logo-dich-vu-luattq

Tạm hoãn hợp đồng và nghỉ không lương

Thưa luật sư, hiện tại tôi đang là nhân viên của công ty mảng dịch vụ du lịch. Do dịch covid – 19 ảnh hưởng đến lượng công việc của công ty giảm đi rất nhiều. Tôi đang phân vân giữa việc xin nghỉ không hưởng lương hay tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì có lợi hơn. Mong luật sư giải đáp giúp tôi sự khác nhau giữa tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và nghỉ việc không hưởng lương để tôi cân nhắc và lựa chọn phương án tốt nhất cho mình.

Rất mong nhận được tư vấn từ luật sư. Xin chân thành cảm ơn!

Xem thêm: Tạm hoãn hợp đồng và nghỉ không lương

Người gửi: Giang Minh – Quảng Ninh

>> Luật sư tư vấn pháp luật Lao động, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Căn cứ pháp lý về hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương

– Bộ luật lao động năm 2019

– Nghị định số 28/2020/NĐ-CP

– Quyết định số 595/QĐ-BHXH

2. Phân biệt tạm hoãn thực hiện hợp đồng và nghỉ việc không lương

Đại dịch Covid-19 vẫn đang diến biến vô cùng phức tạp. Chưa bao giờ nhân loại chứng kiến điều gì tương tự. Lịch sử từng ghi nhận rất nhiều dịch bệnh khủng khiếp với lỷ lệ tử vong còn cao hơn nhiều; nhưng Covid-19 cho đến nay có thể khẳng định là dịch bệnh gây thiệt hại nhất cho con người. Lý do quan trọng nhất khiến cuộc khủng hoảng Covid-19 vượt qua tất cả dịch bệnh từng có là ở chỗ, thế giới ngày nay phụ thuộc vào nhau quá lớn, quá sâu. Sự giao thương hàng hóa, con người, lao động, dòng vốn, công nghệ… quá lớn, khiến không “xó xỉnh” nào dù xa xôi nhất có thể tránh được dịch.

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, mức độ hội nhập nền kinh tế thế giới chưa thực sự sâu rộng; song, sức khỏe của nền kinh tế cũng phụ thuộc phần lớn vào sự ổn định của thị trường xuất nhập khẩu. Đại dịch Covid-19 đã phá hỏng các công đoạn của thị trường. Nguồn nguyên, vật liệu nhập khẩu trở nên khan hiếm, khí khăn hơn; hàng hóa sản xuất ra khó tiêu thụ; các đơn hàng mới ít hơn, các mặt hàng đã xong bị đối tác từ chối hoặc chậm lấy, chậm trả… Dẫn đến hàng loạt doanh nghiệp đình đốn, sản xuất cầm chừng, phải tạm hoãn hợp đồng, cho người lao động nghỉ không lương. Việc này đang trở nên phổ biến.

Cùng là thời gian không thực hiện công việc theo hợp đồng lao động, tuy nhiên, pháp luật lại đặt ra các quy định khác nhau giữa tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và nghỉ không lương. Bởi lẽ giữa hai trường hợp này vẫn có những khác biệt cơ bản. Phân biệt tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và nghỉ việc không hưởng lương trong bài viết dưới đây:

2.1 Điểm giống nhau:

Tạm ngừng thực hiện hợp đồng lao động và nghỉ việc không hưởng lương giống nhau ở điểm người lao động đều không làm việc và người sử dụng lao động không phải trả lương trong những ngày tạm hoãn/nghỉ không hưởng lương.

2.2 Điểm khác nhau:

Thứ nhất, căn cứ pháp lý

Tiêu chí

Tạm hoãn thực hiện hợp đồng

Nghỉ không hưởng lương

Căn cứ pháp lý

Điều 30, Điều 31 Bộ luật lao động năm 2019

Điều 42 Quyết định số 595/QĐ-BHXH

Điều 99 Bộ luật lao động năm 2019

Điều 42 Quyết định số 595/QĐ-BHXH

Thứ hai, các trường hợp được thực hiện tạm hoãn hoặc nghỉ không hưởng lương

Tiêu chí

Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

Đọc thêm: Thanh lý hợp đồng thuê nhà

Nghỉ việc không hưởng lương

Các trường hợp

– Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;

– Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;

– Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;

– Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật này;

– Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

Đọc thêm: Tính chất đền bù của hợp đồng Dân sự theo quy định của pháp luật

– Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

– Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;

– Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.

– Khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

– Thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương

Thứ ba, hệ quả đối với thời hạn của hợp đồng lao động

Tiêu chí

Tạm ngừng thực hiện hợp đồng lao động

Đọc thêm: Thanh lý hợp đồng thuê nhà

Nghỉ việc không hưởng lương

Hệ quả đối với thời hạn của hợp đồng lao động

Thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động không tính vào thời hạn của hợp đồng lao động đã giao kết

Thời gian nghỉ không hưởng lương tính vào thời hạn của hợp đồng lao động đã giao kết

Thứ tư, tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động

Tiêu chí

Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

Đọc thêm: Thanh lý hợp đồng thuê nhà

Nghỉ việc không hưởng lương

Hết thời hạn tạm hoãn/nghỉ việc không hưởng lương

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Hết thời gian nghỉ không hưởng lương người lao động quay trở lại làm việc

Nếu hết thời hạn hợp đồng thì chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận ký kết hợp đồng lao động mới.

