logo-dich-vu-luattq

Trách nhiệm liên đới là gì

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Xem thêm: Trách nhiệm liên đới là gì

Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật dân sự năm 2015

1. Khái niệm trách nhiệm dân sự liên đới là gì?

Trách nhiệm dân sự liên đới là trách nhiệm dân sự do nhiều người cùng gây ra thiệt hại và phải cùng chịu trách nhiệm bồi thường.

Trong thực tế trong nhiều sự kiện gây thiệt hại như ẩu đả, trộm cướp … tồn tại nhiều chủ thể gây thiệt hại cho cùng một bên bị gây thiệt hại và trong đó hành vi gây thiệt hại của các chủ thể ấy ít nhiều có liên hệ với nhau và cùng là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại. Chính trong các trường hợp đó mà trách nhiệm liên đới phát sinh.

Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định về Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra tại điều 587 như sau:

“Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.”

Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi nhiều người cùng gây thiệt hại là trách nhiệm liên đới bồi thường của những người cùng gây thiệt hại đối với người bị thiệt hại. Cơ sở để xác định trách nhiệm liên đới bồi thường khi nhiều người gây thiệt hại đối với người bị thiệt hại là có hành vi cùng gây thiệt hại của những người gây thiệt hại.

Nhiều người cùng gây thiệt hại để phát sinh trách nhiệm bồi thường theo quy định trên có thể xảy ra một trong hai trường hợp:

– Nhiều người gây thiệt hại cho một người

– Nhiều người gây thiệt hại cho nhiều người

2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra

Đọc thêm: Phòng ngừa tội phạm là gì

Theo quy định tại Điều 587 BLDS năm 2015 , chủ thể chịu trách nhiệm liên đới sẽ là những người cùng gây ra thiệt hại. Cùng gây ra thiệt hại có thể có các trường hợp sau:

– Thứ nhất, cùng cố ý gây ra thiệt hại, tức là có cùng ý chí, cùng nhau thực hiện một hành vi hoặc là những người này không cùng ý chí nhưng đều có thể nhận thức được hành vi đó là trái pháp luật, có thể gây ra thiệt hại nhưng vẫn thực hiện hành vi đó. Trường hợp này, nếu người bị gây ra thiệt hại không có lỗi thì đương nhiên những người gây ra thiệt hại phải bồi thường, còn trong trường hợp người bị thiệt hại cũng có lỗi thì sẽ bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 587 BLDS 2015.

– Thứ hai, cùng vô ý gây ra thiệt hại, trường hợp này nếu như người bị thiệt hại cũng có lỗi thì những người gây ra thiệt hại bồi thường theo quy định tại Điều 587 BLDS 2015, nhưng nếu người gây ra thiệt hại hoàn toàn không có lỗi thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của những người cùng gây thiệt hại được xác định trong hai trường hợp liên đới bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ khi chủ sở hữu để người khác chiếm hữu sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ và trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu súc vật và người thứ ba khi họ cùng có lỗi để súc vật gây thiệt hại cho người khác.

– Thứ ba, vừa cố ý vừa vô ý gây ra thiệt hại, trường hợp này là gộp lại giữa hai trường hợp trên, hướng giải quyết sẽ tách ra thành từng bên có lỗi vô ý và có lỗi cố ý để giải quyết.

Khi xem xét về trách nhiệm bồi thường của nhiều người cùng gây thiệt hại thì cần phải căn cứ vào những điều kiện sau

2.1 Có việc gây thiệt hại của nhiều người

Hành vi trái pháp luật của những người gây ra thiệt hại thể hiện sự vi phạm pháp luật của mỗi người trong việc gây ra thiệt hại hoặc trong lĩnh vực hoạt động của từng người đó.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra không thể phát sinh khi chỉ có một người gây thiệt hại mà việc gây thiệt hại đó phải do nhiều người thực hiện. Người gây thiệt hại có thể là cá nhân, pháp nhân hoặc bất cứ chủ thể nào khác nhưng phải có từ hai chủ thể trở lên, nếu chỉ có một người gây thiệt hại thì không phát sinh loại trách nhiệm này.

Trên thực tế, có trường hợp một người gây thiệt hại cho nhiều người, nếu thiệt hại của những người gây thiệt hại là một khối thống nhất thì phát sinh trách nhiệm liên đới nhưng đây là quyền liên đới của nhiều người đối với một người có nghĩa vụ, trường hợp này không thuộc quy định tại Điều 587 BLDS.

2.2 Hành vi trái pháp luật trong việc gây thiệt hại của nhiều người có sự thống nhất với nhau

Điểm đầu tiên cần được làm rõ rằng ở đây sự liên kết về mặt trách nhiệm không phải vì lý do nhiều người cùng có hành vi gây thiệt hại cho một người mà chính là có hay không sự liên kết giữa các hành vi ấy. Sự liên đới về trách nhiệm chỉ phát sinh khi hội đủ các yếu tố sau:

Thiệt hại xảy ra là một thể thống nhất không thể phân chia: nhìn từ quan hệ nhân quả thì thiệt hại trong trường hợp này là kết quả của tất cả các hành vi trái pháp luật, do vậy thiệt hại là một khối thống nhất và không thể được phân tách thành các thiệt hại cụ thể ứng với mỗi hành vi trái pháp luật. Khi xem xét trách nhiệm bồi thường cụ thể cho từng chủ thể có hành vi trái pháp luật người ta căn cứ vào mức độ lỗi để xem xét mức bồi thường nhưng điều đó không có nghĩa là thiệt hại đã được phân tách thành các thiệt hại nhỏ hơn mà vẫn là một thể thống nhất và do đó người bị thiệt hại có thể yêu cầu bất kỳ ai trong số những người có hành vi trái pháp luật phải bồi thường tòan bộ thiệt hại.

