logo-dich-vu-luattq

Sở hữu trí tuệ tiếng anh

Nội dung: Quyền sở hữu trí tuệ là tài sản vô hình và có ý nghĩa rất quan trọng đối với chủ sở hữu hay người có quyền đối với tài sản đó. Do vậy việc tìm hiểu sở hữu trí tuệ tiếng anh là gì rất quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Cùng Luật ACC tìm hiểu về quyền sở hữu trí tuệ tiếng anh là gì trong nội dung bài viết dưới đây.

1. Sở hữu trí tuệ là gì?

Trước khi tìm hiểu về khái niệm sở hữu trí tuệ tiếng anh là gì chúng ta cần làm rõ khái niệm liên quan đến sở hữu trí tuệ.

Xem thêm: Sở hữu trí tuệ tiếng anh

Trên thế giới, theo quan điểm truyền thống của nhiều học giả, “sở hữu trí tuệ” (Intellectual Property) gồm có 4 hợp phần cơ bản là bản quyền tác giả, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu. Đó là loại tài sản đặc biệt, có chủ sở hữu được xác định và có chế định pháp luật chuyên biệt để bảo hộ.

Theo quan điểm này, “sở hữu trí tuệ” không đồng nhất với “tài sản trí tuệ” (Intellectual Assets) vì “tài sản trí tuệ” có nội hàm rộng hơn, bao gồm cả “sở hữu trí tuệ” và các đối tượng không được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ như các bí mật thương mại.

Theo quan điểm khác, các học giả có xu hướng đồng nhất thuật ngữ “sở hữu trí tuệ” và “tài sản trí tuệ” khi cho rằng bằng cách sử dụng thuật ngữ “tài sản trí tuệ”, các nhà kinh doanh và lập pháp muốn nhấn mạnh giá trị kinh tế của chủ thể nắm giữ loại tài sản đặc biệt này.

Tại Việt Nam, các nghiên cứu không đưa ra định nghĩa rõ ràng và phân biệt giữa “sở hữu trí tuệ” và “tài sản trí tuệ”. Tiến sỹ Phạm Đình Chướng, Nguyên Cục trưởng Cục sở hữu trí tuệ cho rằng “sở hữu trí tuệ” là khái niệm chỉ cách tiếp cận “tài sản trí tuệ” từ góc độ pháp lý.

Khái niệm “sở hữu trí tuệ” được hiểu đồng nghĩa với chế định pháp lý “quyền sở hữu trí tuệ”, dùng để chỉ các đối tượng “tài sản trí tuệ” được bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ. Việc đồng nhất khái niệm “sở hữu trí tuệ” với “quyền sở hữu trí tuệ” từ khía cạnh pháp lý mang tính khái quát và phản ánh được thực tế luôn biến động (theo hướng mở rộng) các loại tài sản trí tuệ được bảo hộ trong thế giới hiện đại.

Tiếp cận theo đối tượng bảo hộ truyền thống, quyền sở hữu trí tuệ được chia thành hai nhánh.

Nhánh thứ nhất bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan, có đối tượng là quyền đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các tác phẩm trình diễn, nghe nhìn và chương trình máy tính.

Tìm hiểu thêm: Nghị định 99 sở hữu trí tuệ

Nhánh thứ hai gồm quyền các đối tượng sở hữu công nghiệp, trong đó có sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý. Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến các đối tượng sở hữu công nghiệp cũng thuộc nhánh này.

Trong văn bản pháp lý, mặc dù có nhiều các hiệp định và công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ nhưng không một văn kiện nào trực tiếp định nghĩa khái niệm này, mà nhiều nhất cũng chỉ liệt kê phạm trù của “sở hữu trí tuệ” một cách khái quát.

Điều 2(viii) Công ước Stockholm 1967 thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, xác định “sở hữu trí tuệ” bao gồm các quyền đối với: (1) Các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; (2) Chương trình biểu diễn của các nghệ sĩ biểu diễn, các bản ghi âm và chương trình phát thanh, truyền hình; (3) Sáng chế trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người; (4) Các phát minh khoa học; (5) Kiểu dáng công nghiệp; (6) Nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, các chỉ dẫn thương mại và tên thương mại; (7) Bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh. Sau Công ước Stockholm 1967, khái niệm “sở hữu trí tuệ” tiếp tục nhận được sự thay đổi mang tính pháp lý với sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới ngày 1/1/1995 theo định nghĩa tại Hiệp định TRIPS

Theo nghĩa hẹp tại khoản 2 Điều 1 Hiệp định TRIPS, “thuật ngữ „sở hữu trí tuệ‟ có nghĩa là tất cả các đối tượng sở hữu trí tuệ nêu tại các mục từ mục 1 đến mục 7 của Phần II” Hiệp định này.

Có nghĩa là 07 đối tượng, bao gồm: 25 Quyền tác giả và quyền liên quan, Nhãn hiệu, Chỉ dẫn địa lý, Kiểu dáng công nghiệp, Sáng chế, Thiết kế bố trí mạch tích hợp (topograph) và Thông tin bí mật. Với định nghĩa này, điểm đáng lưu ý là Hiệp định TRIPS lần đầu tiên tuyên bố Chỉ dẫn địa lý là đối tượng chính thức, cần được các nước thành viên WTO bảo hộ do ý nghĩa, tầm quan trọng của đối tượng này trong thương mại quốc tế. Hiệp định TRIPS cũng trực tiếp cụ thể hóa “thiết kế bố trí mạch tích hợp” và “thông tin bí mật” như các đối tượng “sở hữu trí tuệ”.