Thứ năm, chế độ bảo hiểm xã hội

Tiêu chí

Tạm ngừng thực hiện hợp đồng lao động

Đọc thêm: Thanh lý hợp đồng thuê nhà

Nghỉ việc không hưởng lương

Chế độ bảo hiểm xã hội

– Nếu không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó

– Ngoại trừ trường hợp người lao động bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét có vi phạm pháp luật hay không:

+ Người lao động và đơn vị tạm dừng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn phải đóng BHYT hàng tháng bằng 4,5% của 50% mức lương tháng mà người lao động được nhận

+ Sau thời gian này, nếu người lao động được xác định là không vi phạm pháp luật thì đóng bù BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN trên tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc và truy đóng BHYT trên số tiền lương được truy lĩnh, không tính lãi đối với số tiền truy đóng

+ Nếu người lao động được xác định là có tội thì không đóng bù BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN và không truy đóng BHYT cho thời gian bị tạm giam.

Nếu không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó.

Thứ sáu, xử phạt vi phạm

Tạm ngừng thực hiện hợp đồng lao động

Đọc thêm: Thanh lý hợp đồng thuê nhà

Nghỉ việc không hưởng lương

Xử phạt vi phạm

Phạt tiền từ 03 – 07 triệu đồng nếu người sử dụng lao động không nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. (điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP)

Phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng nếu người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ không lương đúng quy định.

(điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP)

3. Tạm hoãn hợp đồng có được đóng bảo hiểm xã hội không?

Thưa luật sư, hiện tại tôi đang làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn 12 tháng tại một công ty, tôi đang mang thai tháng thứ 2 thì sức khỏe không ổn định nên bệnh viện đã có chỉ định xác nhận phải nghỉ việc để ở nhà dưỡng thai 2 tháng. Tôi có đề xuất thì sếp nói là có thể sẽ phải chấm dứt hợp đồng lao động vì nghỉ lâu như vậy sẽ ảnh hưởng đến tiến độ làm việc của công ty (nghỉ hẳn để công ty tuyển nhân sự mới). Nhưng nếu chấm dứt hợp đồng lao động thì tôi không được đóng bảo hiểm xã hội sẽ không được hưởng thai sản.

Vậy tôi có thể thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động với thời gian 02 tháng không? Trong thời gian tạm hoãn hợp đồng tôi có được đóng bảo hiểm xã hội hay không?

Cảm ơn!

Trả lời:

Thứ nhất, về thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 30 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:

1. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm:

a) Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;

b) Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;

c) Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;

d) Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật này;

đ) Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

e) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

g) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;

h) Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.

Đối với lao động nữ có thai được tạm hoãn hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 138 Bộ luật lao động năm 2019:

1. Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì phải thông báo cho người sử dụng lao động kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

2. Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

Như vậy, theo quy định này trường hợp của bạn là lao động nữ mang thai có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Do đó, bạn có thể lựa chọn chấm dứt hợp đồng hoặc thỏa thuận với đơn vị sử dụng lao động của bạn về việc tạm hoãn hợp đồng lao động. Thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động là 02 tháng theo chỉ định của bác sỹ theo kết quả kiểm tra của bạn.

Thứ hai, về vấn đề đóng bảo hiểm xã hội của bạn

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 về quản lý đối tượng đóng bảo hiểm như sau:

4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.

Trường hợp tạm hoãn hợp đồng bạn sẽ không làm việc và không hưởng lương. Do đó, căn cứ theo quy định trên đối với những tháng bạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động sẽ không đóng bảo hiểm xã hội.

4. Nghỉ không lương trên 14 ngày có được hưởng chế độ ốm đau ?

Ngày 27/09/2018, Bảo hiểm xã hội TP. Hồ Chí Minh đã có Công văn 1904/BHXH-CĐ hướng dẫn về việc giải quyết chế độ ốm đau.

Công văn nêu rõ, căn cứ Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, người lao động vừa có ngày nghỉ không lương trên 14 ngày làm việc, vừa có thời gian nghỉ ốm đau và tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì vẫn được thanh toán trợ cấp ốm đau theo quy định của pháp luật.

Trong hồ sơ báo giảm lao động, các đơn vị sử dụng lao động cần ghi chú cụ thể thời gian nghỉ không hưởng lương để cơ quan bảo hiểm xã hội đối chiếu khi giải quyết chế độ ốm đau.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động – Công ty luật Minh Khuê

Tìm hiểu thêm: Lương hợp đồng 68 năm 2021

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !