logo-dich-vu-luattq

Thực hiện hợp đồng là gì ? Quy định về thực hiện hợp đồng

1. Khái niệm và các nguyên tắc cơ bản trong việc thực hiện hợp đồng

1.1 Khái niệm

Căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”

Như vậy thực hiện hợp đồng là những hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng nhằm làm cho các điểu khoản, nội dung đã cam kết trong hợp đồng trở thành hiện thực.

Xem thêm: Thực hiện hợp đồng

1.2 Nguyên tắc cơ bản trong việc thực hiện hợp đồng

Quá trình thực hiện hợp đồng cần tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau đây:

– Việc thực hiện hợp đồng phải diễn ra với tinh thần trung thực, hợp tác và cùng có lợi, bảo đảm sự tin cậy lẫn nhau giữa các bên trong quan hệ hợp đồng;

– Thực hiện đúng các điều khoản, nội dung của hợp đồng mà các bên đã cam kết về đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại hàng hoá, dịch vụ; thời hạn thực hiện hợp đồng; thời hạn và phương thức thanh toán cùng các thoả thuận khác;

– Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

2. Thực hiện hợp đồng đối với từng loại hợp đồng cụ thể

Tuỳ theo tính chất của từng loại hợp đồng, mà pháp luật quy định việc thực hiện hợp đồng:

– Đối với hợp đồng đơn vụ, bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng các nghĩa vụ mà hai bên đã thoả thuận trong hợp đồng. Nếu được bên có quyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ trước hoặc sau thời hạn mà hợp đồng đã quy định;

– Đối với hợp đồng song vụ, khi các bên đã thoả thuận về thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến thời hạn quy định. Các bên không được tự ý hoãn việc thực hiện nghĩa vụ cho dù bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình, trừ trường hợp nghĩa vụ không thực hiện được do lỗi của một bên. Tức là, khi một bên không thực hiện được nghĩa vụ của mình do lỗi của bên kia, thì có quyền yêu cầu bên kia vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình hoặc huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bên nào thực hiện nghĩa vụ vụ trong trường hợp, hợp đồng quy định họ phải thực hiện nghĩa vụ trước, nhưng tài sản của bên kia bị giảm sút giá trị nghiêm trọng đến mức không thể đáp ứng được việc thực hiện nghĩa vụ đối ứng như đã cam kết. Quyển hoãn thực hiện nghĩa vụ được tồn tại cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc có người bảo lãnh;

– Đối với việc thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, thì người thứ ba có quyền trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Trường hợp các bên có tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng thì người thứ ba không có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cho đến khi tranh chấp được giải quyết. Bên có quyền trong hợp đồng cũng có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba. Trong trường hợp người thứ ba từ chối lợi ích của mình trước khi bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ, thì bên có nghĩa vụ không phải thực hiện nghĩa vụ, tuy nhiên cần báo rõ lí do này cho bên có quyền biết và hợp đồng được coi như bị huỷ bỏ. Các bên trong hợp đồng hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận. Nếu người thứ ba từ chối lợi ích của mình sau khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện xong nghĩa vụ, thì nghĩa vụ theo hợp đồng coi như đã hoàn thành và bên có quyền vẫn phải thực hiện những điều cam kết đối với bên có nghĩa vụ. Trong trường hợp này, lợi ích phát sinh từ hợp đồng thuộc về bên mà nếu howpjd odongf không vì lợi ích của người thứ ba thì họ là người thụ hưởng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích từ việc thực hiện hợp đồng thì dù hợp đồng có chưa được thực hiện, các bên giao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, trừ trường hợp được sự đồng ý của người thứ ba.

3. Quy định về thực hiện hợp đồng

3.1 Khái quát chung về việc thực hiện hợp đồng

Sau khi các bên đã giao kết hợp đồng dưới một hình thức nhất định phù hợp với pháp luật và hợp đồng đó đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà pháp luật yêu cầu (Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015) thì hợp đồng có hiệu lực bắt buộc đối với các bên. Nghĩa là, từ thời điểm đó, các bên trong hợp đồng bắt đầu có quyền và nghĩa vụ dân sự đối với nhau.