Mặt khác, với việc buộc các thành viên WTO phải tuân theo c Mặt khác, với việc buộc các thành viên WTO phải tuân theo các Điều từ Điều 1 đến Điều 12 và Điều 19 của Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Công ước Paris); đồng thời quy định không nghĩa vụ nào theo Hiệp định TRIPS làm ảnh hưởng đến các nghĩa vụ đang tồn tại mà các Thành viên có thể có đối với nhau theo Công ước Paris, Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật (Công ước Berne), Công ước Rome về bảo hộ các nhà biểu diễn, các nhà sản xuất băng đĩa âm thanh và các tổ chức phát thanh truyền (Công ước Rome ) và Hiệp ước về sở hữu trí tuệ đối với mạch tích hợp (Hiệp ước IPIC), Hiệp định TRIPS đã thống nhất định nghĩa thuật ngữ “sở hữu trí tuệ” với nội hàm bao trùm các đối tượng “sở hữu trí tuệ” tại các công ước quốc tế cơ bản trong lĩnh vực này.

Theo đó, với nghĩa rộng, “sở hữu trí tuệ” tại Hiệp định TRIPS bao gồm quyền đối với các đối tượng: Quyền tác giả và quyền liên quan, Sáng chế (bao gồm cả Giải pháp hữu ích/Mẫu hữu ích), Kiểu dáng công nghiệp, Nhãn hiệu (bao gồm cả Nhãn hiệu hàng hóa và Nhãn hiệu dịch vụ), Chỉ dẫn địa lý, Tên thương mại, Thông tin bí mật, Thiết kế bố trí mạch tích hợp, Quyền của người tạo giống (có thể được bảo hộ dưới dạng sáng chế hoặc quyền đối với giống cây trồng) và Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Hiện nay, khái niệm “sở hữu trí tuệ” theo định nghĩa tại Hiệp định TRIPS cả về nghĩa rộng và nghĩa hẹp vẫn được coi là khái niệm cơ bản và được sử dụng phổ biến.

Theo đó, tại một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, quyền sở hữu trí tuệ được chia ra làm 3 nhóm, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp (gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, thông tin bí mật, thiết kế bố trí mạch tích hợp, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh) và quyền đối với giống cây trồng.

2. Sở hữu trí tuệ tiếng anh là gì?

Tham khảo thêm: Luật sở hữu trí tuệ hiện hành

Sau khi đã hiểu rõ sở hữu trí tuệ thì chúng ta tiếp tục tìm hiểu về sở hữu trí tuệ tiếng anh là gì.

Sở hữu trí tuệ tiếng Anh là intellectual property, định nghĩa sở hữu trí tuệ được dịch sang tiếng Anh là:

Intellectual property refers to personal and legal property rights to intellectual property, particularly those derived in the fields of literature, arts, industry, science and technology and culture.

Personal rights include: the right to name, the right to publish, the right to publish a work and the right to protect the work.

Property rights include: the right to reproduce works, the right to perform works, the right to reproduce, distribute, lease… and a number of other rights as provided for in Article 5 of the Intellectual Property Law.

3. Dịch vụ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại công ty Luật ACC

Bạn muốn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhanh chóng và không mất quá nhiều thời gian? Bạn lo ngại các thủ tục hành chính phức tạp, rườm rà? Bạn sợ mình đang vi phạm bản quyền hay xâm phạm đến nhãn hiệu của người khác đã được đăng ký hay chưa biết cách bảo vệ bí mật kinh doanh trong sở hữu trí tuệ là gì của mình cho an toàn nhất?….

Vậy tại sao bạn không lựa chọn dịch vụ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho mình của các đơn vị chuyên về dịch vụ này. Tuy nhiên, thị trường có rất nhiều đơn vị quảng cáo với nội dung rất hấp dẫn nên gây cho khách hàng khó khăn trong việc lựa chọn đơn vị nào cung ứng dịch vụ cho mình. Do đó, bạn cần thận trọng, xem xét kỹ lưỡng mọi vấn đề để tránh tình trạng tiền mất tật mang.

Một công ty cung cấp dịch vụ uy tín phải là người lắng nghe khách hàng từ đầu và tận tâm trong suốt quá trình và ngay cả sau khi đã thực hiện xong công việc. Một trong những đơn vị uy tín và điển hình là công ty Luật ACC. Là đơn vị có đội ngũ Luật sư, chuyên viên chuyên nghiệp, có trình độ cao, tận tụy.

ACC đem lại cho bạn những lợi ích gì?

  • Chúng tôi lắng nghe vấn đề bạn đang gặp phải và nghe mong muốn của bạn khi đến gặp ACC;
  • Tư vấn ban đầu về các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ tiếng anh là gì;
  • Trực tiếp soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ cần thiết để đăng ký bản quyền tác giả hay đăng ký nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp…. tại cơ quan có thẩm quyền;
  • Chủ động theo dõi tiến độ đăng ký và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình đăng ký cũng như báo cáo tiến độ thực hiện cho khách hàng;
  • Nhận kết quả từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trả kết quả cho khách hàng đúng hẹn;
  • Chi phí hợp lý phù hợp với mọi đối tượng khách hàng khác nhau;
  • Hỗ trợ tư vấn các vấn đề sau đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, ACC đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về sở hữu trí tuệ tiếng anh là gì. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về luật sở hữu trí tuệ tiếng anh, quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại tư vấn 1900.3330 hoặc qua zalo 0967 370 488 hoặc qua email: info@accgroup.vn để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.

Đọc thêm: Tội xâm phạm sở hữu trí tuệ

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !