Nội dung chính
1. Pháp luật quy định như thế nào về đơn từ con?
Trước hết, Hiến pháp năm 2013 quy định:
“Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái thành những công dân tốt…Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con”.
Xem thêm: Mẫu đơn từ con
Bên cạnh đó, điều 69 luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ với con:
“1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
- Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
- Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
- Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”
Tìm hiểu thêm: Mau giay chung nhan ket hon
Trong những quy định của pháp luật, cho thấy không có quy định nào cho phép cha mẹ có quyền từ con của mình. Bởi lẽ, quan hệ giữa cha, mẹ đẻ và con đẻ là mối quan hệ ruột thịt, thiêng liêng và cao đẹp. Cho dù trong trường hợp cha mẹ không muốn nhận con nữa nhưng cũng không thể chối bỏ được quan hệ ruột thịt giữa mình và con.
Thực tế, pháp luật Việt Nam mới chỉ quy định về việc cha mẹ nuôi có quyền yêu cầu tòa ra quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi nếu con nuôi có hành vi nghiêm trọng xâm phạm thân thể, nhân phẩm hoặc có hành vi khác làm mất tình cảm của cha mẹ nuôi…
2. Đơn từ con được cơ quan có thẩm quyền nào thụ lý giải quyết ?
Theo các quy định của pháp luật thì không có quy định nào ghi cha mẹ có thể từ con, bởi vậy nếu cha mẹ có viết đơn từ con thì cũng không có cơ quan nào thụ lý giải quyết vấn đề này.
Tuy nhiên theo tác giả trên thực tế, con cái quá “bất hiếu” cha mẹ có thể viết giấy từ con nhằm thỏa thuận giữa cha mẹ và con cái mà không có sự can thiệp của pháp luật. Nhưng khi xảy ra một số vấn đề liên quan pháp luật sẽ không quan tâm đến điều ấy. Vì tôn trọng quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con nên pháp luật không cho phép và không quy định về vấn đề cha mẹ từ con của mình.
3. Một số câu hỏi thường gặp
Công ty nào cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý uy tín chất lượng?
ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý nhanh chóng, chất lượng với chi phí hợp lý.
Thời gian ACC cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý là bao lâu?
Tìm hiểu thêm: Mẫu đơn tố cáo đánh người gây thương tích
Thông thường từ 01 đến 03 ngày làm việc.
Chi phí khi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý là bao nhiêu?
Tùy thuộc vào từng hồ sơ cụ thể mà mức phí dịch vụ sẽ khác nhau. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết một cách cụ thể.
Đơn từ con có cơ quan nào giải quyết không?
Theo các quy định của pháp luật thì không có quy định nào ghi cha mẹ có thể từ con, bởi vậy nếu cha mẹ có viết đơn từ con thì cũng không có cơ quan nào thụ lý giải quyết vấn đề này.
Trên đây, Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn đã cung cấp một số thông tin về mẫu đơn từ con. Đối với sự tin cậy của khách hàng, Luật ACC sẽ luôn cố gắng hơn nữa để khách hàng có được sự hài lòng nhất. Nếu có thắc mắc gì về mẫu đơn từ con hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!
Email: info@accgroup.vnHotline: 1900 3330Zalo: 0967 370 488
Đọc thêm: BIÊN BẢN HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
✅ Mẫu đơn: ⭕ Từ con ✅ Cập nhật: ⭐ 2022 ✅ Zalo: ⭕ 0967 370 488 ✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc ✅ Hotline: ⭕ 1900.3330