Giữa những người cùng gây thiệt hại có sự thống nhất về ý chí, hành vi hoặc hậu quả: có thể nhận thấy các trường hợp này cụ thể thông qua các ví dụ về đồng phạm trong hình sự. Sự thống nhất về ý chí thể hiện qua sự dự mưu hoặc sự tiếp nhận ý chí (bàn bạc để đánh người trả thù hoặc tấn công chủ nhà để cứu đồng bọn trong các vụ trộm). Sự thống nhất về hành vi hay hậu quả thường thấy trong việc cùng thực hiện các họat đồng cụ thể (chẳng hạn không bàn tính truớc nhưng cùng có hành vi xô đẩy, rượt đuổi nạn nhân khiến nạn nhân rơi từ trên cao xuống).

Cần hết sức lưu ý rằng có những trường hợp hoàn toàn không có sự thống nhất nói trên vẫn có thể phát sinh trách nhiệm liên đới: đáng người và xô ra đườn gkhiến xe máy tông phải.

Tìm hiểu thêm: Khai tử là gì?

Như vậy, cùng gây thiệt hại được hiểu là hành vi của những người gây thiệt hại đều là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại đã xảy ra, không phụ thuộc vào việc hành vi của từng người là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến thiệt hại. Cùng gây thiệt hại có thể là do họ cùng có lỗi cố ý ( cùng thống nhất ý chí) trong việc gây ra thiệt hại. Có thể cùng một dạng hành vi (hai người cùng trộm cắp tài sản của một người ), có thể các hành vi được mỗi người thực hiện riêng biệt nhưng tạo thành một xâu chuỗi công việc thống nhất gây ra thiệt hại.

Những người gây thiệt hại có cùng ý chí trong việc gây ra thiệt hại thường thể hiện trong các vụ án có tính đồng phạm.

Tóm lại, cùng gây thiệt hại được hiểu là tổng hợp hành vi, lỗi của nhiều người diễn ra dưới các dạng khác nhau nhưng giữa chúng có mối liên kết, tương hỗ và cùng gây ra thiệt hại cho đối tượng bị thiệt hại

2.3 Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của những người cùng gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra

Hành vi gây thiệt hại của những người cùng gây thiệt hại có thể khác nhau về mức độ nhưng cùng đem lại hậu quả là thiệt hại cho người bị thiệt hại. Xét trong mối quan hệ nhân quả này thì hành vi trái pháp luật của những người cùng gây thiệt hại đã gây ra tổng thể thiệt hại cho người bị thiệt hại, do đó những người thực hiện hành vi này phải cùng nhau bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra cho người bị thiệt hại. Khi xem xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của những người cùng gây thiệt hại cho người bị thiệt hại, ngoài ý nghĩa xác định trách nhiệm bồi thường liên đới của những người này còn có ý nghĩa trong việc xác định mức bồi thường

Hành vi trái pháp luật của mỗi người đều là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại xảy ra: dựa trên các sự thông nhất đã phân tích thì thiệt hại là kết quả của tất cả các hành vi trái pháp luật. Nếu thiếu một trong các hành vi trái pháp luật thì: (i) thiệt hại không xảy ra, hoặc (ii) thiệt hại xảy ra với mức độ thấp hơn.

2.4 Những người gây ra thiệt hại cùng có lỗi

Một người chỉ phải chịu trách nhiệm về hành vi và hậu quả của hành vi gây thiệt hại đó, trừ trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định như bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có thể phát sinh ngay cả khi người gây thiệt hại không có lỗi. Pháp luật dân sự quy định một người phải bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra khi người này có lỗi, không kể lỗi đó là vô ý hay cố ý.

Do pháp luật quy định: trách nhiệm dân sự liên đới giúp góp phần giản tiện việc thực hiện trách nhiệm đồng thời tạo thuận lợi cho người được bồi thường, tuy nhiên, trong khía cạnh ngược lại chúng đem đến sự bất lợi cho người gây thiệt hại và do đó chỉ được áp dụng khi pháp luật đã có dự liệu sẵn (Điều 616).

3. Nội dung của trách nhiệm dân sự liên đới:

-Những người cùng gây thiệt hại không những chỉ chịu trách nhiệm bồi thường phần thiệt hại do mình gây ra mà còn phải chịu trách nhiệm bồi thường phần thiệt hại của những người gây ra thiệt hại khác. Sau khi đã thực hiện thì phát sinh trách nhiệm hòan lại theo luật định và căn cứ vào quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

-Phần trách nhiệm của mỗi người được xác định tương ứng với mức độ lỗi, nếu không xác định được mức độ lỗi thì những người cùng gây ra thiệt hại phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự về trách nhiệm liên đới, gọi: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật Minh Khuê

Tham khảo thêm: Brand là gì? Phân biệt giữa Brand và Trademark

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !