Nơi công cộng là gì? Khi nhắc đến nơi công cộng, phần lớn mọi người trong xã hội đều hiểu cơ bản về khái niệm này. Tuy nhiên, để có một khái niệm cụ thể về nơi công cộng là gì thì có thể còn chưa được phổ biến. Vậy hãy cùng ACC tham khảo bài viết dưới đây để cập nhật những thông tin có liên quan. Mời các bạn cùng theo dõi.
Nội dung chính
1. Nơi công cộng là gì?
Hiện nay, pháp luật chưa quy định thống nhất về nơi công cộng mà tại các văn bản Luật, văn bản dưới luật nhận định về nơi công cộng như sau:
Xem thêm: Nơi công cộng là gì
- Luật phòng chống tác hại thuốc lá 2012: Địa điểm công cộng là nơi phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều người.
- Nghị định 24/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia thì các địa điểm công cộng không được uống rượu, bia bao gồm:
+ Công viên, trừ trường hợp nhà hàng trong phạm vi khuôn viên của công viên đã được cấp phép kinh doanh rượu, bia trước ngày Nghị định này có hiệu lực.
+ Nhà chờ xe buýt.
+ Rạp chiếu phim, nhà hát, cơ sở văn hóa, thể thao trong thời gian tổ chức các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và công năng sử dụng chính của các địa điểm này, trừ trường hợp tổ chức các lễ hội ẩm thực, văn hóa có sử dụng rượu, bia.
- Nghị định 103/2009/NĐ-CP ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng thì nơi tổ chức hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng quy định tại Quy chế này bao gồm nhà hát, nhà văn hóa, nhà triển lãm, trung tâm văn hóa, câu lạc bộ, cơ sở lưu trú du lịch, nhà khách, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống, giải khát, cửa hàng, cửa hiệu, sân vận động, nhà thi đấu thể thao, quảng trường, phương tiện vận tải hành khách công cộng và các phương tiện, địa điểm khác có tổ chức các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa theo quy định.
Theo đó, có thể hiểu nơi công cộng là nơi phục vụ chung cho nhiều người tại những địa điểm kín như rạp hát, rạp chiếu phim, vũ trường, nhà hàng… hoặc các địa điểm mở như sân vận động, công viên, đường phố, bến xe… Tại đây, các hoạt động chung của xã hội diễn ra thường xuyên hoặc không thường xuyên.
2. Quy định về tội gây rối trật tự công cộng
Gây rối trật tự công cộng là hành vi cố ý làm mất tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng. Từ đó, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng và có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.
Tham khảo thêm: Dâm ô – thực trạng phổ biến trong xã hội
Hành vi gây rối trật tự công cộng là các hành vi xâm phạm đến con người, đến quyền hoặc lợi ích hợp pháp của họ hoặc xâm phạm đến sở hữu và diễn ra tại nơi công cộng.
Biểu hiện cụ thể của hành vi gây rối trật tự công cộng có thể là:
- Lời nói, cử chỉ thiếu văn hóa xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của một hoặc nhiều người;
- Hành vi phá phách hoặc làm ô uế các công trình, thiết bị ở nơi công cộng;
- Hò hét, tạo tiếng động gây ầm ï, đua xe máy trái phép;
- Hành hung người làm nhiệm vụ hoặc người tự nguyện tham gia bảo vệ trật tự nơi công cộng;
- Tụ tập ẩu đả, đánh nhau ở nơi công cộng;
- …
3. Chế tài đối với hành vi gây rối trật tự công cộng
- Xử phạt hành chính: áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 5.000.000 đồng tùy vào hành vi cụ thể vi phạm quy định về trật tự công cộng được quy định tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
- Xử phạt hình sự: áp dụng hình thức xử phạt quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau:
“1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
Tham khảo thêm: Giá thú là gì? Con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế không?
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.”
4. Một số câu hỏi thường gặp
Nơi công cộng là gì?
Nơi công cộng là khu vực thực hiện chung các hoạt động xã hội của người dân. Là địa điểm diễn ra các hoạt động chung của xã hội một cách thường xuyên hoặc không thường xuyên. Người dân nhận được các quyền và lợi ích của họ khi tham gia tổ chức và triển khai hoạt động tại nơi công cộng.
ACC cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý trong thời gian bao lâu?
Thông thường từ 01 đến 03 ngày làm việc, kể từ nhận được đầy đủ hồ sơ.
Công ty nào cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý uy tín chất lượng?
ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý nhanh chóng, chất lượng với giá cả hợp lý.
Chi phí khi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý là bao nhiêu?
Tùy thuộc vào từng hồ sơ cụ thể mà mức phí dịch vụ sẽ khác nhau. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết một cách cụ thể.
Trên đây là một số thông tin liên quan để tìm hiểu nơi công cộng là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Đọc thêm: Thủ tục kiểm soát là gì
- Email: info@dichvuluattoanquoc.com
- Hotline: 1900 3330
- Zalo: 0967 370 488