THỰC TRẠNG XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TẠI VIỆT NAM – Hotline: 0967 370 488 (Ms Hằng).
Trí tuệ – Tài sản vô hình nhưng lại vô giá của nhân loại. Khi cuộc cách mạng công nghệ thông tin ngày càng bùng nổ mạnh mẽ, nền kinh tế dịch vụ ngày càng phát triển thì sự sáng tạo của con người là không có giới hạn và không ai có thể phủ định được những giá trị mà loại tài sản này mang lại cho chúng ta. Bạn có thể thấy một nhãn hiệu của một công ty có thể được định giá đến chục tỷ, hay một bản thiết kế thời trang lên đến vài chục nghìn USD…. Tuy nhiên, để giá trị của tài sản này trường tồn thì việc bảo vệ “trí tuệ” là rất quan trọng, đặc biệt trong xu thế phát triển kinh tế, hội nhập toàn cầu thì vấn đề này trở thành mối quan tâm hàng đầu.
Xem thêm: Vi phạm sở hữu trí tuệ ở việt nam
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Đọc thêm: điều 33 luật sở hữu trí tuệ
Ở Việt Nam, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng được quan tâm, nhất là khi pháp luật sở hữu trí tuệ ra đời, các cá nhân, tổ chức đã dần ý thức được tầm quan trọng giá trị của quyền sở hữu trí tuệ và có các biện pháp bảo vệ. Tuy vậy, trên thực tế sự vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ diễn ra rất nhanh và dần trở thành “như cơm bữa”. Bạn thử gõ lên youtube tìm kiếm một bài hát của ca sĩ nổi tiếng, bên cạnh video, bài hát của chính ca sỹ, thì có hàng loạt các bản cover khác, và thử hỏi xem trong số các video đó có bao nhiêu bài cover đã xin phép và có được sự đồng ý tác giả? Hay là một số hình ảnh tư liệu về vụ việc bộ phim “Lật Mặt 3” của ca sỹ Lý Hải bị quay lén và livestream trên mạng xã hội. Hoặc có thể kể đến một trường hợp phổ biến hiện nay đó là sự vi phạm bản quyền truyền hình trên Internet thông qua xem các chương trình truyền, phim trên các trang web không chính thống (Web lậu), khi có bất kỳ một chương trình truyền hình nào ăn khách hay một bộ phim nào hay, vừa phát sóng xong thì lập tức, trên các mạng xã hội mà phổ biến như youtube, facebook… có hàng loạt các video được đăng tải ngay sau đó, những đối tượng tải chương trình đó lên sẽ thu được tiền từ hoạt động quảng cáo mà chính những mạng xã hội này sẽ trả cho họ. Có thể kể đến bộ phim “Người phán xử” và “Sống chung với mẹ chồng” hai bộ phim truyền hình rất “ăn khách” được xem rất nhiều trên các website không phải của VTV. Đây chỉ là một trường hợp nhỏ trong vô vàn các trường hợp bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và các quyền liên quan đến quyền tác giả.
Việc xâm phạm không chỉ dừng lại ở đó mà còn “lan rộng” ra các lĩnh vực khác nhất là trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Hàng năm có dến hàng ngàn vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Hàng loạt các sản phẩm có nhãn hiệu “na ná” các nhãn hiệu nổi tiếng hoặc “treo đầu dê bán thịt chó” không rõ nguồn gốc xuất xứ nhưng lại gắn mác xuất tại Việt Nam.
Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay được thực hiện bằng nhiều phương thức, thủ đoạn mới như áp dụng công nghệ cao, sử dụng các thiết bị hiện đại để sản xuất hàng hoá làm cho người tiêu dùng và cơ quan quản lý thị trường khó phát hiện thật/giả. Nhất là hiện nay khi nhu cầu mua sắm online trên các trang thương mại điện tử như ngày càng nhiều thì việc mua phải các sản phẩm kém chất lượng, không đúng mẫu cũng là điều dễ thấy. Các hành vi vi phạm này ngày càng nguy hiểm hơn ở tính chất vi phạm, có tổ chức chặt chẽ không những trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà còn mở rộng đối với tổ chức và cá nhân nước ngoài.
Thực tế cho thấy việc vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ luôn tạo ra siêu lợi nhuận nhưng mức xử phạt lại chủ yếu dừng ở mức xử phạt hành chính và chưa đủ sức răn đe đối với đối tượng vi phạm. Ví dụ mức phạt cao nhất đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp là 250.000.000 đồng ( Theo điều 11 Nghị định 99/2013/ NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp). Do vậy, cần phải thống nhất quy định giữa các văn bản pháp luật, đồng thời phải có biện pháp mạnh tay hơn trong việc phát hiện và xử lý các đối tượng vi phạm.
Đọc thêm: Luật sở hữu trí tuệ ở việt nam
Các tác giả và chủ sở hữu cần phải tự bảo vệ tài sản “trí tuệ của mình”, một trong những biện pháp đảm bảo nhất đó là đăng ký bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó cần đưa ra các thông tin cảnh báo đến người tiêu dùng về sản phẩm của mình, cách phân biệt giữa hàng thật và hàng nhái, hàng kém chất lượng. Mặt khác, mỗi cá nhân hãy trở thành một người tiêu dùng thông thái, cần tìm hiểu kỹ thông tin sản phẩm mình muốn lựa chọn, mua bán tại những nơi uy tín, không vì “ham rẻ” mà tiếp tay cho việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Chúng tôi, Hãng luật Anh Bằng – Anh Bang Law (Since 2007) chuyên sâu với nhiều năm hoạt động tư vấn trong lĩnh vực Bảo hộ Sở hữu trí tuệ. Chúng tôi đã tư vấn, thực hiện đăng ký bảo hộ với hàng ngàn đơn đăng ký Quyền Sở hữu công nghiệp trên phạm vi các tỉnh thành cả nước, với đội ngũ Luật sư, chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi tự hào là Top những Hãng Luật hàng đầu và danh tiếng tại Hà Nội và Việt Nam về Sở hữu trí tuệ. Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn giải pháp tối ưu, triệt để về giải quyết các tranh chấp Sở hữu trí tuệ.
Quý khách hàng có nhu cầu hay liên hệ với chúng tôi Hotline Giám đốc Hãng luật: 0967 370 488 * 0967 370 488 (24/7) – Ls Bằng; Hotline tư vấn Sở hữu trí tuệ: 0967 370 488 (24/7) Ms Hằng – Chuyên gia tư vấn SHTT. Dây nói: 0967 370 488 0 * 0967 370 488 4 * 0967 370 488 59 (Giờ hành chính).
Trân trọng.
Tìm hiểu thêm: Nghị định 99 sở hữu trí tuệ