1. Điều kiện để xin nghỉ dưỡng thai do thai yếu
Theo khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ mang thai, lao động nữ sinh con thuộc trường hợp được hưởng chế độ thai sản.
Đồng thời, theo khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội, trường hợp lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Xem thêm: Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng thai yếu
Cùng với đó, tại Điều 101 Luật này cũng nêu rõ lao động nữ sinh con nghỉ dưỡng thai pải có Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai.
Tóm lại, lao động nữ được xin nghỉ dưỡng thai do thai yếu phải có Giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền và đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
2. Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng thai yếu được nhiều người sử dụng
3. Quyền lợi của lao động nữ nghỉ dưỡng thai yếu mới nhất
Tìm hiểu thêm: Mẫu Bản cam kết và cách viết bản cam kết 2022
Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế được hưởng chế độ ốm đau theo quy định.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy thì không được hưởng chế độ ốm đau.
Thời gian hưởng và mức hưởng như sau:
– Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường: Nghỉ hưởng chế độ ốm đau 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
– Mức hưởng tính theo tháng: Bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc (hoặc của tháng đó).
Tham khảo thêm: Mẫu đơn xin nghỉ phép đơn giản năm 2022
Ngoài ra, theo quy định tại Thông tư số 46/2016, một số trường hợp thai nghén, sinh đẻ và hậu sản cũng được liệt kê vào Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày như: Chửa trứng, rau cài răng lược, rau tiền đạo trung tâm, rỉ ối có điều trị để làm chậm chuyển dạ, tiền sản giật thể trung bình và nặng…
Theo đó, nếu thuộc vào một trong các trường hợp nêu trên, người lao động được nghỉ tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Sau đó, nếu vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Trên đây là Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng thai yếu. Nếu bạn đọc có bất kỳ vướng mắc nào về chế độ thai sản hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 để được tư vấn.
>> Chế độ thai sản: Quyền lợi cần biết khi sinh con năm 2022
Tham khảo thêm: đơn xin tiếp nhận học sinh