Hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài là toàn bộ các giấy tờ pháp lý mà doanh nghiệp cần chuẩn bị để đăng ký khoản vay nước ngoài tại Ngân hàng nhà nước.
Nội dung chính
- 1 Các loại khoản vay phải nộp hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài
- 2 Hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài
- 3 Lưu ý về hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài
- 4 Thời hạn nộp hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài
- 5 Thủ tục đăng ký khoản vay nước ngoài
- 6 Mức phạt khi không thực hiện thủ tục đăng ký khoản vay nước ngoài
- 7 Câu hỏi liên quan đến đăng ký khoản vay nước ngoài
Các loại khoản vay phải nộp hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài
Theo quy định của pháp luật hiện hành có các khoản vay nước ngoài sau cần phải thực hiện nộp hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài tại Ngân hàng nhà nước:
Xem thêm: đăng ký khoản vay nước ngoài
Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài
Toàn bộ các khoản vay nước ngoài có thời hạn từ 01 năm trở lên tính theo thời hạn xác định tại Thỏa thuận vay nước ngoài, Hợp đồng vay nước ngoài.
Khoản ngắn hạn nước ngoài
Khoản vay ngắn hạn có hợp đồng gia hạn hoặc không có hợp đồng gia hạn nhưng hết thời hạn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên bên đi vay chưa trả hết nợ cho phía nước ngoài theo thời hạn được thỏa thuận tại. Trừ trường hợp hợp đồng vay ngắn hạn không có hợp đồng gia hạn nhưng bên đi vay đã trả trong thời hạn là 1 năm 10 ngày kể từ ngày rút vốn đầu tiên.
Hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài
Trừ các khoản vay phát sinh từ Hợp đồng nhập khẩu hàng hóa trả chậm, hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài thông thường gồm các tài liệu cụ thể như sau:
- Đơn đăng ký khoản vay nước ngoài (theo mẫu tại Phụ lục 01 kèm theo Thông tư 03/2016/TT-NHNN);
- Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) hồ sơ pháp lý của Bên đi vay và bên sử dụng vốn vay đối với trường hợp Bên đi vay không phải là bên sử dụng vốn vay;
- Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) hoặc bản chính văn bản chứng minh Mục đích vay;
- Bản sao và bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của Bên đi vay) Hợp đồng vay vốn nước ngoài hoặc thỏa thuận vay nước ngoài và thỏa thuận gia hạn khoản vay ngắn hạn thành trung, dài hạn (nếu có); hoặc văn bản rút vốn kèm theo thỏa thuận khung;
- Bản sao và bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của Bên đi vay) văn bản cam kết bảo lãnh (thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh hoặc hình thức cam kết bảo lãnh khác) trong trường hợp khoản vay được bảo lãnh;
- Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt việc vay nước ngoài theo quy định của pháp luật về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp đối với Bên đi vay là doanh nghiệp nhà nước, trừ trường hợp Bên đi vay là ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
- Báo cáo về việc tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước về giới hạn cấp tín dụng và các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm cuối tháng gần nhất trước ngày ký thỏa thuận vay nước ngoài và văn bản chứng minh việc chưa tuân thủ các quy định của pháp luật về giới hạn cấp tín dụng và các tỷ lệ đảm bảo an toàn đã được Thủ tướng Chính phủ hoặc Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận theo quy định của pháp luật (nếu có) đối với Bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản (trong một số trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 14 Thông tư 03/2016/TT-NHNN);
- Văn bản, chứng từ chứng minh lợi nhuận được chia hợp pháp bằng đồng Việt Nam từ hoạt động đầu tư trực tiếp của Bên cho vay là nhà đầu tư nước ngoài góp vốn tại Bên đi vay và xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản về tình hình chia và chuyển lợi nhuận về nước của Bên cho vay nhằm chứng minh việc giải ngân khoản vay đối với trường hợp vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam theo quy định hiện hành về điều kiện vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam;
- Văn bản giải trình về nhu cầu vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam đối với trường hợp vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về Điều kiện vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam.
Lưu ý về hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài
Mục đích vay ghi nhận trong thỏa thuận vay vốn nước ngoài
Bên đi vay chỉ được phép vay nước ngoài để phục vụ các mục đích sau đây:
- Thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài của doanh nghiệp đi vay.
- Thực hiện dự án do doanh nghiệp đi vay đầu tư cùng các chủ thể khác (chỉ áp dụng khi vay trung, dài hạn nước ngoài).
- Doanh nghiệp cơ cấu lại các khoản nợ nước ngoài của bên đi vay mà không làm tăng chi phí vay.
Về đồng tiền vay vốn ghi nhận trong thỏa thuận vay vốn nước ngoài
Tìm hiểu thêm: Không có giấy đăng ký nghĩa vụ quân sự
Tất cả các khoản vay nước ngoài đều cần quy định là đồng ngoại tệ. Trừ trường hợp bên đi vay là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Doanh nghiệp vốn FDI vay từ nguồn lợi nhuận được chia bằng đồng Việt Nam từ hoạt động đầu tư trực tiếp của bên cho vay là nhà đầu tư nước ngoài góp vốn tại bên đi vay. Các trường hợp đặc biệt được Thống đốc Ngân hàng nhà nước cho phép.
Thời hạn nộp hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài
Đối với khoản vay trung, dài hạn
- Trong vòng 30 ngày kể từ ngày các bên ký thỏa thuận vay nước ngoài trung, dài hạn.
- Trong vòng 30 ngày kể từ ngày các bên ký văn bản bảo lãnh trong trường hợp khoản vay có bảo lãnh.
- Trong vòng 30 ngày kể từ ngày các bên ký thỏa thuận rút vốn bằng văn bản trong trường hợp các bên thỏa thuận việc rút vốn trên cơ sở thỏa thuận khung đã ký và trước khi thực hiện rút vốn.
Đối với khoản vay ngắn hạn
- Trong vòng 30 ngày kể từ ngày các bên ký thỏa thuận gia hạn khoản vay nước ngoài ngắn hạn thành trung, dài hạn đối với khoản vay tự vay tự trả.
- Trong vòng 30 ngày kể từ ngày khoản vay ngắn hạn tròn 01 (một) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên đối với khoản vay tự vay tự trả sau khi quá hạn 10 ngày kể từ ngày tròn 01 năm rút vốn đầu tiên.
Thủ tục đăng ký khoản vay nước ngoài
Quý khách hàng vui lòng tham khảo thủ tục đăng ký khoản vay nước ngoài tại bài viết: https://luatvietan.vn/trinh-tu-dang-ky-khoan-vay-nuoc-ngoai.html.
Mức phạt khi không thực hiện thủ tục đăng ký khoản vay nước ngoài
Theo nghị định số 88/2019/NĐ-CP về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ quy định về việc mức phạt không thực hiện thủ tục đăng ký khoản vay nước ngoài như sau:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về thủ tục hành chính đối với: việc đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài, khoản phát hành trái phiếu quốc tế; đăng ký, đăng ký thay đổi khoản cho vay ra nước ngoài, khoản thu hồi nợ bảo lãnh cho người không cư trú…
- Như vậy, đối với cá nhân thì mức phạt không đăng ký khoản vay nước ngoài là 20 triệu đến 30 triệu đồng.
- Đối với tổ chức mức phạt không đăng ký khoản vay nước ngoài bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt đối với tổ chức không đăng ký khoản vay nước ngoài sẽ là 40 triệu đến 60 triệu đồng.
Câu hỏi liên quan đến đăng ký khoản vay nước ngoài
Sau khi ký hợp đồng vay bao lâu phải đăng ký khoản vay nước ngoài?
Theo quy định trong vòng 30 ngày kể từ ngày các bên ký Thỏa thuận, Hợp đồng vay vốn nước ngoài phải đăng ký khoản vay nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước.
Khoản vay không được Chính Phủ bảo lãnh là gì?
Khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh (sau đây gọi là “vay nước ngoài tự vay, tự trả”) là việc bên đi vay thực hiện vay nước ngoài theo phương thức tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ với bên cho vay nước ngoài.
Tìm hiểu thêm: Thủ tục mua bán xe máy khác tỉnh
Ngày rút vốn là gì?
Ngày rút vốn là ngày giải ngân tiền vay đối với các khoản vay giải ngân bằng tiền, ngày thông quan hàng hóa đối với các khoản vay dưới hình thức thuê tài chính nước ngoài phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan.
Các khoản vay nước ngoài dưới 01 năm có phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước không?
Đối với các khoản vay nước ngoài có thời hạn dưới 01 năm không phải thực hiện thủ tục đăng ký khoản vay tại Ngân hàng Nhà nước. Doanh nghiệp chỉ cần thực hiện thủ tục thông báo khoản vay tới Ngân hàng Nhà nước.
Có được dùng tài khoản khác để rút tiền vay vốn nước ngoài không?
Đối với các khoản vay nước ngoài phải đăng ký với Ngân hàng nhà nước, Bên đi vay chỉ được thực hiện rút vốn, trả nợ gốc lãi của khoản vay nước ngoài thông qua tài khoản đã đăng ký với Ngân hàng nhà nước.
Công ty luật Việt An cung cấp dịch vụ soạn thảo hợp đồng vay vốn nước ngoài, soạn thảo hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài và thủ tục trọn gói đăng ký khoản vay nước ngoài với Ngân hàng nhà nước. Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký khoản vay nước ngoài và các thủ tục pháp lý liên quan xin vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!
Tham khảo thêm: Thủ tục cho tặng đất cho con