến, chính xác nhất hiện nay