Tham khảo thêm: Hợp đồng 6 tháng nghỉ báo trước bao nhiêu ngày

Vì vậy, thực hiện hợp đồng dân sự là việc các bên tiến hành các hành vi mà mỗi một bên tham gia hợp đồng phải thực hiện nhằm đáp ứng những quyền dân sự tương ứng của bên kia.

Khi thực hiện hợp đồng dân sự, các bên phải tuân thủ các nguyên tắc đã được Bộ luật dân sự năm 2015 quy định. Thực hiện đúng, đầy đủ các điều khoản về đối tượng, địa điểm, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác mà nội dung của hợp đồng đã xác định. Ngoài ra, việc thực hiện hợp đồng dân sự còn phải tuân theo những cách thức mà pháp luật đã quy định đối với từng loại hợp đồng cụ thể.

3.2 Thời điểm ký kết hợp đồng

Hợp đồng dân sự được giao kết trong các trường hợp: Vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết; khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản, trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.

Ý nghĩa của thời điểm giao kết hợp đồng xuất phát từ bản chất của hợp đồng dân sự là sự thống nhất ý chí của các bên, khi các bên đã đạt được sự thỏa thuận hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng thì mặc dù chưa được công chứng, chứng thực, đăng ký cho phép nhưng hợp đồng đã hình thành. Hơn nữa, từ thời điểm các bên đạt được sự thỏa thuận về nội dung của hợp đồng đến thời điểm hợp đồng có thể được đăng ký, cho phép, công chứng hay chứng thực là một khoảng thời gian mà từ đó sẽ dẫn đến quyền dân sự của các bên đương sự bị ảnh hưởng và các bên không tự chịu trách nhiệm với các giao dịch dân sự do chính mình xác lập, gây khó khăn cho việc giải quyết tranh chấp sau này.

3.3 Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là cơ sở pháp lý để xác định thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Bên có quyền được phép yêu cầu bên có nghĩa vụ thi hành nghĩa vụ trong hợp đồng và được hưởng mọi quyền lợi hợp pháp phát sinh từ hợp đồng. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng và phải chịu trách nhiệm dân sự trước bên có quyền về việc vi phạm hợp đồng. Kể từ thời điểm này, các bên không thể tự ý rút lại, sửa đổi, hủy bỏ cam kết trong hợp đồng và hợp đồng có hiệu lực ràng buộc các bên giống như pháp luật.

3.4 Thời điểm hoàn thành hợp đồng

Hợp đồng chấm dứt khi các bên đã hoàn thành hợp đồng. Khi các bên tham gia hợp đồng đã thực hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ phần mình và do vậy mỗi bên đều đã đáp ứng được quyền dân sự của mình (mục đích khi giao kết hợp đồng dân sự đã đạt được) thì hợp đồng coi như đã hoàn thành.

3.5 Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản

Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện như sau:

– Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra khi giao kết hợp đồng;

– Tại thời điểm giao kết hợp đồng các bên không thể lường trước được sự thay đổi của hoàn cảnh;

– Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc có thể được giao kết nhưng với một nội dung hoàn toàn khác;

– Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây ra hậu quả hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho một bên hoặc cả hai bên trong mối quan hệ hợp đồng;

– Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết, trong khả năng cho phép của mình, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu được mức độ ảnh hưởng đến lợi ích của bên còn lại.

Tham khảo thêm: Mẫu hợp đồng thuê xe cho công ty

Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn nhất định.

Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, và một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án:

– Chấm dứ hợp đồng tại một thời điểm xác định;

– Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi;

Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chii phí để thực hiện hợp đồng nếu sửa đổi

Trong quá trình đàm phán, sửa đổi hợp đồng, chấm dứt hợp đồng Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng trừ trường hợp các bên có sự thỏa thuận khác.

3.6 Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng

– Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thảo thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác;

– Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.

– Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Tìm hiểu thêm: Mẫu hợp đồng thi công

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !